Các hệ lụy tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thương mại biên giới tại các lối mở ở lào cai , ưu điểm, nhược điểm và vai trò quản lý của khu vực công (Trang 38 - 41)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Các ưu điểm, nhược điểm của thương mại biên giới qua lối mở

3.3.2. Các hệ lụy tiêu cực

3.3.2.1. Lợi ích nhóm - lý do chính tồn tại các lối mở

Căn cứ vào khối lượng hàng giao dịch bình quân (Mục 3.3.1.1) và mức tiền “luật” (hối lộ) áp dụng phổ biến, chúng tơi có thể ước lượng được tổng mức chi phí khơng chính chức mà các chủ hàng phải trả khi đưa hàng qua biên giới. Đơn vị tính “luật” là toa như cách gọi của người địa phương (1 toa tương đương 40 tấn). Từ

thực tế, chúng tôi ước lượng được mức chi phí này bình qn là 3,3 triệu đồng/1 toa 40 tấn. Với lượng hàng lưu chuyển bình quân là 3.784 tấn/tháng tương đương 95 toa/tháng. Hàng tháng, tổng nguồn thu ngồi lương của một số cơng chức biên giới

lên tới 312 triệu đồng. Đây là các con số rất hấp dẫn nên họ sẽ cố để đảm bảo duy trì lợi ích đó và là lực cản cho bất kỳ sự cải cách nào.

3.3.2.2. Các vấn đề xã hội, giáo dục và phát triển con người

Khả năng tạo việc làm và sức hấp dẫn từ lợi nhuận cao từ buôn lậu đã thu hút lao động từ nơi khác hình thành nên một khu dân cư mới với nhiều cụm quần cư. Sự phát triển là tự phát, khơng có quy hoạch và định hướng từ chính quyền. Điều kiện sống và sinh hoạt ở đây rất hạn chế; các nhu cầu tối thiểu về nước sạch và ý tế không được đáp ứng. Sự buông lỏng về quản lý nhân khẩu và nhập cư dẫn đến nảy sinh tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm và buôn bán người. Như Zhixiong He (2006) đã đề cập, trong số 1.000 - 2.000 gái mại dâm ở Hà Khẩu có tới 500 người là phụ nữ Việt Nam, tất cả tập trung ở “Phố người Việt”. Một số ít trong đó đi – về Lào Cai qua cửa khẩu chính, một số đi qua các lối mở, còn lại đa số cư trúc bất hợp pháp tại Hà Khẩu. Gần đây hơn, trong năm 2009, Lào Cai đã phát hiện 21 vụ buôn bán người qua biên giới, truy tố 36 đối tượng và giải cứu hơn 70 nạn nhân (gồm cả trẻ em và phụ nữ)11. Tất cả các vụ việc này đều có liên quan đến xuất cảnh trái phép qua lối mở.

Tìm hiểu về sự biến động nhân khẩu và lao động tại khu vực có bến bãi, chúng tơi lựa chọn đối tượng chính là cửu vạn. Khu vực nghiên cứu có 3 “trại cửu vạn” và 7 - 8 nhóm lao động tự phát (có nhóm trưởng nhưng khơng có nơi ở tập trung cố định), tất cả đều không đăng lý hoặc khai khai báo với cơ quan quản lý. Ở các trại, cửu vạn thường tập trung từ 50 - 60 người, số lượng thay đổi tùy theo lượng hàng hóa trong ngày, và có chủ cai quản lý. Cửu vạn được trả công theo sản lượng khuân vác thực tế nên thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào lượng hàng và sự sắp xếp của chủ trại. Điều kiện sống và làm việc ở đây rất thiếu thốn. Người lao động khơng có phương tiện bảo hộ lao động nên phải tiếp xúc trực tiếp với tất cả các loại hàng hóa, kể cả hóa chất. Nơi ăn nghỉ là các lán lều tạm, khơng có nơi nấu ăn và vệ sinh riêng biệt.

3.3.2.4. Hệ lụy tiêu cực tới qúa trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Cách thức quản lý các lối mở như hiện nay sẽ khuyến khích các loại hình kinh doanh khơng lành mạnh phát triển. Tư duy và thói quen lẩn tránh và vi phạm phá luật được hình thành tạo ra các doanh nghiệp khơng có sức cạnh tranh, ỷ lại, lệ thuộc chính sách thương mại của phía Trung Quốc. Như đã phân tích trên, hiện đang tồn tại các trung gian bao hàng có thế lực chính trị, đây là một nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển dài hạn của tỉnh.

Bên cạnh đó, những người bn bán nhỏ và dân địa phương sẽ bị lôi cuốn theo cách làm ăn phi pháp dẫn đến bị thay đổi tập quán, hình thức sản xuất. Nơng dân có thể bỏ ruộng đồng để chuyển sang nghề tải hàng buôn lậu thuê, làm cửu vạn với thu nhập bấp bênh. Sự chuyển đổi này, về bản chất có thể là dấu hiệu tích cực, chúng tơi khơng phủ nhận giá trị của xu hướng đó. Điều quan trọng là chính quyền địa phương cần có giải pháp quản lý hữu hiệu để kiểm soát và định hướng các xu hướng đó.

Những phân tích trên đây cho thấy mơ hình quản lý các lối mở hiện tại là chưa phù hợp với tình hình thực tế của Lào Cai. Cùng với việc đẩy mạnh khai thác các lợi thế về kinh tế cửa khẩu, tỉnh cần có những điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lý thương mại biên giới. Cải cách và điều chỉnh mô thức quản lý phải được thực hiện một cách toàn diện, cả cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, cũng như phát triển nguồn lực con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thương mại biên giới tại các lối mở ở lào cai , ưu điểm, nhược điểm và vai trò quản lý của khu vực công (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)