Các chính sách đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thương mại biên giới tại các lối mở ở lào cai , ưu điểm, nhược điểm và vai trò quản lý của khu vực công (Trang 41 - 43)

Chương 4 : KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

4.1. Các chính sách đề xuất

4.1.1. Điều chỉnh mơ hình quản lý các lối mở biên giới

Thể chế hóa việc quản lý các lối mở.

Các lối mở biên giới cần được tiếp tục duy trì với một mơ thức quản lý mới và cần được đưa vào các chương trình hợp tác kinh tế giữa hai nước. Sự tồn tại của thương mại lối mở biên giới là một thực tế không thể phủ nhận và nhu cầu giao thương trao đổi hàng hóa cư dân biên giới cần được khuyến khích. Việc cơng nhận chính thức và đưa vào quản lý theo pháp luật sẽ định hướng để hoạt động thương mại qua đó phát triển lành mạnh, giảm thiểu được các hệ lụy tiêu cực. Đồng thời, để vận hành có hiệu của các lối mở cần có các giải pháp đồng bộ về quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa, phương thức thanh toán biên mậu và hợp đồng thương mại quốc tế.

Xây dựng các quy định trong quản lý.

Phân cấp rõ ràng trách nhiệm của các đơn vị chức năng là một trong những yếu tố then chốt để quản lý hiệu quả các lối mở. Với cách quản lý hiện tại, bất kể cơ quan nhà nước nào cũng có thể góp mặt tại biên giới, đã không làm rõ trách nhiệm cụ thể. Cách phù hợp nhất là quản lý theo mơ hình Ban quản lý liên ngành với một đầu mối chịu trách nhiệm.

Xác định danh mục các mặt hàng cấm và thực hiện thu phí.

Xây dựng danh mục các hàng hóa cấm xuất nhập qua lối mở thay cho cách làm hiện nay. Lập danh mục các hàng hóa được phép đi qua lối mở sẽ hỗ trợ cán bộ quản lý trong vận dụng quy định. Bên cạnh đó, cần thiết lập mức phí thu phù hợp, vừa có nguồn thu cho ngân sách, vừa loại bỏ được các loại phí khơng chính thức đang tồn tại.

Ứng dụng công nghệ để hỗ trợ công tác quản lý

Lào Cai cần sớm lắp đặt hệ thống camera giám sát biên giới để tăng cường khả năng giám sát vùng biên – nhất là các điểm có lối mở. Hệ thống camera sẽ là công cụ giám sát hữu hiệu, giảm tối đa các chi phí và rủi ro về nhân lực. Ngồi việc quản lý các hoạt động thương mai, hệ thống giám sát này có thể hỗ trợ đắc lực cho công tác đảm bảo an ninh quốc phịng và tồn vẹn lãnh thổ quốc gia12.

4.1.2. Tăng cường quản lý thị trường nội tỉnh

Tăng cường quản lý hàng hóa trên thị trường nội tỉnh theo quy trình hậu kiểm và áp dụng lệnh giới nghiêm biên giới vào ban đêm. Việc chỉ tập trung tại các cửa khẩu và lối mở không thể giải quyết tân gốc vấn đề do có quá nhiều lối mở và Lào Cai khơng thể có đủ lực lượng canh gác và tuần tra. Giải pháp cần áp dụng là chế tài xử phạt các đối tượng buôn bán, vận chuyển và tàng trữ hàng hóa khơng rõ nguồn gốc. Đồng thời, khi áp dụng lệnh giới nghiêm cho các đường hành lang biên giới vào ban đêm sẽ hạn chế việc trung chuyển hàng lậu.

4.1.3. Minh bạch hóa vì sự phát triển bền vững

Cơng khai các văn bản quản lý và nhiệm vụ chức năng của các cơ quan công quyền và thiết lập các kênh thông tin và giao tiếp giữa các đơn vị quản lý, chính quyền địa phương với dân, giúp cho người dân năm bắt được các chính sách và kịp thời phản ảnh các hành vi sai trái của cán bộ. Có chế tài xử phạt nghiêm minh các cán bộ vi phạm; có chế độ khuyến khích, khen thưởng và bảo vệ người cung cấp tin để khuyến khích người dân tham gia xây dựng lực lượng cho khu vực quản lý công.

4.1.4. Định hướng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Chính sách phát triển khu vực dân doanh ở Lào Cai đặc biệt có tác động đến hoạt động thương mại qua lối mở, ngược lại nếu cơ chế quản lý các lối mở thay đổi sẽ có tác động tới khu vực kinh tế tư nhân. Tỉnh cần có các chương trình xúc tiến

12

Năm 2008, Trung Quốc đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống camera giám sát biên giới khu vực tiếp giáp Lào Cai (xem ảnh tại Phụ lục 4).

thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp này phát triển kinh doanh, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Một hướng qua trọng khác là khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh trong khu Kim Thành, nơi đã được đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng và còn nhiều diện tích trống13. Đây sẽ là cơ hội tốt để các chủ doanh nghiệp thích nghi với các thay đổi khi chính sách mới được áp dụng.

Đối với người dân sống ở khu vực biên giới, cần khuyến khích thành lập tổ chức kinh doanh để tận dụng nguồn vốn đã tích lũy. Tỉnh cũng cần hỗ trợ đào tạo kiến thức kinh doanh và kỹ năng quản lý cho các đối tượng này. Về cơ bản, cần phải có thời gian người dân thích nghi với các thay đổi từ kinh doanh tự phát sang mơ hình kinh doanh chính thức. Tuy nhiên, điều này sẽ khơng gây biến động lớn do cư dân biên giới vẫn có thể thực hiện giao thương qua lối mở.

Hộp 4.1. Các vấn đề cần ưu tiên giải quyết để tạo môi trường kinh doanh tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thương mại biên giới tại các lối mở ở lào cai , ưu điểm, nhược điểm và vai trò quản lý của khu vực công (Trang 41 - 43)