Phân tích về chính sách cơng nghiệp của tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thương mại biên giới tại các lối mở ở lào cai , ưu điểm, nhược điểm và vai trò quản lý của khu vực công (Trang 59 - 63)

Lào Cai: chính sách phát triển cơng nghiệp và việc hoạch định các hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại.

Đặng Quyết Chiến

Năm 2009, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu với những tác động tiêu cực tới nền kinh tế, tỉnh Lào Cai vẫn giữ được đà tăng trưởng GDP 12%. Trong đó, giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp tăng 23% so với cùng kỳ trước (năm 2008 đạt 1.302 tỷ đồng, năm 2009 đạt trên 1.600 tỷ đồng). Các dự án đầu tư mới cho thấy công nghiệp Lào Cai đang dần chuyển từ khai thác chế biến các sản phẩm thơ sang hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn. Một số dự án mới điển hình như Nhà máy Gang thép Lào Cai, Nhà máy Luyện đồng, Nhà máy sản xuất Supe lân… Bên cạnh đó, các khu - cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới được hình thành đã thu hút 73 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn trên 14 nghìn tỷ đồng, tạo đà cho công nghiệp Lào Cai phát triển15.

Trong những năm qua Lào Cai đã không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Lào Cai luôn nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu trong những năm qua. Năm 2009, chỉ số PCI Lào Cai đứng thứ 3/63 tỉnh thành, điều này cho thấy môi trường kinh doanh của tỉnh đã được cải thiện đáng kể.

Tổng hợp các chỉ số thành phần và PCI của Lào Cai, các năm từ 2006 - 2009

Các chỉ số thành phần PCI Thứ hạng các năm

2006 2007 2008 2009

01- Chi phí gia nhập thị trường 22 20 21 34

02- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 38 33 18 12

03- Tính minh bạch và tiếp cận thơng tin 3 1 11 1

04- Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước 36 55 60 31

05- Chi phí khơng chính thức 17 41 37 20

07- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 8 7 3 2

08- Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân 9 13 6 16

09- Đào tạo lao động 12 15 26 28

10- Thiết chế pháp lý 39 4 19 41

Chỉ số PCI (đã có trọng số) 6/64 5/64 8/64 3/63

Nguồn: tác giả tổng hợp từ báo cáo chỉ số PCI các năm 2005 – 2009. Truy cập từ: http://www.pcivietnam.org

Tuy nhiên, thực tế về năng lực xuất khẩu của các ngành cơng nghiệp Lào Cai cịn rất hạn chế: cả về cơ cấu ngành và khả năng sản xuất hàng xuất khẩu. Về cơ cấu, khu vực doanh nghiệp quốc doanh Trung ương vẫn chiến ưu thế với trên 60% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn ngành. Các ưu tiên đầu tư chủ yếu dành cho Cơng nghiệp điện/nước, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí. Các ngành này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và trong nước, chưa thể hướng tới xuất khẩu. Các ngành có khả năng xuất khẩu như Tiểu thủ công nghiệp vẫn chưa được thực sự chú ý16.

Mặc dù môi trường kinh doanh trong tỉnh đã được cải thiện trong thời gian qua (như tính minh bạch, tính năng động của lãnh đạo tỉnh, chi phí thời gian và đất đai…) nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Từ bảng phân tích các chỉ số thành phần PCI trên cho thấy Lào Cai cần phải giải quyết các vấn đề như: Đào tạo lao động, Thiết chế pháp lý và Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đây là các chỉ số có tính quyết định đến phát triển trong dài hạn của tỉnh nhưng lại có xu hướng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực (xem biểu đồ sau).

Nguồn: tác giả tổng hợp từ báo cáo chỉ số PCI các năm 2005 – 2009.

Truy cập từ: http://www.pcivietnam.org

Nhìn vào biểu đồ cho thấy các chỉ số thành PCI phần của Lào Cai có tính ổn định rất thấp, đặc biệt là các chỉ số chúng tôi mới nêu tên. Cụ thể là xét chỉ số về Đào tạo lào động,

16

Có thể tham khảo Quy hoạch phát triển Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2010, xét đến

2015 tại địa chỉ: http://portal.laocai.gov.vn

0 10 20 30 40 50 60 2006 2007 2008 2009 T h h n g ( c a o n h t 1 )

Thứ hạng các chỉ số PCI thành phần của tỉnh Lào Cai,

các năm từ 2006 - 2009 01_Thị trường 02_Đất đai 03_Minh bạch 04_Thời gian 05_Ko chính thức 07_Năng động 08_PT tư nhân 09_Lao động 10_Pháp lý

Lào Cai đã liên tục mất điểm qua các năm, từ 12 năm 2006 xuống còn 28 ở năm 2009. Đây là một thực tế đáng quan tâm, vấn đề liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư đến với Lào Cai. Quan trọng hơn, đó là yếu tố xương sống cho sự phát triển bền vững, quyết định đến khả năng và hiệu quả của q trình tiếp nhận cơng nghệ mới. Chỉ số về Thiết chế pháp lý đã có những thay đổi lớn qua 4 năm, thứ hạng được cải thiện đáng kể trong năm 2007 (đứng thứ 4, so với 39 cho năm 2006). Đến năm 2009 chỉ số này là 41 – một bước thụt lùi lớn. Về Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân, các dao động về thứ hạng giữa các năm không quá lớn nhưng theo xu hướng bất lợi cho tỉnh. Sự bất ổn trong chỉ số này là vấn đề cần được giải quyết, nó thể hiện tính thiếu nhất qn trong các chính sách (trực tiếp và có liên quan) đã được ban hành. Sự bất ổn sẽ mang đến rủi ro cho các nhà đầu tư, cho các doanh nghiệp – yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh.

Theo kinh nghiệm của các nước phát triển (như bài học về Cơng nghiệp hóa của Thụy Điển), thể chế và nhân lực là hai yếu tố quyết định đến sự thành cơng trong chính sách cơng nghiệp của một quốc gia. Ở cấp độ tỉnh, như Lào Cai, điều này không phải là ngoại lệ. Nếu khơng chú trọng đầu tư cho giáo dục nói chung và đào tạo tay nghề lao động nói riêng, Lào Cai sẽ rất khó có thể ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, sẽ thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề, các nhà quản lý kinh doanh giỏi. Bên cạnh đó, những cải cách về thể chế cần phải hướng tới tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, đây sẽ là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của Lào Cai.

Trong những năm qua, tỉnh đã có những ưu tiên đáng kể cho công tác xúc tiến đầu tư và thương mại, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch (TTXT) trực thuộc UBND tỉnh – là cơ quan ngang sở đã được thành lập . TTXT đã có nhiều nỗ lực trong việc xúc tiến xuất khẩu các hàng hóa cơng nghiệp trong tỉnh. Tuy nhiên do năng lực sản xuất hạn chế nên quy mô sản xuất chưa đủ để cũng cấp cho đối tác và xây dựng một thương hiệu mạnh (Ví dụ như Thuốc tắm Dao đỏ, gạo Séng Cù, Tương ớt Mường Khương, Thổ cẩm Sa Pa, Rau và Hoa Sa Pa...). Đã đến lúc tỉnh cần có những điều chỉnh nhằm thúc đẩy xuất khẩu, xúc tiến thương mại và cải thiện môi trường kinh doanh. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý chính sách:

Một là, Lào Cai cần phát triển dịch vụ tài chính và hệ thống thanh tốn quốc tế để khai

thác lợi thế là “Cửa ngõ kinh tế” của ASEAN và Trung Quốc. Tỉnh Lào Cai cần được định hướng phát triển thành một trong những trung tâm thanh tốn và dịch dụ tài chính quốc tế của Việt Nam. Với ưu thế về vị trí địa – kinh tế, cơ sở hạn tầng giao thông (đường cao tốc xuyên Á Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội – Hải Phịng sẽ thơng tuyến vào năm 2012), Lào Cai hồn tồn có thể trở thành một Hồng Kông của Trung Quốc, hoặc Singapore của ASEAN.

tạo chuyên nghiệp của Lào Cai hiện còn rất hạn chế17, để cải thiện năng lực đào tạo lao động Lào Cai cần thiết phải có các chương trình liên kết đào tạo với các địa phương khác, đặc biệt là hợp tác với các đại học của Trung Quốc.

Ba là, tập trung cho các ngành Tiểu thủ công nghiệp để hướng tới xuất khẩu nhằm khai thác các lợi thế về nguồn nhân lực và nghề truyền thống của các dân tộc trong tỉnh.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mơi trường kinh doanh và tạo

điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Khi Lào Cai làm tốt được tất cả các điều trên sẽ tạo ra những điều kiện tốt cho tiến trình cơng nghiệp hóa và thích ứng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Vì rằng, chính sách cơng nghiệp khơng chỉ là công việc và trách nhiệm của ngành Công – Thương, mà cần tới sự nỗ lực tham gia của tất cả các thàynh phần kinh tế - xã hội để tạo ra môi trường kinh doanh tốt.

.

17

Hiện tại, Lào Cai chưa có trường đại học, chỉ có 1 trường cao đẳng và 1 trường trung học chuyên nghiệp và 4 trường

trung cấp dạy nghề và 14 trung tâm dạy nghề trên các lĩnh vực kinh tế – kĩ thuật, sư phạm, y tế, văn hoá. Hiện nay, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thương mại biên giới tại các lối mở ở lào cai , ưu điểm, nhược điểm và vai trò quản lý của khu vực công (Trang 59 - 63)