Đồng Nai đã thực hiện nhiều cơ chế chính sách mang tính đột phá trong thu hút FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai theo hướng phát triển bền vững (Trang 38 - 44)

2.1. LỢI THẾ SO SÁNH CỦA TỈNH ĐỒNG NAI TRONG VIỆC THU HÚT FDI:

2.1.3 Đồng Nai đã thực hiện nhiều cơ chế chính sách mang tính đột phá trong thu hút FDI

trong thu hút FDI.

2.1.3.1 Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp

Đồng Nai có định hướng thu hút FDI từ rất sớm (những năm 87-88) với đầu mối là việc hình thành Sở Ngoại vụ, sau hình thành Ban quản lý các KCN Đồng Nai (DIZA) thông qua đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Xuất phát điểm ban

đầu là từ KCX, sau đó được sự tham mưu của tư vấn nước ngồi, tỉnh đã nhanh

chóng chuyển sang hình thức KCN để có thể đồng thời khai thác cả thị trường

trong nước mà vẫn đảm bảo xuất khẩu. Đồng Nai là tỉnh đầu tiên xây dựng và

thực hiện quy chế cho hoạt động của KCN, sử dụng kinh phí thu được từ nhà đầu tư nước ngoài làm cơ sở hạ tầng.

Chú trọng đến phát triển bền vững, việc quy hoạch phát triển các khu công

nghiệp (hiện nay 25 KCN đã được quy hoạch xong) tại Đồng Nai luôn tuân thủ các nguyên tắc: phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn; sử dụng đất tiết kiệm, cân nhắc kỹ khi chọn đất nông nghiệp để phát triển các KCN nhằm đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực và bồi thường giải toả; phát triển các

KCN phải đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa

các vùng, đảm bảo thuận lợi về giao thơng, nguồn lao động, có nguồn điện,

nguồn nước đảm bảo cho sản xuất, có quy hoạch khu dân cư và dịch vụ phục vụ KCN.

Trong thực tế, các KCN Đồng Nai vừa tập trung tại các địa bàn trọng điểm,

vừa lan toả xuống các vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn và đều đạt được thành cơng nhất định. Điều này xuất phát từ chiến lược phát triển bền vững: ban

đầu tập trung quy hoạch đầu tư xây dựng các KCN tại các địa bàn có lợi thế

nhất, khu thành cơng sau đó sẽ phát triển đến các địa bàn kém lợi thế hơn theo hiệu ứng lan toả. Bên cạnh đó, Tỉnh sẽ quy hoạch nhiều cụm công nghiệp tiểu

thủ công nghiệp quy mô nhỏ để đa dạng hoá địa bàn thu hút đầu tư, hạn chế việc

đầu tư sản xuất công nghiệp nhằm phân tán lại các khu dân cư, nhất là tạo thuận

lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đầu tư, từng bước góp phần

cơng nghiệp hoá, hiện đại hố nơng thơn.

Kết quả điều tra từ bảng hỏi cũng cho thấy các nhà đầu tư nhận định tỉnh Đồng Nai đã thành công trong quy hoạch, xây dựng các KCN nhằm thu hút FDI.

Các KCN được đánh giá là hợp lý về giá đất, hệ thống cơ sở hạ tầng điện nước

đảm bảo cho việc kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp nằm trong KCN.

Chỉ số thấp nhất là chỉ số đánh giá khả năng tiêu thụ hàng tại chỗ (giá trị trung

bình 3,1139 với độ lệch chuẩn khá cao 1,26251). Đây cũng là một trong những

chỉ số quan trọng ảnh hưởng khá nhiều tới ưu thế của các KCN.

Bảng 2.3 : Bảng đánh giá điều kiện đầu tư tại các KCN với tổng mẩu là 232 Nội dung trung bình Giá trị Độ lệch chuẩn

Có vị trí thuận lợi hơn so với các KCN khác của tỉnh 3.8218 0.89661

Giá thuê đất hợp lý 3.6287 0.76994

Thu hút nhân công dễ dàng với giá rẻ 3.6881 1.22324

Hệ thống dịch vụ phục vụ SX như điện, nước, viễn

thông... thuận lợi 3.7624 0.92665

Trong KCN này có những nhà sản xuất mà cơng ty có

thể mua các sản phẩm của họ 3.3812 1.13657

Trong KCN này có những nhà sản xuất mà cơng ty có

thể bán các sản phẩm của mình cho họ 3.1139 1.26251

Hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ khác bên ngồi KCN thuận lợi (giao thơng, điện, nước, khu chung cư, các dịch vụ cho cuộc sống hàng ngày...)

3.3069 0.94361 Quy trình quản lý đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp 3.5743 0.75107

Nguồn : Kết quả khảo sát của tác giả

2.1.3.2. Thực hiện chính sách “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”

Đây là chính sách được thực hiện đầu tiên tại Đồng Nai. Bằng những nỗ

lực, Đồng Nai cố gắng tạo môi trường đầu tư thơng thống hấp dẫn các nhà đầu tư bằng chính sách “Đồng hành cùng doanh nghiệp”; với các dự án lớn, uỷ ban nhân dân tỉnh ln trực tiếp giải quyết, ln đặt mình vào địa vị của doanh nghiệp để hiểu rõ hơn tâm tư, nguyện vọng cũng như khó khăn của doanh

nghiệp. Có thể thấy rõ điều đó qua việc Đồng Nai luôn chú trọng khâu đối thoại và hỗ trợ nhà đầu tư trước cũng như sau cấp phép.

Hơn nữa, chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp được thể hiện rõ qua

đã được rút ngắn so với quy định, cụ thể như: thời gian cấp giấy phép xuất nhập

khẩu từ 15 ngày theo quy định, được rút ngắn trung bình 3 ngày. Trong đó, 70% số giấy phép được cấp trong 1 ngày. Cấp giấy phép đầu tư từ 15 ngày theo quy

định, thực tế 50% được giải quyết từ 3-5 ngày, cá biệt có một số dự án cấp giấy

phép trong 1 ngày. Cấp chứng chỉ C/O Form D trong 2 giờ…

Kết quả điều tra từ bảng hỏi cho thấy các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài

đều bày tỏ quan điểm là “muốn làm ăn lâu dài tại Đồng Nai” và có kế hoạch

tăng vốn đầu tư. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất là các nhà đầu tư người Đài Loan và Hàn Quốc thể hiện sẽ “mời, lôi kéo” bạn bè, người thân đầu tư vào Tỉnh

Đồng Nai. Tỷ lệ doanh nghiệp tăng vốn trong quá trình hoạt động là 97%. Tỷ lệ

này cho thấy các doanh nghiệp FDI tin tưởng vào môi trường đầu tư, trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Theo kết

quả điều tra, tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam là

94%. Trong số đó có 12% có nhu cầu mở rộng đầu tư tại KCN hiện tại, 51% có nhu cầu đầu tư vào KCN khác ở Đồng Nai và có 37% có nguyện vọng đầu tư ở tỉnh khác. Theo ý kiến của một số nhà đầu tư sở dĩ họ lựa chọn phương án đầu tư ở KCN khác bởi hiện tại KCN khơng cịn quỹ đất để cho thuê, cũng có một số doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực khác vì vậy lựa chọn KCN hoặc địa phương khác.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy Tỷ lệ khá cao các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Đồng Nai khẳng định đã đạt được mục tiêu đề ra. Trong tổng số 300 doanh nghiệp được khảo sát, có tới 62,6% doanh nghiệp được điều tra khẳng định đạt

được mục tiêu đề ra, 16,3% doanh nghiệp cho rằng không đạt được mục tiêu,

cịn 12,8% doanh nghiệp khơng khẳng định có đạt được mục tiêu đề ra hay

không. Trong số 16,3% tổng doanh nghiệp không đạt được mục tiêu đề ra có

23% doanh nghiệp đã kinh doanh được trên 10 năm, 26% doanh nghiệp kinh

doanh từ 5 đến 10 năm, 51% doanh nghiệp kinh doanh dưới 5 năm.

Qua đó cho thấy các doanh nghiệp đánh giá cao sự hỗ trợ của chính quyền

địa phương trong cấp giấy phép đầu tư, hỗ trợ triển khai thực hiện dự án và quá

trình triển khai các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nhận định

“Thủ tục xin cấp phép đầu tư thuận lợi” và nhận định “Thủ tục sau cấp phép đầu tư thuận lợi” kết quả khảo sát cho giá trị trung bình khá cao tương ứng là 3,8522 và 3,8424 (độ lệch chuẩn 0,72973 và 0,79278) cho thấy các nhà đầu tư đánh giá khá cao về những thủ tục hành chính và những biện pháp hỗ trợ của các ban/ngành của Tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai, chính quyền các

huyện (thành phố), xã/phường và các cơng ty kinh doanh cơ sở hạ tầng đối với việc cấp giấy phép và thực hiện các hoạt động triển khai dự án sau cấp giấy phép

đầu tư.

Bảng 2.4 : Đánh giá khả năng hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI từ chính quyền địa phương với tổng mẩu là 232

Nội dung Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn Chính sách địa phương ưu đãi đầu tư nước ngoài 3.8966 0.72038

Thủ tục xin cấp phép đầu tư thuận lợi 3.8522 0.72973

Thủ tục sau cấp phép đầu tư thuận lợi 3.8424 0.79278

Có nhiều khu công nghiệp (dễ lựa chọn địa điểm) 4.0049 0.96214

Nguồn : Kết quả khảo sát của tác giả

2.1.3.3. Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ”:

Đồng Nai là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện quản lý Nhà

nước trong các KCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” nhằm giải quyết nhanh hồ sơ, giảm thời gian đi lại, phiền hà, chi phí cho việc thực hiện các thủ tục hành chính… của doanh nghiệp.

Thực hiện quản lý theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, được uỷ quyền từ các Bộ, ngành Trung ương và của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý KCN chủ

động thực hiện các sự phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh để góp phần hỗ trợ

tích cực cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Các nhà đầu tư khi có nhu cầu chỉ cần tới Ban quản lý các KCN tỉnh, để giải quyết các thủ tục một

cách nhanh chóng, tiện lợi như cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư, cấp phép xuất nhập khẩu, cấp và gia hạn giấy phép lao động, cấp chứng chỉ xuất xứ hàng hoá mẫu D (C/O Form D), cung ứng lao động, giải quyết tranh chấp lao động và các thủ tục khác có kiên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư có những đánh giá tích cực với hoạt động của Ban quản lý các KCN Tỉnh Đồng Nai theo các nhận định như: Ban quản lý các KCN đã có

sự phối hợp tốt với các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với những thông tin về cơ chế chính sách nhà nước có liên quan đến đầu tư; Những khó khăn của doanh nghiệp ln được giải quyết với sự hỗ trợ tích cực... Các kết quả đánh giá cho giá trị tích cực với các giá trị trung bình trên 3,0. Trong đó

nhận định “Ban quản lý các KCN tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với

đánh giá cao nhất với giá trị trung bình 3,8218, với độ tập trung cao (độ lệch

chuẩn 0,66760) và nhận định “Nhân viên Ban quản lý các KCN ln gặp gỡ trao

đổi để tìm hiểu về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp” được đánh

giá ở mức thấp nhất với giá trị trung bình 3,1139 với mức độ tập trung thấp (độ lệch chuẩn cao 0,93676). Với nhận định này, sự khác biệt khá lớn giữa các nhà

đầu tư thuộc các quốc tịch khác nhau, nhìn chung các nhà đầu tư Đài Loan đánh

giá cao hơn các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc trong nhận định này. Bảng 2.5 : Đánh giá môi trường hợp tác trong KCN vối tổng mẩu là 232

Nội dung trung bình Giá trị Độ lêch chuẩn

BQL các KCN đã có sự phối hợp tốt với các nhà đầu tư 3.5792 0.80802 BQL các KCN tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận

với những thơng tin về cơ chế, chính sách nhà nước có liên quan đến đầu tư

3.8218 0.66760 Nhân viên BQL các KCN luôn gặp gỡ trao đổi để tìm

hiểu về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp 3.1139 0.93676 Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp luôn

được giải quyết với sự hỗ trợ tích cực của BQL các

KCN

3.3218 0.94654

Nguồn : Kết quả khảo sát của tác giả

Đối với các Công ty kinh doanh hạ tầng, các nhà đầu tư đánh giá cao sự hỗ

trợ, cũng như hiệu quả hoạt động quản lý của Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng (Bảng 2.3). Trong đó được đánh giá cao nhất là ở vị trí thuận lợi (giá trị trung

bình 3,8218 với độ lệch chuẩn 0,89661), hệ thống dịch vụ sản xuất trong KCN (giá trị trung bình 3,6881, độ lệch chuẩn 1,23504), giá thuê đất hợp lý (giá trị trung bình 3,6287 độ lệch chuẩn 0,76994) và quy trình quản lý đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp (giá trị trung bình 3.5743 với độ lệch chuẩn 0.75107). Đánh giá về hệ thống dịch vụ trong KCN có sự khác biệt trong đánh giá đối với

từng KCN khác nhau. Được đánh giá cao nhất trong nhận định về hệ thống dịch vụ sản xuất trong KCN đó là các KCN AMTA, Biên hoà II. Đối với nhận định về “Hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ ngoài KCN” (giá trị trung bình 3,3069 với độ lệch chuẩn 0,94361), các doanh nghiệp trong các KCN khác nhau cũng

có một số nhận định khác nhau. Các doanh nghiệp trong các KCN như

AMATA, Biên Hoà I, Biên Hoà II đánh giá cao về nhận định này, trong khi đó các doanh nghiệp trong các KCN như Hố Nai, Song Mây lại đánh giá khơng

vào KCN và xung quanh KCN Hố Nai cịn chưa đuợc xây dựng hồn chỉnh. Các doanh nghiệp trong KCN Hố Nai tỏ thái độ khơng bằng lịng về phương án và tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vào và xung quanh KCN này.

2.1.3.4. Thu hút, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

Theo dự báo, nhu cầu tuyển dụng lao động trực tiếp, chỉ riêng KCN tại

Đồng Nai từ nay đến 2010 tuyển dụng thêm không dưới 150.000 lao động, trong đó phần lớn là lao động có chun mơn. Hiện nay, tình trạng thiếu lao động chất

lượng chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu người tuyển dụng vẫn rất phổ biển. Vì vậy, trong thu hút FDI để đảm bảo phát triển bền vững cần xem xét việc sử dụng nguồn lao động hợp lý. Trước tình hình đó, Đồng Nai đã có những chính sách :

Thứ nhất, nâng cao trình độ dân trí và thể chất của người lao động bằng

việc dành kinh phí hợp lý của Nhà nước kết hợp với xã hội hố cơng tác giáo dục để tạo các nguồn lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, ổn định chương trình

đào tạo, kiện tồn trường lớp, nâng cao thiết bị dụng cụ giảng dạy….

Thứ hai, khuyến khích cán bộ, cơng chức, người lao động nâng cao trình

độ chuyên môn thông qua giáo dục trên đại học, đại học, cao đẳng và trung học

chuyên nghiệp nhằm chuẩn bị đồng bộ các loại chuyên môn nghiệp vụ và đội

ngũ cơng nhân lành nghề. Bên cạnh đó, tỉnh còn chuẩn bị xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo Tiến sỹ, thạc sỹ của Tỉnh giai đoạn 2004-2010, 2011-2015, 2016-2020.

Thứ ba, đào tạo nghề thông qua liên kết người sử dụng lao động với các

trường dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu mà các doanh nghiệp đang cần

Thứ tư, tăng cường các dịch vụ phục vụ người lao động như chú trọng giải

quyết nơi ăn ở, đi lại cho công nhân, đẩy mạnh công tác bảo vệ sức khoẻ cộng

đồng, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, mở rộng hệ thống

các dịch vụ xã hội, hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao giúp người lao động đảm bảo sức khoẻ nâng cao năng lực làm việc hơn.

Có thể nói, những cơ chế chính sách mà Đồng Nai đặt ra đều nhằm tăng cường việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, cân đối lao động địa phương và lao động nhập cư, tăng hàm lượng chất xám trong lao động và thực hiện phối

hợp với các trường trong q trình đào tạo nghiệp vụ mang tính thực tiễn, đồng thời có kế hoạch về tái đào tạo nguồn nhân lực, hướng đến sự bền vững trong

2.1.3.5. Chính sách giải quyết nhà ở cho cơng nhân:

Do lao động nhập cư tăng nhanh, Đồng Nai thực hiện chính sách “xã hội hóa phát triển nhà ở cơng nhân các KCN” nhằm đầu tư xây dựng quỹ nhà ở cho cơng nhân làm việc tại các KCN có khó khăn về nhà ở được thuê hoặc mua nhà

ở nhằm tạo cho người lao động ổn định chỗ ở, cải thiện chất lượng sống qua đó

góp phần xây dựng một xã hội an toàn, tiến bộ và công bằng xã hội bằng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai theo hướng phát triển bền vững (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)