3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT FDI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠ
3.3.1. Nhóm giải pháp về mặt kinh tế:
3.3.1.1. Thu hút FDI phải phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài : a) Qui hoạch phát triển hướng về vùng nông thôn:
Thực hiện được chủ trương này, Đồng Nai sẽ giảm đáng kể áp lực quá tải
về xã hội và môi trường do trước nay các dự án đầu tư phần lớn tập trung tại khu vực dọc theo hành quốc lộ 51 từ Biên Hòa đi Vũng Tàu (gồm TP Biên Hòa, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch), đồng thời đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, giảm cách biệt giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.
Trên cơ sở định hướng phát triển các đô thị trung tâm và hành lang kinh tế, hướng bố trí qui hoạch thu hút đầu tư trong tỉnh từ nay đến 2020 dự kiến:
Khu vực TP Biên Hoà: sẽ ưu tiên phát triển các khu đơ thị mới, trung tâm
tài chính thương mại dịch vụ, khơng bố trí xây dựng thêm KCN mới, mà từng bước chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong các KCN hiện nay theo hướng phát
triển các sản phẩm kỹ thuật cao như cơ khí chính xác, điện tử, thiết bị viễn thông, dụng cụ y tế... Nghiên cứu chuyển đổi một số KCN có điều kiện thành mơ hình KCN-đơ thị vì có quĩ đất phát triển dự án dịch vụ đô thị liền kề KCN.
Khu vực huyện Nhơn Trạch: sẽ ưu tiên phát triển các khu đơ thị mới,
khơng bố trí xây dựng thêm KCN, và dành quĩ đất cho phát triển các khu dịch
vụ và chức năng đô thị của thành phố.
Khu vực huyện Long Thành và hành lang tuyến cao tốc TP.HCM- Long Thành: khi tuyến cao tốc và sân bay xây dựng, nghiên cứu bổ sung phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm thương mại dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kỹ
thuật hàng không và KCN mới nằm dọc hành lang đường cao tốc (qui hoạch chủ yếu là các KCN chuyên ngành, khu đô thị-công nghiệp, khu đô thị - công nghệ cao) nhằm đưa huyện Long Thành trở thành trung tâm công nghiệp mới của Đồng Nai.
Các địa bàn cịn lại: sẽ khuyến khích qui hoạch phát triển các khu đô thị mới, du lịch, chăn nuôi và các KCN, Cụm công nghiệp nhằm giảm áp lực quá tải về xã hội và môi trường tại các đơ thị, vừa góp phần CNH-HĐH nơng thơn, phát triển đồng đều giữa các vùng. Riêng địa bàn huyện Vĩnh Cửu chỉ phát triển thêm vài KCN nhỏ, bố trí dự án sạch, do cần phải bảo vệ nguồn nước Sông Đồng Nai.
Phát triển các KCN tại vùng nông thôn, miền núi: là một giải pháp nhằm
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai đảm bảo cân đối, ổn định
và bền vững, giải quyết việc làm tại chỗ cho số lao động nhàn rỗi tại địa
phương, tránh tình trạng phân bố khơng đồng đều và sự nhập cư ồ ạt của lao động ngoại thành, ngoại tỉnh vào các khu đô thị tập trung.
Bên cạnh đó, việc quy hoạch phát triển KTXH của địa phương trước hết
phù hợp nguồn lực địa phương nhưng phải trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng KTTĐPN, và qui hoạch ngành- lĩnh vực chung cả nước. Điều đó địi hỏi qui hoạch chung cả nước và vùng phải đi trước một bước, như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng qui hoạch tại địa phương vì sẽ khắc
phục việc thiếu các qui hoạch có bản sắc, mang tính đại diện cao. Kế đến sẽ
khắc phục việc thừa các KCN, các dự án mời gọi đầu tư có cùng tính chất, tạo
sự cạnh tranh không cần thiết giữa các địa phương, và giữa các KCN trong cùng
địa phương. Cuối cùng là giảm sự lãng phí do nhiều địa phương chạy đua hình
thành các KCN, các lĩnh vực mời gọi đầu tư, trong khi khơng phải địa phương
nào cũng có điều kiện phát triển KCN và lĩnh vực đó.
Những năm qua Đồng Nai đã thực hiện có hiệu quả đối với các KCN miền núi là KCN thuộc các địa bàn Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc. Do đó tiếp tục thực hiện đối với các KCN nằm tại vùng nơng thơn cịn ít dự án đầu tư (tuy
b) Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật:
* Đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, các khu đô thị mới :
Quan niệm Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, khu đơ thi mới là “lót ổ
cho gà đến đẻ” và việc làm này chủ yếu là trách nhiệm chính của Chính phủ và
địa phương. Ngân sách Nhà nước đầu tư để có được "Ngũ thơng - Nhất bình". Đó là giao thơng, điện, nước, nước thải, thông tin liên lạc và mặt bằng. Do Nhà
nước đầu tư nên nhà nước hồn tịan chủ động trong việc gọi vốn và thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư.
Đối với Đồng Nai do tương đối thuận lợi trong việc thu hút đầu tư vào
KCN và các khu đô thị mới do có nhiều doanh nghiệp đăng ký đầu tư hạ tầng. Trong điều kiện vốn ngân sách cịn nhiều khó khăn, Đồng Nai đã thực hiện
nguyên tắc “ lĩnh vực nào doanh nghiệp làm được thì để doanh nghiệp làm”, ngân sách tập trung đầu tư cho các lĩnh vực khác. Việc doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư dự án có lợi là giảm đầu tư từ ngân sách, nhưng bất lợi là nhà nước không chủ động trong việc mời gọi đầu tư theo đúng định hướng, và khó thực hiện tại các vùng sâu xa.
Do vậy việc đầu tư hạ tầng KCN và các khu đô thị mới sẽ thực hiện linh
hoạt với nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo tính chất của từng dự án, cụ thể: - Vốn nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng, trong các trường hợp: Tại các địa
bàn vùng sâu vùng xa, việc kinh doanh đơn thuần hạ tầng khơng thể làm được thì Nhà nước phải thực hiện chức năng xã hội, dùng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng (trước hết tập trung vào chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực...) để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhằm phát
triển KTXH ở các địa phương này; Hỗ trợ kết nối hạ tầng hoặc một số công trình đầu mối cần thiết đối với khu cơng, nơng nghiệp, khu nông nghiệp ứng
dụng kỹ thuật cao, khu nghiêu cứu công nghệ sinh học.
- Vốn doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng: Các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế có năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện dự án đầu tư hạ tầng được tạo thuận lợi trong việc lập thủ tục đầu tư hạ tầng theo qui
hoạch. Những doanh nghiệp đã đầu tư kinh doanh hạ tầng thành công sẽ được ưu tiên xem xét giới thiệu lập thủ tục đầu tư các dự án khác.
Đối với các dự án đầu tư hạ tầng gặp khó khăn trong việc triển khai, cần
tập trung giải quyết các vướng mắc để tiếp tục triển khai. Nếu dự án không triển khai được do qui hoạch khơng hợp lý thì phải kịp thời điều chỉnh hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng ; nếu chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu năng lực thì
xem xét thay đổi chủ đầu tư . Trường hợp các Doanh nghiệp được giao đầu tư hạ tầng có năng lực tài chính nhưng khơng có tâm huyết với dự án đầu tư thì cũng cần xem xét thay đổi chủ đầu tư.
* Đầu tư xây dựng hạ tầng bên ngoài các dự án đầu tư:
Thời gian qua, việc đầu tư hạ tầng ngoài KCN hoặc ngồi các khu đơ thị
mới và các dự án riêng lẻ thường đi sau đầu tư hạ tầng bên trong các dự án này. Hệ quả là khi dự án này đi vào hoạt động, cơ sở hạ tầng bên ngoài chưa sẵn
sàng, vừa ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án vừa gây ra
những vấn đề xã hội và môi trường, trong khi nguồn vốn ngân sách không đủ
cân đối để đầu tư.
Tuỳ theo tính chất qui mô, địa bàn từng dự án, sẽ tổ chức thực hiện theo các phương thức như các Doanh nghiệp đầu tư có trách nhiệm đóng góp hỗ trợ
cùng với vốn ngân sách địa phương để xây dựng các cơng trình hạ tầng dùng
chung bên ngồi các dự án theo hướng xã hội hóa; mời gọi đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO hoặc vốn ngân sách đối với các dự án có ý nghĩa quan trọng như dự án nằm tại vùng sâu vùng xa của tỉnh, dự án phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
3.3.1.2. Thu hút FDI phải khai thác sử dụng hài hoà các nguồn lực và nâng cao chất lượng dự án đầu tư :
a) Phát triển hài hòa giữa Doanh nghiệp trong nước và Doanh nghiệp
ĐTNN đầu tư vào các KCN:
Các KCN Đồng Nai thời gian qua chủ yếu thu hút đầu tư nước ngoài, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nước. Để có cơ cấu hài hồ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN, những giải pháp thực hiện như sau:
- Tính tốn hợp lý để giảm phí sử dụng hạ tầng KCN:
Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước, địa phương, nhà đầu tư, đơn vị phát triển hạ tầng ...bằng các chính sách ưu đãi ở mức cao nhất, các khoản hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển, miễn giảm tiền thuê đất...nhằm giảm tối đa các
chi phí đầu tư vào KCN, nhất là mức phí sử dụng hạ tầng mà nhà đầu tư phải trả cho các đơn vị đầu tư hạ tầng KCN.
Phí sử dụng hạ tầng có thể xây dựng phù hợp với từng giai đoạn, phù hợp với mức độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng KCN, điều kiện phát triển hạ tầng bên ngồi, trình độ phát triển kính tế xã hội của địa phương. Giai đoạn đầu có thể lấy
việc thu hút dự án đầu tư vào KCN là chính, nên mức phí hạ tầng thấp, và tăng dần trong những năm sau. Việc xây dựng khung giá thay đổi phải hợp lý và có quy định rõ khoảng thời gian nhất định để các nhà đầu tư chủ động trong kế
hoạch đầu tư. Khung giá tăng dần nhưng không vượt quá khoảng khung giá quy
định, tính tốn trên cơ sở vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, khả năng cho thuê đất và
các chi phí khác ...
- Phát triển Cụm cơng nghiệp (CCN) với chính sách thích hợp:
Những doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ trong nước không đủ điều kiện vào các KCN thì CCN là địa bàn thuận lợi để đầu tư. Ưu điểm lớn nhất của mơ hình này là phát triển cơng nghiệp theo qui hoạch, địa điểm đầu tư phủ kín trên địa
bàn tồn tỉnh, suất đầu tư hạ tầng thấp, phù hợp khả năng tài chính của doanh
nghiệp qui mơ vừa và nhỏ trong nước; Nhựợc điểm chủ yếu là Nhà nước chưa có qui định đồng bộ về chính sách phát triển CCN mà chỉ thể hiện rải rác qua
một số văn bản thiếu tính hệ thống, nên có khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng CCN và thực hiện các ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào CCN. Vì vậy,
kiến nghị Chính Phủ cho phép CCN là một thực thể kinh tế xã hội đặc thù của KCN, với các ưu đãi riêng, trong đó: Cho phép CCN hưởng ưu đãi đầu tư như
mơ hình KCN; Cho phép các doanh nghiệp đầu tư vào CCN thuộc lĩnh vực dự án được hưởng ưu đãi đầu tư như doanh nghiệp trong KCN.
- Khuyến khích doanh nghiệp trong nước mua lại vốn góp hoặc cổ phần của các doanh nghiệp nước ngoài để chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn trong nước hoặc doanh nghiệp trong nước nắm cổ phần chi phối.
Nhà đầu tư nước ngồi khi gặp khó khăn hoặc khi đạt được lợi nhuận kỳ
vọng thường có xu hướng chuyển nhượng dự án, vì dù sao chăng nữa họ cịn có tài sản, gia đình tại chính quốc. Kinh nghiệm phát triển nhiều nước trên thế giới
đã chỉ rõ điều đó, ví dụ: KCX Cao Hùng Đài Loan trước đây chủ yếu là doanh
nghiệp nước ngoài, nhưng hiện nay hầu hết là doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan hoặc doanh nghiệp Đài Loan giữ cổ phần chi phối. Các khu kinh tế Trung Quốc như Thẩm Quyến, Chu Hải..., cách nay 20 năm đều là doanh nghiệp nước ngoài, nhưng hiện nay một tỷ lệ lớn doanh nghiệp đã là Doanh nghiệp Trung Quốc.
Do vậy, cùng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước, việc doanh nghiệp trong nước mua lại vốn góp hoặc cổ phần của các doanh nghiệp nước ngoài để chuyển đổi thành doanh nghiêp 100% vốn trong nước hoặc doanh nghiệp trong nước nắm cổ phần chi phối là một trong các giải pháp cần tính đến (tại Đồng Nai thời gian đã có một số doanh nghiệp nước ngồi chuyển nhượng
lại 100% vốn cho doanh nghiệp trong nước như Sân golf Long Thành, Nhà máy rượu sâm banh Matxcova...). Để khuyến khích, Nhà nước nên nghiên cứu bổ sung chính sách ưu đãi về tài chính (miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có
thời hạn, miễn giảm tiền thuê đất...) đối vối các trường hợp này.
b) Thực hiện thu hút đầu tư có lựa chọn:
* Đối với dự án ngoài các KCN:
Ưu tiên thu hút đầu tư các loại dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật (cầu, cảng, đường giao thông; Đầu tư chế biến xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp...);
Các khu đô thị mới theo qui hoạch; Các trung tâm tài chính, thương mại, khách sạn, cao ốc văn phòng, nhà ở chung cư cao tầng...; Các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, khu du lịch...; Các dịch vụ cảng biển, dịch vụ hậu cần (logistic)
* Đối với các KCN tập trung:
Các công ty phát triển hạ tầng, tùy theo điều kiện qui mơ, vị trí, điều kiện hạ tầng, khi lập dự án đầu tư trình duyệt phải lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư vào KCN của mình theo hướng hạn chế đầu tư các dự án có cơng nghệ gây ơ
nhiễm; nhỏ, lẻ, có cơng nghệ lạc hậu; sử dụng quá nhiều lao động phổ thông. Tăng tỷ trọng đầu tư vào các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất và giảm tỷ trọng đầu tư vào các ngành mang tính tiêu dùng thơng thường. Thu hút những dự án công nghiệp hỗ trợ để phát triển nhanh các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành công nghiệp chủ lực khác. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư sẽ đăng ký tại Ban
quản lý các KCN làm cơ sở để xem xét việc cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Trước mắt, tiếp tục thực hiện nghiêm túc chủ trương của UBND tỉnh hạn chế bố trí các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực dệt, may, giày da, chế biến gỗ tại các KCN thuộc địa bàn TP Biên Hòa và các huyện Long Thành,
Nhơn Trạch.
Những doanh nghiệp thuê đất trong KCN cần cam kết rõ tiến độ thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có phần diện tích đất dơi dư khơng sử dụng hết theo
đúng tiến độ, dù đã nộp tiền thuê đất vẫn kiên quyết thu hồi lại phần đất dơi dư để bố trí dự án cho các nhà đầu tư khác.
Có lộ trình hợp lý tổ chức thực hiện dự án đầu tư KCN- đô thị, Khu đô thị- công nghệ cao, KCN chuyên ngành, Khu liên hợp cơng nơng nghiệp, với các chính sách ưu đãi thích hợp. Cụ thể kiến nghị Chính Phủ xem xét cho phép các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN đô thị- công nghệ cao, KCN chuyên ngành,
Khu liên hợp công nông nghiệp, thuộc danh mực lĩnh vực đặc biệt khuyến khích
Có chính sách hợp lý khuyến khích các doanh nghiệp KCN đầu tư đổi mới
công nghệ hoặc chuyển đổi lĩnh vực sản xuất nhằm đứng vững trong cạnh tranh và cải thiện môi trường, trong đó:
+ Thực hiện ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị thuộc
diện đổi mới cơng nghệ.
+ Kiến nghị Chính Phủ có chính sách ưu đãi đối với các dự án đổi mới
công nghệ hoặc chuyển đổi mục tiêu sản xuất theo hướng sạch hơn.