3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT FDI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠ
3.3.3. Nhóm giải pháp về môi trường
3.3.3.1. Khuyến khích sản xuất sạch hơn :
Sản xuất sạch hơn thực chất là giải pháp phịng ngừa ơ nhiễm. Việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu và công nghệ phát thải tại Việt Nam rất lớn nên tiềm năng tiết kiệm nếu tổ chức sản xuất sạch hơn tại Việt Nam cũng rất lớn.
Giải pháp sản xuất sạch hơn thường đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả lớn, vì đó là q trình: Kiểm sốt tốt q trình cơng nghệ; Cải tiến thiết bị ; Thay đổi công nghệ ; Thu hồi tái sử dụng vào tạo sản phẩm phụ hữu ích ...
Việc thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn ngoài việc thu được lợi ích kinh tế từ kiết kiệm tiêu thụ tài nguyên, trong nhiều trường hợp còn cải thiện chất lượng sản phẩm. Sau khi thực hiện các giải pháp đơn giản không cần đầu tư hoặc đầu tư ít nêu trên thì các doanh nghiệp cần phải tính đến thực hiện các giải pháp đầu tư cơng nghệ sạch, khi đó sản xuất sạch hơn mới có thể đạt được tồn bộ tiềm năng lợi ích của nó.
Rõ ràng sản xuất sạch hơn đã minh chứng được lợi ích cho các doanh
nghiệp cơng nghiệp, cả lợi ích về kinh tế, xã hội và mơi trường. Do vậy, đối với các dự án công nghiệp đầu tư vào Đồng Nai, cần chú trọng việc sản xuất sạch hơn như sau:
a) Đối với doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp cần phải đưa sản xuất sạch hơn thực sự thành một công việc quản lý, thực hiện thường xuyên, xem đó vừa là trách nhiệm xã hội, vừa
đáp ứng nhu cầu của khách hàng vì trong điều kiện hiện nay nhiều khách hàng
không chỉ quan tâm về giá cả, chất lượng, mà còn bao gồm yếu tố môi trường
đồng thời quan tâm áp dụng tiếp cận sản xuất sạch hơn trong mở rộng sản xuất
và khi thay đổi công nghệ, thiết bị. Lồng ghép sản xuất sạch hơn vào các hệ thống quản lý sản phẩm như ISO 9000, HACCP (với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm) hay hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
b) Đối với nhà nước:
Sản xuất sạch hơn là một công cụ quản lý môi trường mang tính tự nguyện, do đó để thuyết phục các doanh nghiệp tham gia cần thiết phải cung cấp thông tin để họ hiểu về khái niệm và lợi ích của sản xuất sạch hơn. Mở rộng phạm vi triển khai sản xuất sạch hơn lồng ghép với các nội dung khác như hiệu quả sử dụng năng lượng, an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, hệ thống quản lý môi trường, các hiệp định đa phương...để sản xuất sạch hơn được phổ biến rộng rãi. Bên cạnh đó, qui định đối với các doanh nghiệp trong báo cáo mơi trường hàng năm phải có báo cáo hoạt động đánh giá sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất
thải trước khi đầu tư hệ thống xử lý chất thải, tránh lãng phí trong đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải.
Ngoài ra, nên thực hiện chính sách cho vay ưu đãi để doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn cần đầu tư để nâng cao hiệu quả sản
xuất và giảm thiểu thải các chất thải vào môi trường.
3.3.3.2. Tăng cường kiểm sốt mơi trường :
Thời gian qua, nhìn chung các dự án đầu tư vào Đồng Nai ưu tiên thu hút
đầu tư trước, xây dựng nhà máy xử lý chất thải sau. Điều này đang gây ra những
tác động xấu đến môi trường ở nhiều khu vực đặc biệt là các khu vực hạ nguồn. Giải pháp thực hiện như sau:
a) Đối với Công ty phát triển hạ tầng:
Các dự án đầu tư mới, các KCN mới, hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống thu gom trung chuyển rác thải phải được đầu tư ngay từ khi triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng dự án. Việc bố trí dự án đầu tư chỉ tiến hành sau khi đã đầu tư các cơng trình này. Việc vận hành nhà máy xử lý chất thải phải đạt chuẩn
theo qui định. Đối với các dự án đang hoạt động nhưng chưa đầu tư nhà máy xủ lý chất thải cần :
+ Khẩn trương đầu tư và vận hành nhà máy xử chất thải trong thời hạn
qui định với đầu ra đạt tiêu chuẩn mơi trường.
+ Trong thời gian chưa hồn thành việc đầu tư nhà máy chất thải, tạm
dừng thu hút các dự án đầu tư có nhiều nước thải độc hại như : nhuộm, thuộc da, chế biến tinh bột sắn, chế biến mủ cao su, sản xuất hoá chất cơ bản...
Ứng cứu sự cố môi trường và khắc phục nhanh hậu quả do ô nhiễm môi
trường gây ra.
b) Đối với nhà đầu tư:
Nhà đầu tư cần có kế hoạch triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9000, HACCP (với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm), hệ thống quản lý mơi trường ISO 14001, với mơ hình sản xuất sạch hơn , tái chế sử dụng chất thải...đảm bảo diện tích cây xanh trong khn viên nhà máy. Các doanh nghiệp phải xử lý cục bộ nước thải đạt tiêu chuẩn quy định theo hợp đồng đấu
nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Cuối cùng là loại bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu trái phép chất thải nguy hại dùng làm nguyên liệu sản xuất
c) Đối với cơ quan nhà nước:
Đối với việc tăng cường kiểm sốt mơi trường cần đẩy mạnh áp dụng các
công cụ kinh tế trong quản lý môi trường như : thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường. Ngồi biện pháp hành
chính, áp dụng mạnh mẽ các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường, trong đó chú trọng :
+ Sử dụng có hiệu quả giấy phép phát thải công nghiệp, dán nhãn sản phẩm đạt tiêu chuẩn môi trường, hệ thống đặc cọc hồn trả ...
+ u cầu hạch tốn đầy đủ phí mơi trường vào giá thành sản phẩm, qua
đó tạo động lực doanh nghiệp tổ chức sạch hơn.
+ Đánh phí mơi trường càng cao đối với các dự án ô nhiễm, ngược lại,
những doanh nghiệp sản suất sạch hơn hoặc đổi mới công nghệ theo hướng sản xuất sạch hơn và cơng nghệ cao thì tăng ưu đãi miễn giảm thuế.
Tăng cường công tác truyền thông và giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ mơi trường, hình thành dần ý thức của người tiêu dùng trong cộng
đồng: Chỉ nên mua các sản phẩm có dán nhãn chứng nhận đạt chuẩn môi trường
dù giá cả kém cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại.
Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin về môi trường. Qui hoạch đầu tư khu vực xử lý tập trung các loại chất thải
rắn cơng nghiệp nguy hại.
Đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác bảo vệ môi trường : Tạo cơ sở pháp lý và cơ
chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ mơi trường. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ mơi trường; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ mơi trường.
Kiện tồn cơ quan quản lý mơi trường ở các cấp. Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát; quy định và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về bảo vệ môi trường, trước hết là sự liên kết các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường trong tồn khu vực, nhất là các dự án có thể gây ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai. Nâng cao sự hợp tác, học hỏi kinh nghiệm trong xử lý môi trường của các nước tiên tiến trên thế giới.
Riêng đối với những KCN, những dự án đầu tư tiếp giáp đơ thị hiện hữu
hiện có mức độ ô nhiễm cao, đầu tư cải tạo môi trường kém hiệu quả thì có thể nghiên cứu chuyển sang qui hoạch phát triển khu đô thị, các lĩnh vực khác với lộ trình chuyển đổi thích hợp bằng các địn bẩy kinh tế và thực hiện mạnh mẽ kiễm
soát xử lý các đơn vị vi phạm chính sách bảo vệ mơi trường (Việc chuyển đổi này có thể nghiên cứu thực hiện đối với KCN Biên Hịa 1 vì hiện nay KCN Biên Hịa 1 ơ nhiễm rất nghiêm trọng và khơng có khả năng cải tạo, trong khi lại nằm
ở vị trí rất thuận lợi để qui hoạch phát triển đô thị).