MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai theo hướng phát triển bền vững (Trang 93 - 125)

3.4.1. Các chính sách về mặt kinh tế :

a) Luật hố các mơ hình KCN: như KCN -đơ thị (công viên công nghiệp), Khu đô thị - công nghệ cao (công viên khoa học); khu liên hợp công nông

nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao...

Xem xét cho phép các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN đô thị- công

nghệ cao, KCN chuyên ngành, Khu liên hợp công nông nghiệp thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, qua đó thực hiện các ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp theo qui định.

b) Luật hóa mơ hình chính sách tổ chức quản lý các CCN, các làng nghề truyền thống để các địa phương thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện vì hiện

nay nhà nước chưa có qui định hướng dẫn việc đầu tư và chính sách ưu đãi các trường hợp này. Đây cũng là giải pháp cần thiết để phát triển các doanh nghiệp trong nước vừa và nhỏ.

c) Nghiên cứu ban hành các tiêu chí phân loại hoặc xếp hạng KCN, làm cơ sở để đánh giá thực chất sự phát triển của các KCN trong cả nước.

3.4.2. Các chính sách về mặt xã hội:

a) Qui định về bồi thường giải tỏa:

Xem xét giá đất bồi thường nên giao cho các tổ chức kiểm định giá độc lập kiểm tra đánh giá. Trước mắt xem xét giá đất bồi thường xác định trên cơ sở giá

đất sau khi đã chuyển đổi mục đích sử dụng, trừ đi các khoản chi phí cho sự

chuyển đổi mục đích sử dụng đó. Khoản chênh lệch này, được chia theo tỷ lệ

thích hợp cho Nhà nước - Hộ bị thu hồi đất - Nhà đầu tư sử dụng đất.

Giá đất bồi thường trong cùng một dự án thì chỉ duyệt chung một giá,

không thay đổi dù thời hạn bồi thường kéo dài.

b)Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân nhập cư vào đô thị, và các địa phương phát triển nhiều khu công nghiệp.

c) Nghiên cứu hướng dẫn, luật hoá việc thành lập các tổ chức chính trị xã hội (Đảng, Đồn, Hội) trong doanh nghiệp, đặc biệt là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Doanh nghiệp dân doanh.

d) Xem xét hoàn thiện pháp luật lao động như thỏa ước lao động tập thể,

tiền thưởng..., đặc biệt là sửa đổi trình tự pháp luật giải quyết các cuộc đình

cơng phù hợp với thực tế và đơn giản hơn, vì thời gian qua hầu hết các cuộc

đình đều khơng hợp pháp do qui định chung cịn rất phức tạp, dẫn đến khó xử lý

các tổ chức cá nhân khởi xưởng các cuộc đình cơng tự phát trái pháp luật.

3.4.3. Chính sách về mơi trường:

Đẩy mạnh thực hiện các công cụ kinh tế trong bảo vệ mơi trường : u cầu

hạch tốn đầy đủ phí mơi trường vào giá thành sản phẩm; Đánh phí mơi trường cao đối với các dự án nhiều ô nhiễm, ngược lại, những doanh nghiệp sản suất

sạch hơn hoặc đổi mới công nghệ theo hướng sản xuất sạch hơn và cơng nghệ cao thì tăng ưu đãi miễn giảm thuế.

Kết luận Chương III :

Qua phân tích thực trạng của quá trình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ở chương II theo hướng tiếp cận với phát triển bền vững đã cho thấy những khó khăn tồn tại phát sinh về các mặt kinh tế, xã hội và mơi trường cần được

nhanh chóng khắc phục, kết hợp với mục tiêu định hướng trong việc thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn sắp tới, luận văn đề xuất những giải pháp ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội và mơi trường nhằm khắc phục những khó khăn và đạt được sụ bền vững trong thu hút FDI từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

KẾT LUẬN

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu thế giới hiện đại. Tuy còn những hạn chế và khó khăn nhất định, nhưng trong thời gian 20 năm xây dựng và phát

triển, Đồng Nai đã thành công bước đầu trong việc thu hút các dự án FDI . Sự thành công trong việc thu hút vốn FDI ở Đồng Nai cũng gắn liền với sự thành

công của việc quy hoạch phát triển các KCN, vì thực tế khoảng 81% vốn đầu tư dự án FDI tại Đồng Nai tập trung vào các KCN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác bảo vệ môi trường, kết nối hạ tầng.

Luận văn đã khái qt được vai trị, vị trí và những vấn đề có tính quy luật của việc hình thành và phát triển của nguồn vốn FDI trên thế giới và của Việt Nam, cũng như phân tích bổ sung những điểm gợi mở mới về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc của phát triển bền vững đối với thu hút FDI, kết hợp phân tích,

đánh giá sự phát triển của nguồn vốn FDI tại Đồng Nai trong bối cảnh kinh tế xã

hội của tỉnh những năm qua, rút ra những vấn đề mới cho Đồng Nai.

Tuy nhiên luận văn cũng có những hạn chế nhất định đó là : chưa có điều kiện đi sâu luận giải khái quát hoá bằng các phương pháp toán học, phương

pháp mơ hình hố.

Từ thực tiễn Đồng Nai, luận văn có một số kiến nghị đối với Chính Phủ

một số lĩnh vực nhằm thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam theo hướng phát triển bền vững, gợi mở một số lĩnh vực mới như các mơ hình phát triển KCN bền vững, trong đó việc xây dựng hệ thống tiêu chí KCN bền vững, hệ thống thương hiệu và bản sắc của KCN là các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu./.

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết 53-NQ/TW ngày

29/8/2005 về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phịng, an ninh vùng Đơng Nam Bộ và vùng KTTĐPN đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

2. Ban quản lý các KCN Đồng Nai (2008), Báo cáo tình hình đầu tư các KCN

trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1991-2007; Định hướng phát triển bền

vững các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3. Chương trình nghị sự 21 tồn cầu tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất về Môi

trường và phát triển tại Rio de Janero, Braxin 1992 ; Báo cáo ‘Tương lai chung

của chúng ta’ của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (1987).

4. PGS.TS Đỗ Đức Bình- PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (2006), Những vấn đề

kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam, NXB Lý luận Chính Trị, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) (2008) 20 năm đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam 1988-2007; Kỷ yếu hội thảo khoa học 15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam 1991-2006, Long An tháng 7/2006.

6. Cục Thống kế Đồng Nai (2007), Niên giám thống kê 2006.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001, 2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX,

lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

8. Đỗ Lương Trường (năm 2007), Giải pháp thu hút vốn Đầu tư Trực tiếp nước

ngoài tài Đồng Nai, Đề tài nghiên cứu khoa học

9. GS.TS Hoàng Thị Chỉnh – PGS.TS Nguyễn Phú Tụ - Ths Nguyễn Hữu Lộc (2005), Giáo trình Kinh tế Quốc tế, NXB Thống Kê

10. Lý Xuân Hưng (2006), Môi trường Đầu tư và vấn đề Thu hút FDI tại Đồng

Nai, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế

11. PGS.TS. Nguyễn Bích Đạt (2004), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước

ngồi. Vị trí của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

12. Lê Minh Đức -Phịng Mơi trường và phát triển bền vững công nghiệp, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách cơng nghiệp Bộ Công nghiệp (2004), Phát

triển bền vững công nghiệp, Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững tháng

và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư

14. Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Khoa khoa học Quản lý, PGS.TS Đoàn

Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (tái bản 2006), Giáo trình chính

sách kinh tế -xã hội, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

15. Trần Thanh Lâm (2006), Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB Lao động -Hà Nội.

16. TS. Ngơ Thị Nga-Phó Giám đốc Trung tâm sản xuất sạch hơn Viện khoa học và công nghệ Môi trường Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2004), Hiện

trạng triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp ở Việt Nam,

Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững tháng 12/2004.

17. PGS.TS Lê Du Phong và PGS.TS Nguyễn Thành Độ (2000), Chuyển dịch cơ

cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

18. Quốc hội (2003), Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003, và các

văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

19. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.

20. Vũ Đức Quyết, Ban quản lý KCN Bắc Ninh (2006), Phát triển các KCN

trong quá trình CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc Sỹ Kinh

tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

21. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai (2007), Báo cáo tình hình đầu tư trên

địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1991-2007.

22. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày

13/8/2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng KTTĐPN

đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

23. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày

17/8/2004 về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt

Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).

24. VS, TS. Nguyễn Chơn Trung và PGS.TS. Trương Giang Long (2004), Phát

triển các khu cơng nghiệp, khu chế xuất trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội .

25. Tỉnh uỷ Đồng Nai (2005), Văn Kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng

26. PGS.TS Bùi Anh Tuấn, GS.TS Đàm Văn Nhuệ (2007), Thu hút và nuôi

dưỡng sự tăng trưởng của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

ở tỉnh Đồng Nai: Thực trạng và giải pháp, đề tài khoa học Sở Khoa học- Công

nghệ tỉnh Đồng Nai.

27. UBND tỉnh Đồng Nai (2007) Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng

Nai thời kỳ 2006-2020.

28. UBND tỉnh Đồng Nai (2005), Báo cáo tổng kết 12 năm phát triển các Khu

công nghiệp tại Đồng Nai, NXB tổng hợp Đồng Nai 2005.

29. UBND tỉnh Đồng Nai (2005), Đồng Nai - 30 năm xây dựng và phát triển. 30. Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách cơng nghiệp Bộ Cơng nghiệp (2006), dự thảo Qui hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vùng KTTĐPN đến

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG HỎI

Bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu về tình hình

hoạt động của các doanh nghiệp FDI qua lấy ý kiến của các nhà đầu tư

nước ngoài (hoặc đại diện các nhà đầu tư nước ngoài) đang đầu tư tại

Tỉnh Đồng Nai nhằm có cơ sở phân tích thực tiễn vấn đề phát triển bền

vững trong thu hút và sử dụng FDI tại tỉnh Đồng Nai.

1. Kết cấu và nội dung của Bảng hỏi:

Bảng hỏi gồm 26 câu hỏi và được chia làm 4 phần chính:

• Phần 1 “Thơng tin chung về doanh nghiệp” : Mục đích nhằm tìm

hiểu các thơng tin chung về doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai với 2 câu hỏi về tên doanh nghiệp, quốc tịch của cơng ty mẹ, loại hình kinh doanh, địa chỉ của doanh nghiệp tại Tỉnh Đồng Nai...

• Phần 2 “Lựa chọn đầu tư”: Mục đích của phần này nhằm tìm hiểu về quyết định đầu tư của doanh nghiệp với các câu hỏi từ số 3 đến số 5. Các câu hỏi trong phần này tập trung vào tìm hiểu lý do các nhà đầu tư lựa chọn Tỉnh Đồng Nai, KCN ; tìm hiểu về các kênh

thông tin mà các nhà đầu tư sử dụng khi thu thập thông tin quyết

định đầu tư.

• Phần 3 “Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

FDI”: Phần này tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai với

10 câu hỏi từ câu số 6 đến câu số 15. Đây cũng là phần có số lượng câu hỏi và thông tin phải trả lời nhiều nhất trong Bảng hỏi. Các câu hỏi trong phần này tập trung vào công nghệ sản xuất, sử dụng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng vốn đầu tư, đánh

phát triển bền vững tại Đồng Nai” (các doanh nghiệp FDI): Phần

này với 3 câu hỏi từ số 16 đến số 26. Các câu hỏi tập trung vào lấy ý kiến của các nhà đầu tư về một số thực trạng và giải pháp về phía Doanh nghiệp để tỉnh Đồng Nai thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững trong tương lai.

• Phần “Thông tin về người trả lời Bảng hỏi”: Phần này có mục đích thu thập các thơng tin chung về người trả lời Bảng hỏi như tuổi, giới tính, trình độ chun mơn, thời gian làm việc cho doanh nghiệp FDI.

2. Mẫu điều tra:

Đối tượng được gửi Bảng hỏi là các lãnh đạo của các doanh nghiệp

FDI đang hoạt động tại Tỉnh Đồng Nai.

Số lượng các doanh nghiệp được lựa chọn để điều tra bằng Bảng

hỏi gồm 300 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Tỉnh Đồng Nai (chủ

yếu là các Doanh nghiệp sản xuất). Các doanh nghiệp được lựa chọn

trong tổng số hơn 800 dự án FDI đầu tư vào Đồng Nai tại thời điểm tháng 10-2007 đảm bảo tính đại diện theo quốc tịch, ngành nghề kinh doanh,

KCN, ngoài KCN, thời điểm đầu tư…vv.

3. Tổ chức điều tra:

Mỗi doanh nghiệp gửi 1 bộ Bảng hỏi.

Thời điểm điều tra bằng Bảng hỏi được thực hiện trong khoảng

thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2007.

Kênh triển khai điều tra bằng Bảng hỏi bao gồm 04 kênh chủ chính

đó là Thông qua Ban quản lý các KCN; Qua bưu điện, và Qua thư điện tử

(email). Trong đó có 80% Bảng hỏi được gửi thông qua Ban quản lý các KCN Tỉnh Đồng Nai, 20% qua bưu điện và thư điện tử (email).

Kết quả điều tra bằng Bảng hỏi cụ thể như sau:

• Số Bảng hỏi phát hành: 300 bộ bảng hỏi.

• Số Bảng hỏi thu về: 245 bộ Bảng hỏi đạt tỷ lệ 81,67%%, trong đó, số bộ Bảng hỏi hợp lệ là 232 chiếm 77,3%. Số lượng doanh nghiệp

được xác định có số Bảng hỏi phù hợp là 232 doanh nghiệp, chiếm

77,3% doanh nghiệp được điều tra.

5. Xử lý kết quả điều tra:

Xử lý kết quả điều tra bằng Bảng hỏi được thực hiện qua các bước như sau:

• Bước 1: Làm sạch phiếu điều tra (Bảng hỏi);

• Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu thơng tin;

• Bước 3: Xây dựng chương trình nhập và sử lý số liệu;

• Bước 4: Nhập số liệu điều tra;

• Bước 5: Xử lý kết quả điều tra;

• Bước 6: Phân tích, đánh giá kết quả điều tra

DANH SÁCH CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THAM GIA PHỎNG VẤN

TT HỌ VÀ TÊN ĐỊA CHỈ CÔNG TÁC

1 Phạm Văn Sáng, Giám đốc Sở KH-CN Đồng Nai 2 Nguyễn Hồ Hiệp Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đồng Nai

3 Cao Nguyên Quốc Nhã Sở KH-CN Đồng Nai

4 Trình Văn Anh Trưởng phòng Hợp tác và đầu tư Sở KH-ĐT Đồng Nai 6 Mai Văn Nhơn Phó Giám đốc Sở Công thương Đồng Nai 7 Nguyễn Vi Dân Sở Công thương Đồng Nai

9 Nguyễn Quốc Hùng Phó Văn phịng UBND Tỉnh Đồng Nai 10 Trần Thanh Xuân Trưởng phòng Kế hoạch, Ban quản lý khu CN Đồng Nai 11 Dương Thị Hân Phòng quản lý đầu tư, Ban quản lý khu

CN Đồng Nai

12 Cao Tiến Sỹ Trưởng phòng Quy hoạch môi trường, Ban quản lý khu CN Đồng Nai

13 Châu Văn Huy Trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm - Ban quản lý khu CN Đồng Nai. 14 Lâm Duy Tín Sở Lao Động và thương binh xã hội

15 Lê Sỹ Lâm Trưởng phịng, Sở Cơng nghiệp Đồng Nai 16 Vương Trọng Sánh Phó trưởng phịng, Sở Cơng nghiệp

Đối tượng Cán bộ quản lý nhà nước của Đồng Nai liên quan đến FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai theo hướng phát triển bền vững (Trang 93 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)