Giá kim loại thế giới trong những năm gần đây đã có nhiều biến động chủ yếu do những yếu tố sau đây tác động:
a/ Quan hệ cung -cầu: sản xuất -tiêu thụ thay đổi:
Quan hệ cung cầu của thị trường quyết định xu hướng giá trong dài hạn.
Khi thị trường đang ở trạng thái thặng dư (cung lớn hơn cầu), giá kim loại có xu hướng giảm, ngược lại khi thì trường ở trạng thái thâm hụt giá có xu hướng tăng. Ví dụ: 2007 thị trường kẽm cung vượt cầu 8.000 tấn và dự kiến thị trường sẽ tiếp tục thặng dư trong các năm tiếp theo, dự kiến 2008 thặng dư 210.000 tấn (Bảng 1.5 trang 23). Dự báo giá kẽm sẽ vẫn ở mức thấp ít nhất cho đến 2010.
Các bảng số liệu dưới đây trích từ bảng thống kê sản xuất và tiêu thụ kim loại của các hiệp hội nghiên cứu đồng, nickel, kẽm quốc tế thể hiện tình trạng thị trường của các kim loại trong các năm vừa qua.
Bảng 1.4: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ nickel toàn thế giới
Đơn vị tính: ngàn tấn
Khoản mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Sản xuất 1.083 1.160 1.180 1.192 1.252 1.297 1.352 1.439 1.540
Tiêu thụ 1.123 1.104 1.175 1.219 1.246 1.247 1.395 1.299 1.470
Sản xuất so với tiêu thụ -40 56 5 -26 6 50 -43 140 70
Bảng 1.5: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ đồng tồn thế giới Đơn vị tính: ngàn tấn 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sản xuất 15.354 15.275 15.935 16.581 17.323 18.083 18.578 15.354 15.275 Tiêu thụ 15.231 15.716 16.833 16.720 17.028 18.127 18.493 15.231 15.716 Sản xuất so với tiêu thụ 123 -441 -898 -139 295 -44 85 123 -441
Nguồn: Hiệp hội nghiên cứu đồng quốc tế - ICSG (2008)
Bảng 1.6: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ kẽm toàn thế giới
Đơn vị tính: ngàn tấn 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sản xuất 9.913 10.396 10.24 10.645 11.327 12.060 Tiêu thụ 9.841 10.651 10.611 10.999 11.319 11.850 Sản xuất so với tiêu thụ
72 -255 -387 -354 8 210
Nguồn: Hiệp hội nghiên cứu chì và kẽm quốc tế - ILZSG (2008)
Giá kim loại thường bị đẩy tăng lên khi có các yếu tố tác động làm giảm nguồn cung như các khu mỏ chính bị đóng cửa do hết nguồn tài nguyên dự trữ hoặc chất lượng quặng mỏ giảm hay đình cơng biểu tình, bạo động. Hoặc động đất, lũ lụt, thiếu điện ở những quốc gia sản xuất kim loại chính như Chile, Trung Quốc, Nam Phi, hay việc xây dựng cơ sở hạ tầng trước Olimpic Bắc Kinh làm tăng nhu cầu sử dụng kim loại
Các trường hợp đình cơng, biểu tình ở những khu mỏ đồng lớn ở Chilê, Peru (mỏ Coldelco) thường xuyên xảy ra. Cuộc đình cơng mới nhất giữa 2008 trong 12 ngày làm giảm 1% sản lượng thế giới đồng thời đẩy giá đồng lên mức trên 8.500USD/ tấn. Đợt rét đậm ở Trung quốc trong quý 1 đã làm sản lượng kẽm của nước này giảm đáng kể đẩy giá kẽm thế giới lên 2900$/tấn so với mức 2000$ trước đó.
Ngược lại khi nguồn cung tăng lên do các khu mỏ được mở rộng, hoặc các nhà máy tăng cơng suất để đáp ứng nhu cầu tăng thì cũng làm kiềm hãm mức tăng của giá.
Đặc biệt khi nhu cầu giảm ví dụ như tình trạng hiện nay, kinh tế suy thối khơng có nhu cầu sử dụng nickel của ngành thép không rỉ, giá nickel giảm 70% giá trị. Giá đồng, kẽm cũng trong tình trạng tương tự.
b/ Chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là yếu tố cơ bản khống chế mức giảm của giá. Khi giá giảm hơn chi phí sản xuất sẽ làm cho một số nhà máy phải đóng cửa dẫn đến sản lượng giảm đẩy giá tăng
Chi phí sản xuất của kim loại bao gồm phí quặng mỏ và phí tinh luyện. Trong giai đoạn bùng nổ giá hàng hóa, giá dầu 120 - 140$/thùng, góp phần làm tăng giá kim loại vì chi phí sản xuất của các khu mỏ tăng rất cao
Bảng 1.7: Giá thành năm 2008 tham khảo của một số kim loại cơ bản
Yếu tố Đồng Kẽm Nickel Chi phí sản xuất Từ 3.200USD/tấn đến 3.500USD/tấn Từ 1.700USD/tấn đến 2.200USD/tấn Từ 9.900USD/tấn đến 13.500USD/tấn
Nguồn: Tổng họp từ nhiều nguồn: Cuộc họp Nanjing 2008, Abare(Úc), First Nickel
c/ Biến động của lượng tồn kho do các sàn giao dịch kim loại nắm giữ (LME, Thượng Hải):
Zeal LLC (2007) đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tồn kho LME và giá kim loại LME. [23]
Nhưng bởi vì qui tắc hedging và đầu cơ giao dịch trên sàn LME và những sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới khác, hầu hết các hợp đồng được bán và mua lại trước thời hạn thanh lý. Chỉ một phần nhỏ của hợp đồng có giao hàng thật. Và
những kim loại được tồn kho trong hàng trăm nhà kho được đặt ở những nơi chiến lược khắp thế giới sẽ được rút ra nếu nhu cầu thực tế xảy ra.
Mức tồn kho cao có thể đáp ứng tốc độ tăng nhu cầu tiêu dùng nhanh chóng mà khơng ảnh hưởng giá quá nhiều. Nhưng khi việc lượng hàng rút ra khỏi kho LME liên tục và khơng suy giảm, thì giá sẽ phản ứng lại với việc này nhanh chóng.
Khi mức độ tồn kho LME có thể được đo trong “ngày tiêu thụ toàn cầu so với tuần và tháng, điều này đáng báo động đối với những nhà kinh doanh. Giá trong một vài trường hợp đi theo đường parabol bởi vì phí premium rủi ro càng lớn được áp dụng cho những kim loại có mức tồn kho càng thấp. Sự khan hiếm hàng trên thị trường thông thường sẽ gây ra tình trạng tăng giá.