Sự đe dọa về giao nhận hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng các hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại luân đôn (LME) trong kinh doanh của công ty gia kim (Trang 82 - 83)

Giá giao ngay và giá giao sau có xu hướng biến động cùng chiều , Mặc dù không luôn luôn cùng một mức độ . Quá trình giao nhận hàng diễn ra trong suốt tháng giao hàng của hợp đồng giao sau tại một điểm giao hàng cụ thể . Người mua hợp đồng giao sau phải đồng ý thanh toán và chi trả ngay lập tức cho lơ hàng hóa . Các

chi phí như là chi phí lưu kho và lãi vay đã được phản ảnh hết trong giá giao sau và người mua phải gánh chịu tất cả các chi phí này Sự đe dọa về giao nhận hàng hóa có thể được tóm lược bằng cơ chế vận hành sau :

(1) Nếu như người mua trên thị trường giao ngay chào giá thấp hơn nhiều

hơn so với giá giao sau thì người bán hàng trên thị trường giao ngay (

người sở hữu hàng hóa ) có thể bán giao sau . Việc khan hiếm những người bán trên thị trường giao ngay cuối cùng rồi cũng làm cho những người mua tăng giá giao ngay lên . Đồng thời lúc này do áp lực bán trên thị trường giao sau tăng lên , rốt cuộc cũng làm cho giá giao sau giảm đi . Chính vì thế giá giao ngay và giá giao sau cuối cùng rồi cùng hội tụ về với nhau .

(2) Ngược lại , Nếu giá giao ngay quá cao so với giá giao sau người người

mua giao ngay có thể mua giao sau . Trong tình huống này , người mua

nhận sản phẩm với giá giao sau thấp và sau đó có thể bán chúng lại trên thị trường giao ngay với giá cao hơn . Những hành vi này rốt cuộc làm tăng giá giao sau , làm giảm giá giao ngay cho đến khi chúng đạt đến khi chúng đạt

đến mức cân bằng sau cho tới khi nào mọi người không thề tiếp tục làm

như thế nữa để kiếm lời .

Tóm lại , nỗi lo sợ về giao nhận hàng bảo đảm sự hội tụ của giá giao sau và giá giao ngay theo thời gian và làm tăng tính hội nhập của hợp đồng giao sau và

ngược lại bảo đảm rằng giá giao ngay và giá giao sau sẽ hội tụ với nhau . Nỗi lo sợ rằng việc giao nhận có thể hoặc là ở phía bên “ giao “ hoặc là ở phía bên “nhận” làm cho giá giao sau và giá giao ngay sẽ tiến đến gần nhau hoặc là các nhà kinh doanh chênh lệch ( arbitrager ) sẽ khiến chúng tiến đến gần nhau bằng những nổ lực tìm kiếm lợi nhuận từ bất cứ những không ngang giá nào .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng các hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại luân đôn (LME) trong kinh doanh của công ty gia kim (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)