Phương pháp điều tra chọn mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng nghèo ở huyện tri tôn thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 37)

Chương I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo hệ thống (systematic sampling).

Đầu tiên, chúng tôi xác định quy mô mẫu cần phải chọn, theo các nghiên cứu trước đây, chúng tôi chọn quy mô mẫu là 182 mẫu, gồm có: xã Ơ Lâm: 60 mẫu; thị trấn

Tri Tôn: 60 mẫu và xã Tà Đảnh: 62 mẫu. Cụ thể cách chọn mẫu hệ thống như sau: - Đầu tiên: chia đám đông theo quy mơ mẫu mong muốn để có bước nhảy, ví dụ: xã Ơ Lâm có tổng cộng 2.508 hộ, quy mơ mẫu cần chọn là 60 mẫu, bước nhảy sẽ là: 42.

- Chọn điểm xuất phát: chọn một hộ ngẫu nhiên trong danh sách các hộ dân trong xã làm hộ thứ nhất, hộ tiếp theo sẽ là hộ thứ nhất cộng thêm 42 hộ. Quá trình lần

lượt như vậy cho đến khi hoàn tất danh sách các hộ trong xã.

- Đối với thị trấn Tri Tôn và xã Tà Đảnh, chúng tôi cũng lần lượt thực hiện theo

phương pháp chọn mẫu theo hệ thống như trên.

Sở dĩ chúng tôi chọn các địa phương dưới đây để thu thập thông tin là do:

- Xã Ô Lâm có nhiều người Khmer sinh sống, người Khmer chiếm tỷ lệ 98% dân số toàn xã, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 25,34%, điều kiện đất đai của xã rất đa dạng

như: núi, ruộng cao, ruộng thấp.

- Thị trấn Tri Tôn: là trung tâm huyện lỵ, với hầu hết các ngành nghề trong cơ cấu kinh tế như: nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, khách sạn nhà

hàng, khai thác đá… Tỷ lệ người Khmer trong thị trấn là: 21,5%; người Kinh và Hoa

- Xã Tà Đảnh hoàn toàn là đồng bằng, toàn bộ dân số trong xã là người Kinh và Hoa, cơ cấu kinh tế tương đối đa dạng ngồi nơng nghiệp cịn có nghề ni trồng thủy sản, cơ khí nơng nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ. Tỷ lệ nghèo của xã là: 11,27%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng nghèo ở huyện tri tôn thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)