4. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Đánh giá môi trường kinh doanh của Công ty Kao Việt Nam
2.3.2. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh
Với mục tiêu xây dựng nhãn hiệu và phát triển thị trường, trong những năm đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Công ty Kao Việt Nam đã đầu tư khá mạnh cho các hoạt động truyền thông, tiếp thị. Kết quả là các sản phẩm của Công ty đã trở nên quen thuộc và phổ biến đối với người tiêu dùng Việt Nam ngay từ những ngày đầu xuất hiện trên thị trường.
Về kinh doanh, qua bảng kết quả kinh doanh (2006-2009) ở trên, ta nhận thấy Công ty đã không ngừng phát triển nhờ vào những yếu tố:
• Khơng ngừng nghiên cứu, giới thiệu những sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao đến với khách hàng. Cuối năm 2007, Công ty giới thiệu sản phẩm sữa tắm Biore ra thị trường. Đây là một bước đi đúng lúc và hợp lý. Thêm vào đó, chương trình khuyến mại lớn trong năm dành cho người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa rửa mặt Biore từ tháng 4 đến tháng 6/2007 cũng đem lại kết quả thành công rực rỡ. Việc tung thành công sản phẩm sữa tắm và kết quả tốt từ chương trình khuyến mại này đã giúp doanh số ngành hàng chăm sóc da của Cơng ty trong năm 2007 tăng trưởng đến hơn 24% so với một năm trước đó.
• Năm 2008, Công ty tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển thị trường mới, củng cố thị trường hiện tại trước sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ, đưa ra nhiều hoạt động khuyến mại cho người bán lẻ cũng như cho người tiêu dùng. Những hoạt động kết hợp giúp cho doanh số tăng trưởng hơn 13% so với năm 2007 mặc dù khủng hoảng kinh tế tác động khơng nhỏ đến cả thị trường nói chung và tập đồn Kao nói riêng.
• Một cột mốc lớn đối với Cơng ty diễn ra vào năm 2009. Đó là lần đầu tiên, Cơng ty hoạt động có lãi tại thị trường trong nước. Với việc hợp lý hóa chi phí, các chương trình hỗ trợ bán hàng hiệu quả, chiến lược phát
triển sản phẩm mới hợp lý, nâng cao năng lực hoạt động của các bộ phận chức năng cùng với việc tổ chức lại hệ thống phân phối trên tồn quốc đã giúp cho Cơng ty hoạt động hiệu quả và lành mạnh hơn, tiết giảm được phần lớn chi phí hoạt động. Đây cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành của Công ty Kao Việt nam và hứa hẹn những kết quả tốt hơn nữa trong những năm kế tiếp sẽ đến với Công ty.
Bên cạnh những thành công đạt được, Công ty cũng cịn tồn tại một số khó khăn nhất định. Cơ chế quản lý bộ phận kinh doanh còn khá lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, đặc biệt là chưa có cơ chế giám sát hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chưa có một thủ lĩnh quản lý bộ phận kinh doanh đủ thực lực và đủ tầm để lãnh đạo đội ngũ kinh doanh trong ngành được cho có mức độ cạnh khốc liệt nhất hiện nay. Kết quả là tại một số khu vực, tình hình kinh doanh ngày càng đi xuống, tinh thần của nhân viên bán hàng khơng cịn cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu tăng trưởng về doanh số và thị phần của Công ty.