Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH kao việt nam đến năm 2020 (Trang 81 - 97)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.4. Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà Nước

Thứ nhất, hiện nay, cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty Kao Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên

thị trường. Lợi nhuận lớn cùng với ý thức tuân thủ luật pháp còn thấp khiến cho một số người tiếp tay cho các đối tượng sản xuất để kinh doanh hàng giả trên thị trường. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh cũng như hình ảnh sản phẩm, uy tín của Cơng ty.

Sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các cơ quan hành pháp sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả tệ nạn kinh doanh hàng giả. Hệ thống pháp luật nhằm ngăn chặn hàng giả cần được hoàn thiện nhằm mạnh tay hơn với các đối tượng này và ngăn ngừa những hoạt động tương tự trong tương lai. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng sẽ giúp ngăn chặn tệ nạn này hiệu quả và toàn diện hơn.

Thứ hai, các cơ quan chức năng cần hỗ trợ hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các nhãn hiệu mà phải mất nhiều công sức, tài chính và thời gian mới xây dựng được trong lòng khách hàng. Mặc dù các biện pháp chế tài đã đủ mạnh nhưng tính nghiêm minh của hệ thống các điều luật cịn hạn chế. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với các hình thức như hàng nhái, hàng giả sẽ gây hiểu lầm và thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Thứ ba, nhà nước cũng nên xem xét lại một số mức thuế áp cho các sản phẩm nhập khẩu mà Công ty đang kinh doanh. Cùng với việc tham gia các thỏa thuận chung về quản lý mỹ phẩm trong khu vực, việc giảm thuế nhập khẩu cũng nằm trong lộ trình chung sau khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Điều này sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm mà Cơng ty hiện đang nhập khẩu từ nước ngồi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Qua việc phân tích cụ thể, rõ ràng các chiến lược mà Công ty Kao Việt Nam có thể áp dụng nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian trước mắt cũng như kế hoạch phát triển đến năm 2020. Với các nhóm chiến lược này, Cơng ty sẽ có những sự lựa chọn chiến lược riêng cụ thể, phù hợp với điều kiện, nội lực sẵn có của Cơng ty cũng như các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài.

Các kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước nhằm kêu gọi sự hỗ trợ và giúp sức từ phía các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp trong việc ngăn chặn hàng nhái, hàng giả cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

KẾT LUẬN

Ngành sản xuất các sản phẩm chăm sóc da là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh khốc liệt nhất hiện nay với sự tham gia của nhiều công ty, tập đồn đa quốc gia. Với nguồn lực tài chính và chiến lược kinh doanh bài bản, sở hữu những nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu hoặc trong khu vực, các tập đoàn này chi phối phần lớn thị phần ngành sản phẩm chăm sóc da ở trong nước.

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện tại, vấn đề mà Công ty Kao Việt Nam cần giải quyết phần lớn đến từ nội bộ của doanh nghiệp. Với những thuận lợi vốn có về cơng nghệ, sản phẩm, thương hiệu, Công ty cần tận dụng được những thế mạnh này, cũng như các cơ hội từ thị trường tiềm năng như Việt Nam. Bên cạnh đó, cần phân tích sâu các thách thức, hạn chế cũng như điểm yếu còn tồn tại để trong những năm tới Cơng ty sẽ có những bước phát triển vượt bậc, củng cố và gia tăng hơn nữa thị phần của mình.

Năng lực cạnh tranh của các đối thủ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Nếu muốn tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này thì điều tiên quyết của mỗi doanh nghiệp là phải liên tục đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, định giá thành sản phẩm hợp lý, mở rộng thị trường cũng như gia tăng độ phủ của sản phẩm trên thị trường.

Một số chiến lược mà tác giả đã đề cập trong luận văn được rút ra từ sự phân tích các mơi trường bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Đây là những kiến thức mà tác giả đã được các thầy cơ tận tình truyền đạt ở nhà trường, qua tham khảo các bài viết trên các báo, tạp chí, các diễn đàn, các website và đặc biệt là qua thực tiễn tích lũy kinh nghiệm từ những năm làm việc tại Công ty. Nếu được vận dụng một cách thích hợp, các chiến lược này sẽ có ý nghĩa to lớn

góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, tạo bước phát triển mạnh và bền vững cho doanh nghiệp.

Trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này, tác giả đã được tiếp xúc và học hỏi được rất nhiều kiến thức hữu ích về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc đề xuất các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây sẽ là hành trang quan trọng giúp tác giả trao dồi thêm và phát triển hơn nữa trong sự nghiệp của mình.

Tác giả xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô tham gia giảng dạy tại Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt những kiến thức hết sức hữu ích, đặc biệt là PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Diệp, gia đình, bạn bè cùng lớp và các đồng nghiệp đã giúp tác giả rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn này.

Luận văn được thực hiện với sự cố gắng rất lớn, tuy nhiên do kiến thức, kinh nghiệm cũng như thời gian có hạn do phải đảm bảo thời gian công tác chuyên môn tại doanh nghiệp, nên chắn chắn luận văn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy rất mong nhận được những lời khuyên, những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cơ giáo, ban lãnh đạo doanh nghiệp và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hồn chỉnh và có tính khả thi cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Fred R. David, Khái luận về quản trị chiến lược (Concepts of Strategic Management), NXB Thống Kê, năm 2006.

2. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao Động-Xã Hội, năm 2006.

3. Nguyễn Thị Liên Diệp, Quản trị học, NXB Thống Kê, năm 2005.

4. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Nâng cao năng lực cạnh tranh và

bảo hộ sản xuất trong nước, NXB Lao Động, năm 1998.

5. Michael E. Porter, Chiến lược cạnh tranh, Phan Thùy Chi và nhóm biên dịch, NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội, năm 1996.

6. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP. Hồ Chí Minh,

năm 2003.

7. Cổng thông tin thương mại (U.S. Commercial Service), Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, www.buyusa.gov

8. Website của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, www.gso.gov.vn 9. Website Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, www.vneconomy.vn 10. Website Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, www.thesaigontimes.vn 11. Các website về kinh tế, kiến thức quản trị.

12. Các website của các cơng ty, tập đồn hoạt động trong ngành Tập đồn Unilever Việt Nam, www.unilevervn.com

Cơng ty Rohto Mentholatum Việt Nam, www.rohto.com.vn

Công ty Biersdorf Việt Nam, www.biersdorf.com, www.nivea.com.vn Công ty Johnson & Johnson Việt Nam,

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA

I. Anh/Chị vui lịng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đối với sự thành công của Công ty Kao Việt Nam:

(1: khơng ảnh hưởng; 2: ít ảnh hưởng; 3: có ảnh hưởng; 4: ảnh hưởng nhiều)

1. Nền kinh tế ổn định và phát triển

1 2 3 4

2. Xu hướng tiêu dùng của xã hội

1 2 3 4

3. Sự tăng trưởng giá trị thị trường của sản phẩm chăm sóc da

1 2 3 4

4. Tỷ lệ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da trong bộ phận khách hàng

1 2 3 4

5. Sự phát triển của khoa học công nghệ

1 2 3 4

6. Công nghệ sản xuất tiên tiến

1 2 3 4

7. Hiểu biết đầy đủ về đặc trưng thị trường và hành vi của người tiêu dùng

1 2 3 4

8. Sản phẩm chất lượng

1 2 3 4

9. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

10. Sự đa dạng của chủng loại sản phẩm

1 2 3 4

11. Mạng lưới phân phối

1 2 3 4

12. Sự phối hợp hoạt động giữa các phịng ban trong cơng ty

1 2 3 4

13. Cơ chế quản lý nhân sự bán hàng

1 2 3 4

14. Thương hiệu phổ biến

1 2 3 4

15. Hiệu quả của các hoạt động marketing

1 2 3 4

16. Sự gia nhập của các đối thủ mới cùng ngành

1 2 3 4

17. Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ hoạt động trong ngành

1 2 3 4

18. Thuế suất nhập khẩu

1 2 3 4

19. Việc ngăn chặn hàng nhái, hàng giả trên thị trường

II. Anh/Chị vui lịng cho biết ý kiến đánh giá của mình về phản ứng của Công ty Kao Việt Nam đối với các yếu tố sau:

(1: phản ứng yếu; 2: phản ứng dưới trung bình; 3: phản ứng trên trung bình; 4: phản ứng tốt)

1. Nền kinh tế ổn định và phát triển

1 2 3 4

2. Xu hướng tiêu dùng của xã hội

1 2 3 4

3. Sự tăng trưởng giá trị thị trường của sản phẩm chăm sóc da

1 2 3 4

4. Tỷ lệ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da trong bộ phận khách hàng

1 2 3 4

5. Sự phát triển của khoa học công nghệ

1 2 3 4

6. Công nghệ sản xuất tiên tiến

1 2 3 4

7. Hiểu biết đầy đủ về đặc trưng thị trường và hành vi của người tiêu dùng

1 2 3 4

8. Sản phẩm chất lượng

1 2 3 4

9. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

1 2 3 4

10. Sự đa dạng của chủng loại sản phẩm

11. Mạng lưới phân phối

1 2 3 4

12. Sự phối hợp hoạt động giữa các phịng ban trong cơng ty

1 2 3 4

13. Cơ chế quản lý nhân sự bán hàng

1 2 3 4

14. Thương hiệu phổ biến

1 2 3 4

15. Hiệu quả của các hoạt động marketing

1 2 3 4

16. Sự gia nhập của các đối thủ mới cùng ngành

1 2 3 4

17. Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ hoạt động trong ngành

1 2 3 4

18. Thuế suất nhập khẩu

1 2 3 4

19. Việc ngăn chặn hàng nhái, hàng giả trên thị trường

III. Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về Cơng ty Kao Việt Nam trong các lĩnh vực sau:

(1: rất yếu; 2: khá yếu; 3: khá mạnh; 4: rất mạnh)

1. Công nghệ sản xuất

1 2 3 4

2. Hiểu biết đầy đủ về đặc trưng thị trường và hành vi của người tiêu dùng

1 2 3 4

3. Chất lượng sản phẩm

1 2 3 4

4. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

1 2 3 4

5. Sự đa dạng của chủng loại sản phẩm

1 2 3 4

6. Mạng lưới phân phối

1 2 3 4

7. Sự phối hợp hoạt động giữa các phịng ban trong cơng ty

1 2 3 4

8. Cơ chế quản lý nhân sự bán hàng

1 2 3 4

9. Thương hiệu phổ biến

1 2 3 4

10. Hiệu quả của các hoạt động marketing

1 2 3 4

11. Việc ngăn chặn hàng nhái, hàng giả trên thị trường

IV. Anh/Chị vui lịng cho biết ý kiến đánh giá của mình về các cơng ty sau trong các lĩnh vực sau đây:

(1: rất yếu; 2: khá yếu; 3: khá mạnh; 4: rất mạnh)

1. Uy tín thương hiệu

- Công ty Kao Việt Nam 1 2 3 4

- Công ty Rohto 1 2 3 4

- Công ty Unilever 1 2 3 4

2. Tiềm lực tài chính

- Cơng ty Kao Việt Nam 1 2 3 4

- Công ty Rohto 1 2 3 4

- Công ty Unilever 1 2 3 4

3. Hoạt động marketing

- Công ty Kao Việt Nam 1 2 3 4

- Công ty Rohto 1 2 3 4

- Công ty Unilever 1 2 3 4

4. Chất lượng sản phẩm

- Công ty Kao Việt Nam 1 2 3 4

- Công ty Rohto 1 2 3 4

- Công ty Unilever 1 2 3 4

5. Phát triển sản phẩm mới

- Công ty Kao Việt Nam 1 2 3 4

- Công ty Rohto 1 2 3 4

6. Chính sách đầu tư và phát triển công nghệ

- Công ty Kao Việt Nam 1 2 3 4

- Công ty Rohto 1 2 3 4

- Công ty Unilever 1 2 3 4

7. Mạng lưới phân phối

- Công ty Kao Việt Nam 1 2 3 4

- Công ty Rohto 1 2 3 4

- Công ty Unilever 1 2 3 4

8. Khả năng tổ chức, quản lý và điều hành

- Công ty Kao Việt Nam 1 2 3 4

- Công ty Rohto 1 2 3 4

- Công ty Unilever 1 2 3 4

9. Chính sách khen thưởng

- Công ty Kao Việt Nam 1 2 3 4

- Công ty Rohto 1 2 3 4

- Công ty Unilever 1 2 3 4

10. Cơ sở vật chất

- Công ty Kao Việt Nam 1 2 3 4

- Công ty Rohto 1 2 3 4

- Công ty Unilever 1 2 3 4

PHỤ LỤC 2:

TỶ LỆ SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA TẠI VIỆT NAM

Sữa rửa mặt dành cho nữ Sữa tắm dành cho nữ Sản phẩm tẩy trang Sữa rửa mặt dành cho nam Sữa tắm dành cho nam Lứa tuổi 2007 (%) 2008 (%) 2007 (%) 2008 (%) 2007 (%) 2008 (%) 2007 (%) 2008 (%) 2007 (%) 2008 (%) Tổng cộng 71 83,7 82,7 92 5 10,7 26,3 27,3 40 45,7 Từ 12-14 tuổi 50 68,2 75 81,8 0 0 17,2 18,2 41,4 45,5 Từ 15-19 tuổi 73,2 85,7 95,1 92,9 0 9,5 40 51,1 48,6 57,8 Từ 20-24 tuổi 79,2 83,1 88,7 91,5 5,7 10,2 34 47,2 52,8 43,4 Từ 25-29 tuổi 80 89,5 84,4 92,1 6,7 10,5 25 25 41,7 52,1 Từ 30-34 tuổi 67,6 86,4 73 95,5 2,7 13,6 25 18,8 29,5 46,9 Từ 35-39 tuổi 67,3 92,5 75,5 95 10,2 15 25 16 35 40 Từ 40-44 tuổi 80,6 80,6 87,1 94,4 3,2 13,9 17,2 10,7 34,5 35,7 Từ 45-49 tuổi 50 68,4 75 84,2 8,3 5,3 18,2 4,5 27,3 36,4

Nguồn: Lyche 2007-2008 (n=300, đối tượng khảo sát sinh sống tại TP.HCM) Lyche là chương trình khảo sát thị trường của tập đoàn Kao được thực hiện hàng năm tại Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Việt Nam.

PHỤ LỤC 3:

NGÂN SÁCH DÀNH CHO QUẢNG CÁO (TRUYỀN HÌNH + BÁO CHÍ) CỦA PHÂN KHÚC SẢN PHẨM CHĂM SĨC DA MẶT DÀNH CHO NỮ

(SỮA RỬA MẶT + KEM DƯỠNG DA)

ĐVT: đô-la Mỹ Stt Nhãn hàng Năm 2008 Năm 2009 1 Pond's 4.275.247 8.056.791 2 Nivea 1.361.390 3 Olay 1.981.716 1.164.879 4 Hazeline 1.096.647 745.944 5 Clean&Clear 655.260 724.625 6 Acnes 512.022 603.946 7 Garnier 434.967 385.230 8 E100 379.367 9 Biore 285.429 357.891 10 Hada Labo 75.091

PHỤ LỤC 4:

NGÂN SÁCH DÀNH CHO QUẢNG CÁO (TRUYỀN HÌNH + BÁO CHÍ) CỦA PHÂN KHÚC SẢN PHẨM SỮA TẮM DÀNH CHO NỮ

ĐVT: đô-la Mỹ Stt Nhãn hàng Năm 2008 Năm 2009 1 Lifebouy 1.207.139 3.349.488 2 Lux 946.270 2.680.363 3 Johnson&Johnson 954.864 1.154.289 4 Enchanteur 982.143 1.132.776 5 Dove 503.031 839.058 6 Palmolive 385.510 343.902 7 Monsavon 181.043 8 Biore 234.057 0

PHỤ LỤC 5:

NGÂN SÁCH DÀNH CHO QUẢNG CÁO (TRUYỀN HÌNH + BÁO CHÍ) CỦA PHÂN KHÚC SẢN PHẨM SỮA RỬA MẶT DÀNH CHO NAM GIỚI

ĐVT: đô-la Mỹ

Stt Nhãn hàng Năm 2008 Năm 2009

1 Oxy 287.584 342.081

2 Nivea for Men 761.978 320.037

3 Men's Biore 76.683 260.803

4 Romano 112.286

5 X-Men 77.438

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH kao việt nam đến năm 2020 (Trang 81 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)