ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu [8] chọn hệ số là 0,2 đối với những khách du lịch từ miền
Phần mềm Eviews và các phép kiểm định cho kết quả cuối cùng ở dạng log-log như sau:
Bảng 3.6. Kết quả hồi quy theo ITCM
Dependent Variable: LOG(IY) Method: Least Squares Sample: 1 291
Included observations: 291
White Heteroskedasticity-Consistent Standard Errors & Covariance
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.259456 0.617196 -1.719381 0.0866
LOG(ITC) -0.123088 0.042181 -2.918075 0.0038
LOG(IINCOME) 0.217801 0.060119 3.622813 0.0003
LOG(IAGE) 0.586432 0.175872 3.334424 0.0010
R-squared 0.185999 Mean dependent var 0.411606 Adjusted R-squared 0.177491 S.D. dependent var 0.632850 S.E. of regression 0.573946 Akaike info criterion 1.741088 Sum squared resid 94.54188 Schwarz criterion 1.791581 Log likelihood -249.3283 F-statistic 21.85985 Durbin-Watson stat 1.314942 Prob(F-statistic) 0.000000
nguồn: kết quả tính tốn từ Eviews
Các biến ITC, IINCOME và IAGE đều có ý nghĩa thống kê và đúng dấu kỳ vọng. Biến IEDU cộng tuyến với IINCOME đã bị loại bỏ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Mơ hình có ý nghĩa thống kê với Prob (F-statistic) tương đương 0, dù chỉ
giải thích được 17,7% sự biến động của IY khi các biến độc lập thay đổi. Điều
quan trọng nhất gợi ý từ mơ hình là chi phí du hành có một tác động âm, (với độ co dãn ở đây là -0,123) cho nên cần phải giảm chi phí du hành hoặc tăng độ hấp dẫn của điểm đến (tức là tăng độ thỏa dụng cho du khách). Thu nhập có một tác
động dương, hứa hẹn những thuận lợi cho việc phát triển du lịch, vì du khách đến Đồng Nai chủ yếu là du khách nội vùng, nơi có tốc độ tăng thu nhập khá cao
và tương đối ổn định. Tuổi tác cũng có tác động dương. Điều này được hiểu
trong phạm vi khách du lịch Đồng Nai là những người rất trẻ (trung bình 27,5
tuổi), nên càng ở lớp “lớn tuổi hơn”, du khách dễ là những người thành đạt và có thu nhập cao hơn.
3.7. MƠ HÌNH CHI PHÍ DU HÀNH THEO VÙNG ZTCM 3.7.1. Phân chia vùng 3.7.1. Phân chia vùng
Các vùng cho bởi Bảng 3.5. Tại bảng này, các vùng được phân chia dựa vào khoảng cách trung bình đến các điểm du lịch Đồng Nai, và trên cơ sở địa giới
hành chánh, để có thể sử dụng các số liệu thống kê về dân số và thu nhập.
3.7.2. Chi phí du hành theo vùng (TC- Travel cost)
Du khách từ vùng 1 và vùng 2 có thể tham quan Đồng Nai trong ngày, vì cự ly từ nơi xuất phát đến các điểm du lịch chỉ từ 107,5 km trở xuống. Đến vùng 3, du khách bắt đầu có thể phải ở lại, hoặc chỉ là kết hợp công tác, học tập để đến Đồng Nai. Các vùng 4,5,6,7,8 ngày càng xa hơn, và đến vùng 9 thì khoảng cách đến Đồng Nai đã hơn 1.800 km, chi phí du hành rất lớn, khơng ai cịn đến Đồng
Nai chỉ vì một mục đích du lịch.
Tuy rằng phương pháp ZTCM xem những người xuất phát từ cùng một vùng như là những du khách đổng nhất, Luận văn này vẫn cố gắng đưa vào yếu tố thu nhập cá nhân có được từ bảng phỏng vấn để tính tốn chi phí du hành theo vùng.
Mục 3.5.11 đã tính tốn chi phí du hành cá nhân của từng du khách theo thu nhập, phương tiện thực tế và đã phân bổ chi phí du hành cá nhân (chỉ có cự ly là tính bình qn). Đến đây, tác giả tổng hợp chi phí du hành của tất cả cá nhân
trong mỗi vùng, chia cho số người được phỏng vấn trong vùng để có được chi phí du hành bình qn của cá nhân đến từ vùng quan sát. Kết quả cho ở bảng 3.7.
3.7.3. Tỉ lệ du hành theo vùng (Y – Visitation rate)
Áp dụng công thức (1.14), tỉ lệ du hành theo vùng được tính tốn cho bởi bảng 3.7. Có thể thấy khi chi phí du hành tăng dần theo cự ly thì tỉ lệ du hành theo vùng giảm rõ rệt. Điều này dẫn đến suy diễn rằng có thể xây dựng được đường
cầu theo chi phí du hành, với một tác động âm của chi phí, khớp với các lý thuyết kinh tế. Có các đột biến nhẹ từ các vùng 7, 8 và 9. Vùng 9, miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội, là vùng rất xa nhưng có mức sống dân cư cao. Người du lịch từ miền Bắc phần lớn kết hợp công tác, thăm thân nhân… nên là nhu cầu du lịch ít co dãn theo chi phí. Do đó, tỉ lệ du lịch theo vùng cao. Vùng 8, miền Trung, mức
sống thấp, khách du lịch đã chọn những phương tiện giá rẻ (xe đò, xe buýt), và
dĩ nhiên cũng có kết hợp một cơng việc khác nào đó. Vùng 7, Tây nguyên, mức sống chung thấp, nhưng những du khách đến Đồng Nai là những người khá giả. Những du khách này cũng đã chọn các phương tiện rẻ tiền. Không thể loại trừ
khả năng do có cơng việc kinh doanh, bn bán tại Đồng Nai, nên du khách đã
đến Đồng Nai nhiều hơn (một người trong số đó đã đến 5 lần trong năm 2008!)
Bảng 3.7. Tỉ lệ du hành và chi phí du hành theo vùng Vùng Số lượt đến Đồng Nai Ước dân số 2008 (1000 người) Y (lượt/1000 dân) Cự ly (km) TC (1000đ) V1 523 9.510,65 258,89 38,00 118,70 V2 14 948,85 69,46 107,50 194,11 V3 27 4.603,21 27,61 130,60 207,68 V4 4 1.191,31 15,81 187,00 430,97 V5 3 1.167,65 12,10 214,33 659,41 V6 3 1.207,91 11,69 300,00 748,23 V7 9 3.362,31 12,60 499,60 653,21 V8 3 2.931,58 4,82 722,00 634,80 V9 18 11.309,91 7,49 1.804,00 700,92
Ghi chú: cỡ mẫu n = 291, tổng lượt khách 2008 N = 1.370.000
Nguồn: tính tốn của tác giả dựa vào Bảng phỏng vấn và Niên giám Thống kê34
3.7.4. Thu nhập trung bình của du khách theo vùng (INCOME)
Tương tự như khi tính chi phí du hành theo vùng, để cố gắng thực tế trong tính tốn, tác giả cộng gộp tất cả thu nhập của du khách theo từng vùng (có được từ Bảng phỏng vấn), rồi chia cho số khảo sát của vùng, để được bình quân thu nhập (của du khách) theo vùng.
Có sự khác biệt đáng kể giữa thu nhập trung bình theo thực tế phỏng vấn và thu nhập trung bình theo các số liệu rút ra và tính tốn từ Niên giám Thống kê [16]. Bảng 3.8 nêu số liệu của nhận xét này.