Lịch Đồng Na

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh đồng nai (Trang 42 - 44)

Chương 2 đã trình bày các đặc điểm của du lịch Đồng Nai, các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, và tình hình khai thác dưới mức giá trị hiện nay. Chương 3 sẽ cố gắng trả lời câu hỏi “Giá trị du lịch của Đồng Nai có thể ước lượng khoảng

bao nhiêu?” và “Những yếu tố nào tác động chính lên cầu du lịch Đồng Nai?”

Phần cuối chương, một số gợi ý về các giải pháp chính sách cũng sẽ được trình bày, rút ra từ kết quả hồi quy và từ phân tích các đặc trưng kinh tế xã hội của du khách.

3.1. MƠ HÌNH ĐƯỜNG CẦU DU LỊCH 3.1.1. Biến phụ thuộc 3.1.1. Biến phụ thuộc

Lượng cầu du lịch, trong trường hợp ITCM, biểu thị bởi số lần viếng thăm của du khách tới một điểm trong một năm. Trong trường hợp ZTCM, đó là tỷ lệ lượt du khách đến vùng i từ vùng j, so với dân số vùng j, trong một năm, hay là cầu du lịch của vùng i đối với người dân từ vùng j (xem 1.1.3). Kể từ đây, biến phụ

thuộc sẽ ký hiệu là IY trong phương pháp ITCM và Y trong phương pháp ZTCM.

3.1.2. Các biến độc lập và dấu kỳ vọng

Như 1.1.3 đã trình bày, các biến độc lập được quan tâm sẽ là chi phí du hành, thu nhập, độ tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hơn nhân, giá của sản phẩm thay thế và sự hài lòng của du khách do các đặc trưng điểm đến. Trong đó, theo lý thuyết và các nghiên cứu đi trước, tác giả kỳ vọng chi phí du hành có một tác động âm; thu nhập, học vấn và giá sản phẩm thay thế có tác động dương; các biến độ tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân khơng xác định được chiều tác động, phải xem kết

quả hồi quy và biện luận trên những đặc trưng hiện tại của điểm đến. Tuy nhiên, có thể dự báo sơ bộ rằng, vì Đồng Nai chưa có nhiều điểm du lịch tốt, chủ yếu

hiện nay đang thu hút giới trẻ trong những hoạt động ngắn ngày, nên độ tuổi

bình quân sẽ thấp. Những du khách trung niên, cao tuổi là những người thành

đạt, đi du lịch kết hợp cơng tác, sẽ đến những điểm du lịch có dịch vụ đầy đủ

hoặc cao cấp. Vì đa phần là khách du lịch trẻ, nên giới tính và tình trạng hơn nhân có thể khơng có tác động. Hai dạng hàm semilog và log-log sẽ được thử và chọn lựa.

3.2. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI

Bảng câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập dữ liệu cho các biến theo cả 2 phương pháp ITCM và ZTCM. Phần đầu (từ câu 1 đến câu 8) tìm kiếm thơng tin về chi phí du hành và hành vi của du khách. Phần hai (câu 9,10,11) thăm dò sự đánh giá của du khách về những điều đã trải nghiệm qua chuyến đi và tìm hiểu về điểm đến thay thế. Phần ba (câu 12) hỏi về độ sẵn lòng chi trả cho môi trường và tôn

tạo các di tích, nhằm mở rộng nghiên cứu về sau. Phần cuối (từ câu 13 đến câu 17) gồm các câu hỏi về đặc điểm kinh tế xã hội của du khách.

Chi tiết kỹ thuật thiết kế Bảng câu hỏi được trình bày tại Phụ lục 7, các Bảng câu hỏi tại Phụ lục 8 (tiếng Việt) và Phụ lục 9 (Tiếng Anh).

3.3. TỔ CHỨC PHỎNG VẤN

Nhóm phỏng vấn bao gồm các chuyên viên thuộc Phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai), và cộng tác viên là tiếp tân tại một số khách sạn chính, người quản lý của các công ty lữ hành, điểm du lịch, và một số hướng dẫn viên du lịch. Hầu hết các thành viên đều có trình độ Đại học, một số tốt nghiệp Đại học chuyên ngành du lịch, và có thể sử dụng tiếng Anh. Các

chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Du lịch đã đến từng nơi, giải thích mục đích, nêu yêu cầu, trao đổi về kỹ thuật phỏng vấn và cùng phỏng vấn một số trường hợp với các cộng tác viên khác.

Phỏng vấn được thực hiện trong 4 tháng, từ tháng 6 đến hết tháng 9/2008. Đối tượng được phỏng vấn là du khách được chọn ngẫu nhiên nhưng tương đối tỉ lệ

nhiều du khách hơn). Tổng số 350 du khách được phỏng vấn, trong đó có 28 khách nước ngồi. Tiếp theo, việc tổ chức nghiệm thu phiếu phỏng vấn và nhập liệu thực hiện tại Phịng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch

Đồng Nai, trong đầu tháng 10/2008. Bộ dữ liệu hiện đang được quản lý tại Sở

Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai.

3.4. HẠN CHẾ CỦA DỮ LIỆU THU THẬP

Nhiều khách nước ngồi khơng trả lời đầy đủ các câu hỏi về chi tiêu và thu

nhập22. Do thiếu dữ liệu và khó khăn khi phân bổ chi phí du hành23, tác giả khơng xây dựng được đường cầu cho khách nước ngoài. Mặt khác, chi tiêu của khách nước ngoài tại Đồng Nai rất thấp (Bảng 2.2), lượt khách nước ngồi ít (từ 1,94% đến cao nhất là 4,91% - năm 2008 cũng chỉ có 2,45% - Bảng 2.1), nên

chắc chắn đối tượng khách này chưa có đóng góp quan trọng vào doanh thu du lịch Đồng Nai. Do đó, từ đây tác giả chỉ xét đến đường cầu du lịch cho khách nội

địa24, và, một cách an toàn, xem như đây là đường cầu du lịch Đồng Nai.25 Khách nội địa cũng không trả lời đầy đủ câu hỏi về chi tiêu. Sau khi loại bỏ 28 phiếu phỏng vấn khách nước ngồi, cịn lại 322 phiếu, nhưng chỉ có 291 phiếu

đạt yêu cầu xử lý. Trong 291 phiếu xử lý, 167 phiếu (bằng 57%) có câu trả lời về

tổng chi tiêu. Các thành phần chi tiêu ít người được phỏng vấn trả lời: vận

chuyển, chỗ ở, vé dịch vụ, ăn uống, mua sắm, vé tour lần lượt theo thứ tự trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh đồng nai (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)