Trong những năm của thập niên 90, theo quyết định số 90/TTg và số 91/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng chính phủ, cả nước thực hiện việc sắp xếp lại các tổng cơng ty để thúc đẩy việc tích tụ và tập trung vốn, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. Đến nay đã có 96 tổng cơng ty được thành lập, trong đó có 78 tổng cơng ty được thành lập theo quyết định số 90/TTg và 18 tổng công ty được thành lập theo quyết định số 91/TTg.
Sau hội nghị lần thứ 3 của ban chấp hành trung ương Đảng khố IX, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2004 về việc chuyển đổi tổng cơng ty Nhà nước theo mơ hình cơng ty mẹ – cơng ty con. Tổng cơng ty theo mơ hình cơng ty mẹ – cơng ty con là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết cơng nghệ, thương hiệu hoặc thị trường giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó có một cơng ty Nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp thành viên khác (gọi tắt là công ty mẹ) và các doanh nghiệp thanh viên khác bị công ty mẹ chi phối (gọi tắt là cơng ty con) hoặc có một phần vốn khơng chi phối của công ty mẹ (gọi tắt là công ty liên kết)[ ]1. Việc chuyển đổi tổ chức lại Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập sang Tổng cơng ty theo mơ hình cơng ty mẹ – công ty con nhằm chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính với cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính là chủ yếu; xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa cơng ty mẹ với cơng ty con và công ty liên kết; tăng cường năng lực kinh doanh cho các đơn vị tham gia liên kết; tạo điều kiện để phát triển thành tập đoàn kinh tế[ ]2.
Tuy nhiên, việc sắp xếp các tổng công ty và chuyển các tổng cơng ty theo mơ hình cơng ty mẹ – cơng ty con trong thời gian qua cịn quá chậm, nguyên
[ ]1 Điều 18 – Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 09/08/2004.
nhân chủ yếu là cơ sở pháp lý chưa được hình thành, các tổng cơng ty cịn có tư tưởng chờ đợi. Theo một số chun gia thì trong khi các tổng cơng ty còn đang lo việc sắp xếp chưa có điều kiện triển khai chuyển sang mơ hình cơng ty mẹ – cơng ty con thì hàng loạt doanh nghiệp Nhà nước lại rất say sưa với mơ hình này. Bởi lẽ, nếu doanh nghiệp Nhà nước được chuyển theo mơ hình cơng ty mẹ – cơng ty con thì doanh nghiệp Nhà nước đó sẽ trở thành cơng ty mẹ có quyền kiểm sốt cơng ty con, do cơng ty mẹ nắm phần vốn chi phối đối với công ty con. Trong năm 2006 và đầu năm 2007, một vài tập đoàn kinh tế Nhà nước đã được hình thành ở các lĩnh vực quan trọng như Tập đồn Dầu Khí, Tập đồn Điện Lực, Tập đồn Cơng Nghiệp Than – Khống Sản, Tập đồn Bưu chính – Viễn Thơng, Tập đồn Dệt May, Tập đồn Cơng Nghiệp Tàu Thuỷ Vinashin...
Song song với xu hướng chuyển đổi tổng cơng ty thành các tập đồn kinh tế Nhà nước, các tập đồn kinh tế tư nhân cũng bắt đầu hình thành và có những bước phát triển mạnh mẽ. Đã có một số tập đồn kinh tế tư nhân hình thành theo mơ hình này, tiêu biểu như: Đồng Tâm, Kinh Đơ, Hồ Phát, Hồng Anh Gia Lai, Gỗ Trường Thành,... Các tập đồn này đều có vốn, cổ phiếu chi phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết, ngân hàng, đối tác chiến lược trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đông.
Như vậy, theo chuẩn mực kế tốn 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tốn các khoản đầu tư vào cơng ty con” và Thông tư 23 hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này thì các đối tượng phải lập báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm các tập đồn (kể cả tập đoàn kinh tế Nhà nước và tập đoàn kinh tế tư nhân) và các tổng công ty Nhà nước trong đó cơng ty mẹ nắm quyền chi phối doanh nghiệp khác.
Trong phạm vi luận văn này, các tập đồn và tổng cơng ty Nhà nước được gọi chung là tập đoàn.