Thuận lợi và khó khăn khi lập báo cáo tài chính hợp nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 42)

NHẤT:

2.4.1. Thuận lợi:

- Trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam, đa số các công ty mẹ tiến hành đầu tư vào cơng ty con theo mơ hình giản đơn: cơng ty mẹ sở hữu trực tiếp hơn 50% vốn trong công ty con. Điều này giúp cho kế toán thuận lợi trong việc tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa cơng ty mẹ và các cơng ty con mà nó đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, trong xu thế vận động và phát triển tự nhiên sẽ hình thành loại hình cơng ty mẹ – cơng ty con phức tạp hơn: công ty mẹ sở hữu trực tiếp vốn trong công ty con (công ty con cấp 1), công ty con này lại sở hữu vốn của một công ty khác (công ty con cấp 2). Như vậy công ty mẹ phải hợp nhất cả báo cáo của công ty con cấp 1 và công ty con cấp 2.

- Kế thừa từ chuẩn mực kế tốn quốc tế hiện nay, Bộ Tài Chính đã ban hành các chuẩn mực liên quan đến việc lập báo cáo tài chính hợp nhất như: chuẩn mực kế tốn VAS 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tốn khoản đầu tư vào công ty con”, chuẩn mực kế toán VAS 11 “Hợp nhất kinh doanh”, chuẩn mực kế toán VAS 07 “Kế tốn các khoản đầu tư vào cơng ty liên kết”, chuẩn mực kế tốn VAS 08 “Thơng tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh”, chuẩn mực kế tốn VAS 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”. Bên cạnh đó, Bộ Tài Chính cũng đã ban hành Thơng tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực trên như: Thông tư 23 (hướng dẫn VAS 25, VAS 07, VAS 08), Thông tư 21 (hướng dẫn VAS 11), Thông tư 20 (hướng dẫn VAS 17). Đây là những tài liệu hiện hành hướng dẫn người làm công tác kế tốn tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất.

- Bên cạnh đó, các tổ chức nghề nghiệp, các trung tâm đào tạo đã và đang mở nhiều lớp tập huấn về phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất. Nhờ sự hỗ trợ này mà kế tốn viên có thể tiếp cận kỹ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất kịp thời và hiệu quả.

- Một điều nữa không thể phủ nhận là việc đội ngũ kế tốn tại Việt Nam ln cố gắng tìm tịi, học hỏi những điều mới mẻ trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất. Khơng chỉ tham gia các khóa huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn, họ cịn tự mình mày mị, nghiên cứu từ tài liệu đã ban hành để nâng cao trình độ chun mơn. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thơng tin tài chính trung thực và hợp lý ngày càng cao của người sử dụng báo cáo tài chính hợp nhất.

2.4.2. Khó khăn:

- Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì cũng cịn một số khó khăn nhất định do báo cáo tài chính hợp nhất chỉ được áp dụng cho các tập đồn, tổng cơng ty có mơ hình cơng ty mẹ – công ty con trong thời gian gần đây. Do vậy, mặc dù đã ban hành đầy đủ các chuẩn mực, Thông tư hướng dẫn thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất nhưng các Thơng tư này chưa hồn thành được vai trị của nó đối với người làm cơng tác kế tốn. Các Thông tư chỉ mới đưa ra những hướng dẫn về phương pháp hạch tốn cho trường hợp cơ bản và một vài ví dụ minh họa nhưng chưa đủ để người đọc có thể áp dụng vào thực tế.

- Do đây là lĩnh vực mới mẻ nên các khóa huấn luyện tại các trung tâm đào tạo cũng chưa đáp ứng hết nhu cầu của người học. Thơng qua các khóa huấn luyện, người giảng dạy chỉ mới dừng ở việc tóm tắt kiến thức, đưa ra một vài ví dụ minh họa dễ hiểu hơn so với Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính, chứ chưa giúp người học nắm bắt được tất cả các bước thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất. Hiện nay, người giảng dạy cũng phải nghiên cứu quá trình lập báo cáo hợp nhất từ các tài liệu nước ngồi là chính nên nội dung giảng dạy còn mang hơi thở của các chuẩn mực quốc tế, chưa thực sự là một tài liệu dành cho mơi trường kế tốn tại Việt Nam.

- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và tập đồn chưa có sự đầu tư đúng mức vào đội ngũ kế tốn lập báo cáo hợp nhất. Qua q trình khảo sát, hầu hết các kế toán viên đều tự mình nghiên cứu, học hỏi thơng qua chuẩn mực, Thơng tư hướng dẫn, tài liệu là chính; chỉ một số cán bộ chủ chốt (như kế toán trưởng, kế tốn tổng hợp tại cơng ty mẹ) được cơng ty cử đi đào tạo ở các khóa học bên ngồi. Mặt khác, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa kế tốn cơng ty mẹ và công ty con. Khi hợp nhất báo cáo tài chính phải thực hiện các bút toán điều chỉnh các giao dịch nội bộ giữa các đơn vị trong cùng tập đồn, do đó rất cần những quy định đối với kế tốn cơng ty mẹ và công ty con về việc ghi chép vào sổ sách kế toán để thuận lợi cho việc đối chiếu và loại trừ doanh thu – giá vốn nội bộ, các khoản phải thu – phải trả nội bộ,... Tuy nhiên, hiện nay chỉ có kế tốn tại cơng ty mẹ quan tâm đến việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, cịn kế tốn tại cơng ty con thì chưa có sự quan tâm đến việc này. Vì vậy, kế tốn lập báo cáo hợp nhất

đã gặp khó khăn khi loại trừ các giao dịch nội bộ do thiếu sự phối hợp từ kế tốn cơng ty con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)