Cấu tạo hệ thống lái không trụ lái Steer-By-Wire (SBW)

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái không trục lái (Trang 25 - 26)

2.4 Hệ thống lái không trụ lái Steer-by-wire

2.4.1 Cấu tạo hệ thống lái không trụ lái Steer-By-Wire (SBW)

Trên các hệ thống trợ lực dầu và trợ lực điện, vô lăng sẽ kết nối trực tiếp với thước lái thông qua hệ thống trục, khớp và các bánh răng có cấu tạo phức tạp. Các chuyển động từ vơ-lăng sẽ thay đổi góc đánh lái thơng qua một bộ chuyển đổi mơ men có tỉ số truyền cố định trên trợ lực dầu và có thể thay đổi trên trợ lực điện. Hệ thống lái steer-by-wire khác hoàn toàn các hệ thống trợ lực truyền thống, steer-by-wire về cơ bản sẽ "số hóa" các hoạt động của vơ lăng bằng dây thay cho các liên kết trực tiếp phức tạp trước đây.[5]

Các chuyển động từ vô lăng sẽ được cảm biến lực đánh lái chuyển thành một dạng tín hiệu số và truyền đến hộp điều khiển trung tâm của hệ thống lái. Hộp điều khiển đóng vai trị điều khiển động cơ điện đánh lái trực tiếp 2 bánh xe trước. Trên steer-by-wire, người lái có thể dễ dàng lựa chọn giữa nhiều tỉ số lái khác nhau để vơ lăng có cảm giác nhanh hay chậm, hay động cơ điện can thiệp ít hay nhiều sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động và sở thích cá nhân.[5]

Hệ thống steer-by-wire tuy không kết nối cơ học trực tiếp với thước lái như các hệ thống trợ lực trước đây, nhưng nó lại cho phản hồi nhanh hơn do bỏ qua độ trễ do ma sát ở các vị trí truyền động.

17

Hình 2.9: Cơ cấu hệ thống lái Steer-by-wire. (nguồn: internet)

(1) Cảm biến lực đánh lái: Gửi tín hiệu (góc quay vơ-lăng) đến hệ

thống tính tốn điện tử.

(2) Bộ ly hợp: Bộ phận này sẽ mở ra trong hầu hết thời gian. Khi hệ

thống lái gặp hư hỏng, bộ ly hợp sẽ đóng lại và hoạt động như một hệ thống trợ lực điện bình thường.

(3) Hộp điều khiển: Kiểm sốt động cơ điện (điều khiển dịng thủy lực

xuống thước lái) và hệ thống cảm biến góc quay vơ lăng sao cho góc quay bánh xe dịch chuyển đúng với yêu cầu của người lái.

(4) Động cơ trợ lực: cách bố trí 2 động cơ cho 2 bánh xe sẽ giúp giảm

chi phí so với phương án 1 động cơ lớn cũng như tạo ra nhiều không gian hơn cho khối động cơ đặt dọc ở vị trí thấp. Có tác dụng thay đổi dịng thủy lực bên trong thước lái qua đó thay đổi góc quay của bánh xe.

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái không trục lái (Trang 25 - 26)