Nguyên lý hoạt động

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái không trục lái (Trang 26 - 28)

2.4 Hệ thống lái không trụ lái Steer-by-wire

2.4.2 Nguyên lý hoạt động

Người lái tác động vào vơ-lăng thì góc quay của vơ-lăng sẽ được đo đạc bởi bộ phận đo góc lái và gửi dữ liệu đến ECU của hệ thống. Sau đó tín hiệu từ đây sẽ được xử lý để điều khiển mô tơ quay cơ cấu lái để điều khiển góc đánh lái bánh xe dẫn hướng. Cảm biến chuyển vị cơ cấu lái sẽ đưa thông tin phản hồi lại hộp điều khiển. Từ đây ECU đưa ta hệ số điều khiển mô tơ tạo cảm giác mặt đường lên vô

18

lăng để người lái có cảm giác lái chân thực nhất. Do việc điều khiển bằng cách truyền tín hiệu nên q trình tác động sẽ diễn ra nhanh hơn so với các hệ thống lái dẫn động cơ khí hiện nay.

Ngoài khả năng phản ứng tình huống nhanh hơn thì hệ thống lái Steer by wire cịn có khả năng hạn chế tác động từ mặt đường, khi xe đi vào mặt đường xấu, gồ ghề những rung động từ mặt đường tác động lên vô lăng sẽ được loại bỏ, nhờ vậy người lái khơng bị khó chịu và thoải mái hơn.

Hình 2.10: Sơ đồ hoạt động của hệ thống lái Steer-by-wire. (nguồn: internet)

Việc trang bị camera trên các xe sử dụng Drive by wire giúp quan sát đường phía trước và phát hiện các vật thể trên nền đường. Khi xe bắt đầu đi chệch đường (có thể do lái xe mệt mỏi), ECU của hệ thống sẽ đưa ra những điều chỉnh nhỏ cần thiết để duy trì vị trí của xe ở vị trí thích hợp trên đường. Mặc dù ECU của hệ thống Drive By Wire được chia làm 3 phần hoạt động độc lập để tránh các lỗi có thể xảy ra gây nguy hiểm cho những người ngồi trên xe, nhưng như thế là chưa đủ đối với các hệ thống liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Hệ thống này cịn được

19

trang bị thêm một ly hợp dùng để kết nối trực tiếp từ trục lái tới thước lái như trên các hệ thống lái hiện nay. Điều này đảm bảo hệ thống lái vẫn làm việc bình thường ngay cả khi ECU của hệ thống không làm việc, giúp chiếc xe trở lên an toàn hơn.

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái không trục lái (Trang 26 - 28)