ĐỘNG CƠ KIA MORNING
2.1.1 Khối các cảm biến
a. Cảm biến vị trí trục cam: (CMP - Camshaft Position Sensor)
Có 2 loại cảm biến phổ biến hiện nay: Điện từ và phần tử Hall. Theo đối tượng nghiên cứu của đề tài, sử dụng loại Hall đối với cảm biến vị trí trục cam trên xe Kia Morning 2015. Đồng thời, trên động cơ Kappa i3 1.0L AT MPI sử dụng 2 cảm biến trục cam, 1 cho trục cam nạp và 1 trục cam thải, tuy nhiên về nguyên tắc hoạt động và kết cấu là giống nhau.
21
- Chức năng: Cảm biến vị trí trục cam có vai trị quan trọng đối với hệ thống điều khiển động cơ. ECM sử dụng tín hiệu này biết được vị trí của trục cam và kết hợp với tín hiệu từ cảm biến vị trí trục khuỷu để xác định điểm chết trên của kỳ nén, trên cơ sở đó xác định đánh lửa, thời gian phun nhiên liệu và thứ tự phun nhiên liệu mỗi xi- lanh.
Nếu thiếu đi tín hiệu từ cảm biến này thì tùy vào dịng xe và đời xe sẽ có hiện tượng: Khó khởi động xe, động cơ chết đột ngột, động cơ bỏ máy hoặc không đáp ứng tăng tốc, sáng đèn Check Engine.
- Cấu tạo:
Hình 2.4: Kết cấu của CMPS loại phần tử
Hall. 1. Vỏ cảm biến
2. Giấc cảm biến (5V, chân mass, chân tín hiệu) 3. Mạch điện tử (IC - Integrated electronics) 4. Nam châm vĩnh cửu
5. Phần tử hall
6. Đĩa xung (kích từ) G. Khe hở khơng khí (0.5- 1.5)mm
- Nguyên lí hoạt động:
Khi trục khuỷu quay, thông qua dây đai cam dẫn động quay, trên trục cam nạp và xả có đĩa tạo xung có các vấu cực, các vấu cực này quét qua đầu cảm biến, khép kín mạch từ và cảm biến tạo