Khối cơ cấu chấp hành của hệ thống đánh lửa trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô (Trang 49 - 52)

ĐỘNG CƠ KIA MORNING

2.1.2 Khối cơ cấu chấp hành của hệ thống đánh lửa trực tiếp

a. Bơ-bin IC tích hợp: Là bộ phận sinh ra điện cao áp để tạo ra tia lửa, điện thế cao

được sinh ra do cảm ứng giữa hai cuộn dây.

Hình 2.20: Tổng quan hệ thống đánh

lửa trực tiếp, bô-bin đơn trên động cơ Kappa i3 1.0L AT.

- Cấu tạo: Bao gồm IC đánh lửa, cuộn dây sơ cấp, cuộn dây thứ cấp, lõi và miệng lắp

bu-gi.

Chân số 1: Tín hiệu điều khiển đánh lửa

Chân số 2: Được cấp nguồn (+) từ relay chính

Hình 2.21: Cấu tạo của Bơ-bin IC tích hợp.

Một cuộn có số vịng dây quấn ít được gọi là cuộn sơ cấp và cuốn xung quanh cuộn sơ cấp nhưng nhiều vòng hơn là cuộn thứ cấp như trên hình 2.21. Cuộn thứ cấp có số vịng lớn gấp hàng trăm lần cuộn sơ cấp. Dòng điện từ nguồn điện chạy qua cuộn sơ cấp của bô-bin, đột ngột, dòng điện bị ngắt đi tại thời điểm đánh lửa. Khi dòng điện ở cuộn sơ cấp bị ngắt đi, từ trường điện do cuộn sơ cấp sinh ra giảm đột ngột. Theo

40

nguyên tắc cảm ứng điện từ, cuộn thứ cấp sinh ra một dòng điện để chống lại sự thay đổi từ trường đó. Do số vịng của cuộn thứ cấp lớn gấp rất nhiều lần số vòng dây cuộn sơ cấp nên dòng điện ở cuộn thứ cấp có điện áp rất lớn (có thể đến 100.000 V). Dòng điện cao áp này được cung cấp trực đến bu-gi đánh lửa.

Dòng điện trong cuộn sơ cấp:

Khi động cơ hoạt động, dòng điện từ ắc-quy chạy qua IC Igniter, vào cuộn sơ cấp, phù hợp với tín hiệu thời điểm đánh lửa (được kí hiệu là #) do ECM động cơ điều khiển. Kết quả là các đường sức từ tạo ra chung quanh cuộn dây có lõi ở trung tâm.

Ngắt dòng điện trên cuộn sơ cấp

Khi động cơ tiếp tục hoạt động, IC Igniter nhanh chóng ngắt dịng điện vào cuộn sơ cấp, theo tín hiệu thứ tự do ECM động cơ phát ra. Kết quả từ thông của cuộn sơ cấp bắt đầu giảm. Vì vậy, tạo ra 1 sức điện động theo chiều chống lại sự giảm từ thơng hiện có, thơng qua độ tự cảm của cuộn dây sơ cấp và cảm ứng tương hỗ của cuộn dây thứ cấp. Hiệu ứng tự cảm tạo ra một thế điện động khoảng 500V trong cuộn sơ cấp và hiệu ứng cảm ứng tương hỗ kèm theo của cuộn thứ cấp tạo ra 1 sức điện động khoảng 30KV, hiệu điện thế suất điện động này được đưa đến bu-gi tạo ra tia lửa điện. Dòng sơ cấp càng lớn và sự ngắt dịng sơ cấp càng nhanh thì điện thế thứ cấp càng lớn.

41

Hình 2.22: Vị trí của bơ-bin IC tích hợp trên động cơ.

b. Bu-gi đánh lửa: Điện áp cao trên cuộn thứ cấp được cấp đến điện cực trung tâm,

phóng tia lửa điện về điện cực nối mass (hay còn gọi là điện cực tiếp đất) của bu-gi để đốt cháy hỗn hợp khơng khí-nhiên liệu đã được nén trong xi-lanh, như mơ tả hình bên.

Hình 2.23: Cấu tạo và vị trí của bu-gi trên động cơ.

Bu-gi thường được lắp theo phương thẳng đứng và tại nắp máy của động cơ. Tùy vào kết cấu buồng đốt, bu-gi cịn có thể lắp theo phương nghiêng.

+ Khe hở bu-gi và điện áp đầu vào: Khi bu-gi bị ăn mịn thì khe hở giữa các điện cực

tăng lên, và động cơ có thể bỏ máy. Khi khe hở giữa cực trung tâm và cực tiếp mass tăng lên, sự phóng tia lửa giữa các điện cực trở nên khó khăn. Do đó, cần có một điện áp lớn hơn để phóng tia lửa.

42

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)