Nghiên cứu sơ bộ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo từ kết quả khảo sát cảm nhận của người học tại trường cao đẳng nghề thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 48)

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU & KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2 Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thơng qua phương pháp định tính và định lượng, với những nội dung:

*Phỏng vấn sâu:

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu với 12 sinh viên bậc cao đẳng khoa Kinh tế, khoa Cơng nghệ thơng tin – Trường CĐN TP.HCM. Những sinh viên này, được lựa chọn ngẫu nhiên ở cả hai giới tính nam, nữ từ các niên khĩa khác nhau. Nghiên cứu này dùng để đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi để điều chỉnh một số thuật ngữ cho thích hợp trước khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ định lượng.

Nội dung phỏng vấn căn cứ trên bộ khung thang đo mà Nha Nguyên và Le Blanc xây dựng, đối tượng tham gia phỏng vấn sâu được hỏi về các khía cạnh khác nhau liên quan đến chất lượng dịch vụ đào tạo và cách thức họ đánh giá giá trị này của nhà trường.

Từ hoạt động này, đã giúp người nghiên cứu này quyết định phát triển thêm việc đo lường tầm ảnh hưởng của mức độ hài lịng về chất lượng giảng dạy đối với sự đánh giá tồn diện về của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo. Lý do là, tuy khơng phủ nhận cĩ nhiều yếu tố khác cĩ khả năng ảnh hưởng đến thái độ chung của sinh viên với nơi đào tạo, những sinh viên được hỏi đều thống nhất hai vấn đề: Thứ nhất, họ khơng quan tâm nhiều đến học phí, nguyên nhân là khi bước vào mơi trường đào tạo nghề, họ đã cĩ ý thức mức học phí trong hệ thống đào tạo nghề cơng lập này khá thấp so với mặt bằng chung. Thứ hai, người học vẫn rất quan tâm và đánh giá cao chất lượng giảng dạy tác động đến chất lượng dịch vụ đào tạo. Từ đĩ, người thực hiện nghiên cứu loại bỏ những mục hỏi liên quan đến tsự tương quan giữa học phí và chất lượng dịch vụ đào tạo, bao gồm: „Khi so sánh với mức học phí, Tơi tin rằng trường CĐN TP.HCM đã cung cấp một chất lượng dịch vụ đào tạo tương xứng”, “Mức học phí tơi đĩng cao hơn những lợi ích mà nhà trường thực sự cung cấp cho tơi”. Cũng cĩ mục hỏi trên bản câu hỏi gốc bị loại bỏ, như: “sự dìu dắt của giáo viên ảnh hưởng đến giá trị kiến thức tơi nhận được” vì đối tượng được phịng vấn sâu đã xác nhận đĩ khơng là một trong những yếu tố tham gia vào quá trình đánh giá giá trị của họ.

Qua cuộc phỏng vấn sâu với sinh viên, tác giả điều chỉnh ngơn ngữ để các mục hỏi của hai nhà nghiên cứu Le Blanc & Nguyen phù hợp hơn với ngơn từ, ngữ cảnh trường CĐ – ĐH Việt Nam, hay cĩ thể vì đối với sinh viên của trường CĐN TP.HCM, những nghiên cứu như thế này cịn khá mới lạ. Theo quan điểm người thực hiện nghiên cứu, sự mới lạ này ngay cả trong hệ thống giáo dục dạy nghề và hình thức thu thập dữ liệu tác giả dự định sử dụng là dạng tự quản nên cần cĩ sự mạch lạc rõ ràng trong hành văn.

Sinh viên tham dự phỏng vấn sâu cũng giúp phát triển thêm những mục hỏi phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, ví dụ như: mơi trường học tại đây khơng chỉ là một nơi chỉ cung cấp lượng kiến thức nhất định, mà cịn là nơi giúp các em hồn thiện bản thân thêm nhiều mặt, hay những sinh viên này cịn đánh giá giá trị thực tế của kiến thức mà nhà trường cung cấp.

Phỏng vấn sâu cũng giúp khẳng định thang đo Likert 7 mức độ gây bối rối cho các sinh viên lần đầu tiếp xúc với bản câu hỏi. Vì thế, tác giả quyết định sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đơn giản và dễ hiểu hơn đối với sinh viên. Thang đo tác giả chọn thay đổi từ 1: “hồn tồn khơng đồng ý” đến 5: “hồn tồn đồng ý”.

*Thang đo:

*Thang đo giá trị chức năng thơng qua cảm nhận của sinh viên:

Thang đo giá trị chức năng được cấu thành như sau: thơng qua cảm nhận sự thiết thực kinh tế liên quan đến lợi ích gắn kết với việc sử dụng dịch vụ trong bối cảnh dịch vụ đào tạo hệ Cao đẳng tại Trường CĐN TP.HCM cĩ thể xem như đánh giá của sinh viên về tính hữu ích mà bằng tốt nghiệp từ nhà trường sẽ mang đến cho họ trong quá trình tìm việc làm khi ra trường và đảm bảo cuộc sống sau này.

Bảng 3.1: Thang đo giá trị chức năng thơng qua cảm nhận của sinh viên.

1.Tơi cho rằng: về cơ bản, sinh viên tốt nghiệp trường CĐN TP.HCM đáp ứng được các nhu cầu nhà tuyển dụng.

2.Bằng tốt nghiệp nhận được từ trường CĐN TP.HCM cho phép tơi tìm được việc làm cĩ mức lương hợp lý.

3.Tơi tin rằng kiến thức học tại trường CĐN TP.HCM sẽ hỗ trợ tơi thăng tiến trong sự nghiệp.

4.Bằng tốt nghiệp nhận từ trường CĐN TP.HCM sẽ giúp tơi tìm được việc làm cĩ tính ổn định cao.

*Thang đo giá trị xã hội thơng qua cảm nhận của sinh viên:

Giá trị xã hội liên quan đến những lợii ích nhận được từ sự gắn kết của khách hàng với những nhĩm xã hội cụ thể: bạn bè và nhĩm cĩ liên quan.

Bảng 3.2: Thang đo giá trị xã hội thơng qua sự cảm nhận của sinh viên.

1.Tơi nhận ra thời gian học tập ở đây sẽ thú vị hơn khi cĩ bạn thân trong lớp. 2.Tơi vui vì đã quen biết được bạn bè đến từ nhiều nơi của đất nước.

3.Những hoạt động phong trào của nhà trường khiến cho việc học tập rất thú vị.

*Thang đo giá trị cảm xúc thơng qua cảm nhận của sinh viên:

Trong mơi trường giáo dục đào tạo Cao đẳng – Đại học, sinh viên cĩ thể nhận được cảm xúc hài lịng, tự tin về sự chọn lựa mơi trường học tập của mình, họ cĩ thể cảm thấy vui sướng hay thất vọng trong quá trình học tập.

Bảng 3.3: Thang đo giá trị cảm xúc thơng qua cảm nhận của sinh viên.

1.Tơi cảm thấy xứng đáng đầu tư thời gian ba năm để cĩ tấm bằng tại trường CĐN TP.HCM.

2.Tơi vui vì đã chọn học trường CĐN TP.HCM.

3.Tơi thích học chuyên ngành đã lựa chọn tại trường CĐN TP.HCM 4.Tơi phát hiện ra chuyên ngành tơi đang học rất thú vị.

5.Tơi cảm thấy tự tin khi học tại trường CĐN TP.HCM.

*Thang đo giá trị hiểu biết thơng qua cảm nhận của sinh viên:

Giá trị hiểu biết được hiểu như là khả năng của dịch vụ cung cấp sự thõa mãn hay sự mới lạ của hiểu biết. Với dịch vụ đào tạo là cung cấp tri thức. Nĩ đĩng vai trị quan trọng trong việc hình thành giá trị dịch vụ.

Bảng 3.4: Thang đo giá trị hiểu biết thơng qua cảm nhận của sinh viên.

1.Tơi học được nhiều điều mới trong các mơn học chuyên ngành từ trường CĐN TP.HCM. 2. Kiến thức chuyên mơn từ trường CĐN TP.HCM cung cấp làm thỏa mãn mong muốn học

tập của tơi.

3.Chương trình đào tạo chuyên ngành của trường CĐN TP.HCM đã trang bị cho tơi những kiến thức chuyên mơn phù hợp.

4.Tơi đã được thực hành nhiều về kiến thức học chứ khơng chỉ là lý thuyết thuần túy từ trường CĐN TP.HCM.

5.Quá trình học tập từ trường CĐN TP.HCM giúp tơi hồn thiện bản thân về nhiều mặt.

*Thang đo giá trị hình ảnh thơng qua cảm nhận của sinh viên:

Gồm những mục hỏi nhằm thể hiện đánh giá của sinh viên về uy tín hay danh tiếng

Bảng 3.5: Thang đo giá trị hình ảnh thơng qua cảm nhận của sinh viên

1.Tơi đã nghe người ta nĩi những điều tốt đẹp về trường CĐN TP.HCM. 2.Uy tín lâu nay của nhà trường đã nâng cao giá trị tấm bằng của tơi.

3.Danh tiếng của trường CĐN TP.HCM cĩ ảnh hưởng tốt đến tấm bằng của tơi. 4.Gia đình tơi tin rằng nhà trường cĩ chương trình học tập rất tốt.

*Thang đo sự hài lịng về chất lƣợng giảng dạy:

Gồm những mục hỏi nhằm thể hiện đánh giá của sinh viên về chất lượng giảng dạy

ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo được cảm nhận.

Bảng 3.6: Thang đo sự hài lịng về chất lƣợng giảng dạy.

1.Nhìn chung, tơi cảm thấy vừa lịng với chất lượng giảng dạy tại trường CĐN TP.HCM. 2.Thực sự, tơi hồn tồn hài lịng với chất lượng giảng dạy của trường CĐN TP.HCM.

*Xây dựng bảng câu hỏi:

Từ từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện hình thành bảng câu hỏi, trật tự bảng câu hỏi cĩ lúc đi cùng nhau trong một nhĩm nhân tố liên quan, cĩ lúc bị tách riêng nhằm đảm bảo sự khách quan và giúp sinh viên cĩ thể suy xét nhiều hơn khi chọn lựa câu trả lời. Với đánh giá tồn diện của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường được tìm hiểu bằng cách cho điểm trên thang điểm 5.

Các thơng tin dùng cho mục đích thống kê về giới tính của sinh viên, ngành học, khĩa học, dự định cĩ học tiếp lên đại học hay khơng, cũng được thu thập. Ngồi ra, sinh viên cĩ thể đĩng gĩp ý kiến cá nhân về chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường ở mục hỏi về “ý kiến đĩng cá nhân cho chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường”.

Bảng câu hỏi được thiết kế gọn trên hai mặt của một tờ giấy A4. Thời gian thự hiện trả lời hồn chỉnh bảng câu hỏi này là khoảng 10 phút (Bảng câu hỏi ở phần phụ lục 1)

*Định lượng nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu sơ bộ được định lượng cũng được thực hiện với sinh viên bậc cao đẳng tại hai khoa kinh tế và cơng nghệ thơng tin. Mục đích của hoạt động này là dùng để đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

Tác giả sử dụng phương pháp là lấy mẫu thuận tiện (phi xác xuất)1

, dạng điều tra tự

quản. Xem thời khĩa biểu của từng khoa, lớp. Thời gian dài nhất là nghỉ giữa tiết 2 và 3. Tiến hành xin phép giảng viên đứng lớp và khảo sát. Tỉ lệ khảo sát trên một lớp trung bình là 70% so với sĩ số thực (vì số lượng đi học thực tế bị thường ít hơn danh sách lớp).

Kích thước mẫu bao nhiêu được coi là lớn thì chưa xác định rõ ràng, và cịn tùy thuộc vào phương pháp sử dụng ước lượng (ví dụ: ML, GLS hay ADF). Tuy vậy, cĩ nghiên cứu cho rằng nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu từ 100 đến 150 (Hair & ctg. 1998). Tác giả thực hiện việc thu thập dữ liệu trên kích thước mẫu n = 145. Sau khi xữ lý dữ liệu thu thập, tiến hành loại bỏ một số dữ liệu khơng cung cấp đầy đủ thơng tin. Kích thước mẫu cịn lại là n = 136, đây là kích thước tương đối an tồn cho những tham số cần ước lượng cho giai đoạn nghiên cứu sơ bộ này.

Thang đo được đánh giá sơ bộ thơng qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo từ kết quả khảo sát cảm nhận của người học tại trường cao đẳng nghề thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 48)