Thực tiễn về đo lường giá trị hợp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại việt nam (Trang 66 - 69)

NGHIỆP VIỆT NAM

2.3.1 Mục tiêu và phương pháp khảo sát

Mục tiêu: Thu thập, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về nghiên

cứu và thực tiễn áp dụng đo lường giá trị hợp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tiến hành phân tích thực trạng và đưa ra nhận xét về việc áp dụng giá trị hợp lý trong các doanh nghiệp.

Phương pháp: Kết hợp giữa phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thống kê mô tả

- Sử dụng phương pháp Delphi, phỏng vấn trực tiếp 4 chuyên gia hoạt động tại trường đại học, hội nghề nghiệp và cơng ty kiểm tốn có nghiên cứu sâu hoặc kinh nghiệm nhiều về thực tế áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp, từ đó tóm lại một số vấn đề chính. Danh sách các chuyên gia được phỏng vấn, bảng câu hỏi phỏng vấn và kết quả được trình bày ở phần Phụ lục số 3 (Trang 101).

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua khảo sát các giảng viên tại khoa Kế toán và một số khoa khác thuộc trường đại học Kinh tế tp.HCM. Bảng khảo sát được thiết kế dựa vào các vấn đề chính được đúc kết qua phỏng vẩn chuyên gia.

Danh sách giảng viên được khảo sát, bảng khảo sát và kết quả khảo sát được trình bày ở Phụ lục số 4 (Trang 107)

2.3.2 Kết quả khảo sát

Thông qua kết quả khảo sát, tác giả tổng hợp thành các nội dung cụ thể như sau:

(1) Về yêu cầu áp dụng giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Việt Nam

- Đối với nhóm các doanh nghiệp vừa lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực Việt Nam và chuẩn mực quốc tế: kế tốn có biết đến các u cầu này và biết giá trị hợp lý là gì. Tuy nhiên khuynh hướng của kế tốn trong các doanh nghiệp nhóm này, khi lập báo cáo theo chuẩn mực Việt Nam là theo mơ hình giá gốc thì khi lập theo chuẩn mực quốc tế, họ sẽ lựa chọn mơ hình giá gốc nếu chuẩn mực quốc tế cho phép lựa chọn áp dụng giữa mơ hình giá gốc và giá trị hợp lý.

- Đối với nhóm các doanh nghiệp chỉ lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực Việt Nam: có biết đến yêu cầu này nhưng không nắm bắt đầy đủ. Đa số kế toán trong các doanh nghiệp này vẫn nghĩ rằng giá trị hợp lý là giá thị trường.

(2) Về ghi nhận kế toán theo giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp Việt Nam:

 Đối với ghi nhận ban đầu: Phần lớn các doanh nghiệp đều ghi nhận các đối tượng kế toán phù hợp với chuẩn mực, cụ thể đối với một số đối tượng kế toán chủ yếu sau :

‒ TSCĐ mua trả góp: ghi nhận theo giá mua trả tiền ngay

‒ TSCĐ thuê tài chính: ghi nhận theo giá mua trả ngay (nếu có) hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu

‒ Nhận biếu tặng hoặc nhận góp vốn bằng tài sản: ghi nhận theo giá trị hợp lý ‒ Doanh thu bán trả góp: Ghi nhận theo hiện giá của các khoản phải thu hoặc

theo giá bán trả tiền ngay

‒ TSCĐ mua bằng cách trao đổi (trường hợp này ít xảy ra trên thực tế): nếu xảy ra, thường giá trị hợp lý được xác định qua đánh giá của hội đồng giao nhận hoặc khảo sát thực tế

+ Phương pháp tính (chủ yếu là chiết khấu dòng tiền) + Đầu vào (tỷ lệ chiết khấu, ước tính dịng tiền,…)

 Đối với ghi nhận sau ban đầu:

‒ Chứng khoán đầu tư: so sánh giữa giá gốc và giá trị hợp lý (giá thị trường) để lập dự phòng giảm giá. Giá thị trường của chứng khoán vốn niêm yết tại sàn được tính theo giá đóng cửa ngày giao dịch cuối cùng của năm tại sở giao dịch chứng khoán. Giá thị trường của các chứng khoán vốn chưa niêm yết được ước tính dựa trên giá giao dịch bình qn của một số các cơng ty cổ phần chứng khốn (ví dụ như cơng ty Vinamilk).

 Nhận xét: trong thực tế, các giao dịch liên quan đến xác định giá trị hợp lý

trong các doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến công cụ tài chính, nhận góp vốn hoặc biếu tặng tài sản (đối với các doanh nghiệp lập báo cáo tài chính riêng), hoặc xác định giá trị hợp lý của tài sản / nợ có được qua mua lại (đối với doanh nghiệp lập báo cáo tài chính hợp nhất), hoặc trong trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi sang IFRS.

(3) Phương pháp xác định giá trị hợp lý:

Chủ yếu các doanh nghiệp sử dụng phương pháp tiếp cận thị trường (lấy giá thị trường hoặc giá của những tài sản tương tự, điều chỉnh cho những chi phí ước tính): áp dụng chủ yếu khi xác định giá trị hợp lý của tài sản nhận biếu tặng, nhận góp vốn hay dự phịng giảm giá đối với chứng khốn đầu tư.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp sử dụng phương pháp tiếp cận lợi nhuận (chiết khấu dòng tiền về hiện giá): ví dụ như tài sản thuê tài chính hoặc doanh thu bán trả góp. Có một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ lập hội đồng định giá hoặc thuê chuyên gia định giá. Giá trị hợp lý do hội đồng này xác định cũng dựa vào một trong ba phương pháp như tiếp cận thị trường, tiếp cận chi phí hay tiếp cận lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại việt nam (Trang 66 - 69)