Giải pháp về nâng cao nhận thức về việc hiểu và áp dụng giá trị hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại việt nam (Trang 79 - 80)

3.2 Các giải pháp trong ngắn hạn

3.2.2.1 Giải pháp về nâng cao nhận thức về việc hiểu và áp dụng giá trị hợp lý

Nội dung của phần này là thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tăng cường các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận về việc phát triển và sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, từ cơ quan chức năng, người làm cơng tác kế tốn, cho đến các đối tượng sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính.

Để có thể làm được điều này, cần triển khai thành các nội dung cụ thể sau:

(1) Về phía cơ quan Nhà nước (cụ thể là Vụ chế độ kế toán – cơ quan ban hành chuẩn mực)

‒ Tổ chức các chuyến đi học tập IFRS cho các chuyên viên trong Vụ chế độ kế toán để ngiên cứu về xu hướng cũng như các quy định về kế toán theo giá trị hợp lý trên thế giới.

‒ Thiết lập ngân sách cho việc đặt hàng các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế để đưa ra các bài nghiên cứu mang tính thực tiễn về giá trị hợp lý.

(2) Về phía doanh nghiệp

‒ Các nhà quản lý doanh nghiệp: cần thay đổi nhận thức về thơng tin kế tốn tài chính trình bày theo giá trị hợp lý để cung cấp thông tin tốt nhất cho nhà đầu tư và chủ nợ của doanh nghiệp.

‒ Các nhân viên kế toán: tổ chức huấn luyện các nhân viên kế toán hiểu biết về các chuẩn mực kế tốn, thơng tư hướng dẫn, khái niệm cũng như việc vận dụng giá trị hợp lý trên thực tế, và đóng góp ý kiến về sự ảnh hưởng của việc áp dụng các văn bản pháp quy về kế toán giá trị hợp lý trong thực tế tại doanh nghiệp thông qua các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp.

(3) Về phía các tổ chức giáo dục, các hiệp hội nghề nghiệp

Hiện nay, số nguồn lực chuyên gia chuyên ngành kế toán tại các trường Đại học, cao đẳng, các Viện nghiên cứu vẫn chưa được sử dụng một cách đúng mức trong

việc hỗ trợ xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong khi quyết định số 489/QĐ-BTC ban hành ngày 10 tháng 05 năm 2000 về “Quy trình xây dựng, ban hành và công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” quy định bước thứ 2 trong trình tự trao đổi, xin ý kiến là “Tổ chức các cuộc trao đổi rộng rãi xin ý kiến tham gia của các chuyên gia kế toán, kiểm toán, chuyên gia tài chính ở các cơ quan quản lý Nhà nước, các trường đại học và trung học…”. Vì vậy quy trình xây dựng, ban hành và cơng bố các chuẩn mực kế tốn rất cần sự hỗ trợ của các chuyên gia am hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế và điều kiện nền kinh tế Việt Nam và các tổ chức giáo dục, các hội nghề nghiệp cần phải trở thành một trugn tâm hỗ trợ cho việc nghiên cứu và soạn thảo các chuẩn mực kế toán cũng như các văn bản pháp quy về kế tốn. Vì vậy cần mở rộng phạm vi và chức năng của các tổ chức giáo dục, các hiệp hội nghề nghiệp trong việc giám sát và đóng góp ý kiến liên quan đến việc ban hành cũng như thực hiện các quy định về tài chính, kế tốn, thuế. Bên cạnh đó, các tổ chức giáo dục cần thiết kế lại chương trình giảng dạy, biên soạn tài liệu giảng dạy kế toán phù hợp và cập nhật thường xuyên với các chuẩn mực kế toán ban hành. Các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm chuyên ngành,… cần trở thành một cầu nối giữa các doanh nghiệp và việc áp dụng các văn bản pháp quy mới về kế tốn trong vai trị hướng dẫn và thu thập các ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp.

Thêm vào đó, các tổ chức giáo dục và Hội nghề nghiệp nên tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhằm phổ biến, cập nhật các quy định mới nhất về giá trị hợp lý cho các giảng viên, người hành nghề kế toán và kiểm toán tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại việt nam (Trang 79 - 80)