Về phía người hành nghề (kế tốn, kiểm tốn) (NN3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại việt nam (Trang 72)

‒ Do tâm lý người làm kế toán vẫn coi trọng ghi chép kế tốn cho mục đích thuế, do đó dẫn đến tâm lý e ngại cơ quan thuế sẽ không thừa nhận các bằng chứng dùng để xác định giá trị hợp lý. (NN3.1)

‒ Bản thân người hành nghề làm theo hướng dẫn của hệ thống pháp lý, nhưng hệ thống pháp lý chưa có hướng dẫn cụ thể rõ ràng về việc áp dụng giá trị hợp lý, dẫn đến sự lúng túng của kế toán khi áp dụng trong thực tế. (NN3.2)

‒ Người làm kế toán: thiếu về nhân lực và chưa đủ về năng lực tiếp cận kế toán giá trị hợp lý. (NN3.3)

‒ Chi phí áp dụng kế toán giá trị hợp lý lớn: chi phí đào tạo lại nhân viên hoặc tuyển mới, chi phí chỉnh sửa hệ thống kế tốn và sổ sách kế tốn, chi phí th chun gia độc lập bên ngồi, chi phí cho tư vấn, kiểm tốn, lập BCTC, chi phí đối chiếu, giải thích giữa số liệu cũ và mới,…. Từ những nguyên nhân này dẫn đến thời gian ban hành BCTC có thể bị chậm trễ, dẫn đến quyết định đầu tư cũng chậm trễ, ảnh hưởng đến nền kinh tế. (NN3.4)

‒ Doanh nghiệp ln cân nhắc giữa lợi ích và chi phí: với nhiều loại chi phí được liệt kê ở trên, liệu việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý có mang lại lợi ích lớn hơn? (NN3.5)

2.6 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ CỦA VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn khi áp dụng giá trị hợp lý, nhưng những khó khăn này có thể vượt qua từng bước trong sự phát triển của Việt Nam. Như vậy, những khó khăn này hồn tồn khơng phủ định khả năng sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam trong tương lai.

Vấn đề đo lường theo giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam trong tương lai sẽ phát triển, căn cứ vào các mặt sau:

(1) Yêu cầu của các tổ chức, nhà đầu tư trong và ngoài nước

‒ Đối với các tổ chức nước ngồi (ví dụ như WTO, WB,…) hoặc các nhà đầu tư nước ngồi: để Việt Nam có thể được chấp nhận hồn toàn khi tham gia vào nền kinh tế thế giới và có mặt trong những tổ chức quốc tế lớn thì kế tốn Việt Nam phải đi theo xu hướng hội tụ với kế toán quốc tế. Sức ép từ vấn đề này là rất lớn. Ví dụ điển hình như việc ban hành thơng tư 210 hướng dẫn về trình bày và cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính theo giá trị hợp lý. Việc ban hành thơng tư này là sức ép từ tổ chức cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt Nam, mặc dù tại thời điểm hiện tại vẫn chưa có một chuẩn mực cụ thể đối với cơng cụ tài chính. Như vậy, xu hướng trong tương lai, việc sửa đổi theo kế tốn giá trị hợp lý là điều khơng thể tránh khỏi.

‒ Đối với các tổ chức, nhà đầu tư trong nước: hiện nay xu hướng mua bán và hợp nhất doanh nghiệp ngày càng phát triển, cũng như các công ty đa quốc gia tại Việt Nam ngày càng nhiều. Điều này địi hỏi thơng tin mua bán sáp nhập cũng như các thương vụ đa quốc gia phải được trình bày thích hợp và đáng tin cậy trên báo cáo tài chính để cung cấp cho nhà đầu tư, chủ nợ,… Để đáp ứng yêu cầu này, mơ hình giá gốc đã trở nên lạc hậu, nên cần có cơ sở đánh giá thích hợp hơn, mà mơ hình giá trị hợp lý là sự lựa chọn tối ưu.

‒ Nhiều lĩnh vực đòi hỏi cấp thiết việc sử dụng giá trị hợp lý nhưng vẫn còn bỏ ngõ, ví dụ như nơng nghiệp. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, việc áp dụng giá gốc là hồn tồn khơng thích hợp, trong khi Việt Nam là một nước nơng nghiệp, thì việc nghiên cứu áp dụng giá trị hợp lý cho sản phẩm nông nghiệp là khuynh hướng cần thực hiện trong tương lai.

(2) Những điều kiện để phát triển giá trị hợp lý

‒ Các thị trường cung cấp dữ liệu đầu vào cho việc xác định giá trị hợp lý ngày càng hồn thiện như thị trường chứng khốn, thị trường bất động sản, thị trường sản phẩm nông nghiệp,…

‒ Các tổ chức định giá, các chuyên viên định giá đã được chuẩn bị sẵn sang: ví dụ như bộ phận thẩm định giá ở các cơng ty kiểm tốn, bộ phận tư vấn doanh nghiệp, nguồn nhân lực được đào tạo từ các chuyên ngành về thẩm định giá,… ‒ Tổ chức ban hành chuẩn mực đã nghiên cứu nhiều về giá trị hợp lý và chuẩn bị

sẵn sàng cho việc ban hành khi đủ điều kiện: ví dụ như các chuyên viên trong vụ chế độ kế toán được đi học tập và nghiên cứu về chuẩn mực kế toán quốc tế,… ‒ Bộ tài chính đã ban hành hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá (bao gồm 12 tiêu

chuẩn) nhằm phục vụ cho hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam. Các tiêu chuẩn này cũng là các phương pháp dùng để xác định giá trị hợp lý được đề cập trong IFRS 13.

Bảng 2.4 Danh sách các tiêu chuẩn thẩm định giá đã ban hành

Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (TĐGVN)

Nội dung

TĐGVN 01 Giá thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản TĐGVN 02 Giá phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài

sản

TĐGVN 03 Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản

TĐGVN 04 Báo cáo kết quả, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản

TĐGVN 05 Quy trình thẩm định giá tài sản

TĐGVN 06 Nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản

TĐGVN 07 Phương pháp so sánh TĐGVN 08 Phương pháp chi phí TĐGVN 09 Phương pháp thu nhập TĐGVN 10 Phương pháp thặng dư TĐGVN 11 Phương pháp lợi nhuận TĐGVN 12 Phân loại tài sản

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thơng qua việc tìm hiểu về đặc điểm định giá trong hệ thống kế toán Việt Nam từ trước năm 1986 đến nay, cũng như hệ thống pháp lý và thực tiễn đo lường theo giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam, tác giả đã đưa ra những nhận xét, các nguyên nhân dẫn đến giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam hiện nay. Theo quan điểm của tác giả, có ba nhóm nguyên nhân là do đặc thù của Việt Nam, phía ban hành chuẩn mực kế tốn và phía người hành nghề. Từ các nhận xét và nguyên nhân này, có thể thấy nền kế toán Việt Nam hiện tại vẫn áp dụng theo mơ hình giá gốc. Tuy nhiên, nhu cầu cấp bách tìm một mơ hình định giá khác để thay thế mơ hình giá gốc đã xuất hiện trong những năm gần đây, do thơng tin mà mơ hình giá gốc cung cấp đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, không phản ảnh được giá trị kinh tế của tài sản,…, từ đó dẫn đến thơng tin trên báo cáo tài chính dường như khơng cịn “thích hợp” đối với người sử dụng nữa, đặc biệt là nhà đầu tư và chủ nợ. Và như đã chứng minh ngay từ chương 1, mô hình giá trị hợp lý là mơ hình thích hợp nhất hiện nay, nhưng việc đưa vào áp dụng tại Việt Nam vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trở ngại. Từ sự phân tích các trở ngại này cũng như các điều kiện đã được chuẩn bị sẵn sàng để có thể áp dụng giá trị hợp lý trong tương lai, tác giả sẽ từng bước đưa ra các cách giải quyết cụ thể trong chương 3.

CHƯƠNG 3.

ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC XÁC LẬP KHUNG PHÁP LÝ VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ ÁP DỤNG TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Đo lường giá trị hợp lý là một nội dung vừa rộng vừa đi vào rất nhiều chi tiết và phức tạp, do đó phạm vi chương này chỉ đưa ra những định hướng mang tính tổng quát, hướng dẫn hơn là đi sâu vào phân tích chi tiết cách thực hiện trong từng chuẩn mực cụ thể. Những định hướng được đưa ra trong chương này bao gồm:

‒ Định hướng chung: đưa ra cơ sở nền tảng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như lộ trình xây dựng trong tương lai

‒ Định hướng cụ thể: xây dựng lộ trình trong ngắn hạn và trong dài hạn đối với khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam.

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CHO VIỆC XÁC LẬP KHUNG PHÁP LÝ VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ ÁP DỤNG TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

3.1.1 Áp dụng việc đo lường giá trị hợp lý theo xu hướng hội tụ kế toán quốc tế

Trong quyết định số 38/2000/QĐ-BTC ngày 13/03/2000, Bộ tài chính đã khẳng định hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán. Quyết định này ban hành phù hợp với xu hướng hội tụ kế toán trên thế giới hiện nay.

Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kế toán Việt Nam là nền kế toán sinh sau đẻ muộn trong khi nền kế toán quốc tế đã có lịch sử lâu đời. Do đó, việc ban

hành chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế là điều tất yếu.

Trong bối cảnh IASB đã có nhiều thay đổi trong chuẩn mực cho phù hợp với mơ hình giá trị hợp lý cũng như ban hành riêng một chuẩn mực cụ thể quy định về đo lường theo mơ hình giá trị hợp lý, thì Việt Nam phải ln theo dõi quá trình này và kịp thời sửa đổi để phù hợp với kế toán quốc tế. Sự phù hợp này nhằm đảm bảo các yêu cầu sau:

‒ Đảm bảo quá trình hội tụ với kế tốn quốc tế: nhằm đáp ứng các yêu cầu mà các tổ chức quốc tế (ví dụ như WTO) đưa ra khi gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu, rút ngắn khoảng cách về sự ghi nhận và trình bày thơng tin kế toán giữa các nước trong khu vực, hoặc với các nước khác ngoài khu vực. Theo cam kết với WTO, Việt Nam sẽ hội nhập hồn tồn với kế tốn quốc tế vào năm 2020.11 ‒ Đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống kế toán: hiện nay về quy định giá trị hợp

lý trong một số chuẩn mực Việt Nam vẫn có nhiều mâu thuẫn với nhau. Việc sửa đổi này sẽ giúp giảm thiểu các mâu thuẫn đó, làm cho hệ thống kế tốn đồng bộ và dễ dàng đưa vào áp dụng trong thực tế.

Tuy nhiên, trong q trình hội tụ với kế tốn quốc tế về giá trị hợp lý, cũng cần lưu ý rằng hội tụ khơng có nghĩa là chuẩn mực Việt Nam phải giống y hệt với hệ thống chuẩn mực quốc tế về từng từ ngữ, mà phải chỉnh sửa lại cho phù hợp với đặc điểm Việt Nam (về từ ngữ, cấu trúc, đặc thù kinh tế,…), vì như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa vào áp dụng thực tiễn ở doanh nghiệp.

3.1.2 Lộ trình xây dựng khung pháp lý về giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam nghiệp tại Việt Nam

Như đề cập ở mục 3.1.1, việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý phải phù hợp với đặc điểm riêng biệt của Việt Nam, do đó cần đưa ra định hướng cụ thể cho từng giai đoạn. Tác giả đưa ra lộ trình thực hiện như sau:

11 Theo cam kết với WTO

Trong ngắn hạn: nâng cao nhận thức và sự đồng thuận về phát triển và sử dụng giá

trị hợp lý trong định giá, tách giá trị hợp lý thành một thước đo riêng biệt trong chuẩn mực chung đồng thời điều chỉnh lại Luật kế toán, ban hành một chuẩn mực quy định về xác định giá trị hợp lý, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho việc định giá, bổ sung cập nhật một số nội dung các chuẩn mực kế toán hiện hành liên quan đến giá trị hợp lý.

Trong dài hạn: hồn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế tốn áp dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường chủ yếu.

3.2 CÁC GIẢI PHÁP TRONG NGẮN HẠN 3.2.1 Mục tiêu 3.2.1 Mục tiêu

Mục tiêu trong ngắn hạn là xây dựng một khuôn mẫu pháp lý về giá trị hợp lý, tạo nền tảng vững chắc để mọi chỉnh sửa chi tiết trong các chuẩn mực cụ thể hoặc ban hành chuẩn mực mới theo hướng giá trị hợp lý được đồng bộ, nhất quán. Ngoài ra, cần phải nâng cao sự nhận thức của các đối tượng liên quan trong việc hiểu và áp dụng giá trị hợp lý khi ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính.

3.2.2 Giải pháp thực hiện

Các giải pháp đặt ra trong giai đoạn này gồm:

‒ Nâng cao nhận thức về việc hiểu và áp dụng giá trị hợp lý (giải pháp cho nguyên nhân NN3.3)

‒ Điều chỉnh Luật kế toán và chuẩn mực chung (giải pháp cho nguyên nhân NN2.1.5)

‒ Ban hành chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý (giải pháp cho nguyên nhân NN2.2 , NN2.3 và NN3.2)

‒ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho việc định giá (giải pháp cho nguyên nhân NN1.1và NN1.2, NN3.4)

‒ Hoàn thiện chuẩn mực kế tốn hiện hành có liên quan đến giá trị hợp lý (giải pháp cho NN3.2)

3.2.2.1 Giải pháp về nâng cao nhận thức về việc hiểu và áp dụng giá trị hợp lý

Nội dung của phần này là thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tăng cường các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận về việc phát triển và sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, từ cơ quan chức năng, người làm cơng tác kế tốn, cho đến các đối tượng sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính.

Để có thể làm được điều này, cần triển khai thành các nội dung cụ thể sau:

(1) Về phía cơ quan Nhà nước (cụ thể là Vụ chế độ kế toán – cơ quan ban hành chuẩn mực)

‒ Tổ chức các chuyến đi học tập IFRS cho các chuyên viên trong Vụ chế độ kế toán để ngiên cứu về xu hướng cũng như các quy định về kế toán theo giá trị hợp lý trên thế giới.

‒ Thiết lập ngân sách cho việc đặt hàng các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế để đưa ra các bài nghiên cứu mang tính thực tiễn về giá trị hợp lý.

(2) Về phía doanh nghiệp

‒ Các nhà quản lý doanh nghiệp: cần thay đổi nhận thức về thơng tin kế tốn tài chính trình bày theo giá trị hợp lý để cung cấp thông tin tốt nhất cho nhà đầu tư và chủ nợ của doanh nghiệp.

‒ Các nhân viên kế toán: tổ chức huấn luyện các nhân viên kế toán hiểu biết về các chuẩn mực kế tốn, thơng tư hướng dẫn, khái niệm cũng như việc vận dụng giá trị hợp lý trên thực tế, và đóng góp ý kiến về sự ảnh hưởng của việc áp dụng các văn bản pháp quy về kế toán giá trị hợp lý trong thực tế tại doanh nghiệp thông qua các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp.

(3) Về phía các tổ chức giáo dục, các hiệp hội nghề nghiệp

Hiện nay, số nguồn lực chuyên gia chuyên ngành kế toán tại các trường Đại học, cao đẳng, các Viện nghiên cứu vẫn chưa được sử dụng một cách đúng mức trong

việc hỗ trợ xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong khi quyết định số 489/QĐ-BTC ban hành ngày 10 tháng 05 năm 2000 về “Quy trình xây dựng, ban hành và công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” quy định bước thứ 2 trong trình tự trao đổi, xin ý kiến là “Tổ chức các cuộc trao đổi rộng rãi xin ý kiến tham gia của các chuyên gia kế tốn, kiểm tốn, chun gia tài chính ở các cơ quan quản lý Nhà nước, các trường đại học và trung học…”. Vì vậy quy trình xây dựng, ban hành và cơng bố các chuẩn mực kế tốn rất cần sự hỗ trợ của các chuyên gia am hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế và điều kiện nền kinh tế Việt Nam và các tổ chức giáo dục, các hội nghề nghiệp cần phải trở thành một trugn tâm hỗ trợ cho việc nghiên cứu và soạn thảo các chuẩn mực kế toán cũng như các văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại việt nam (Trang 72)