Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho định giá-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại việt nam (Trang 87 - 93)

3.2 Các giải pháp trong ngắn hạn

3.2.2.4 Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho định giá-

 Điều đầu tiên cần thiết phải thực hiện là hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt động.

Như đã đề cập ở mục 2.4.1, nền kinh tế Việt Nam chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin. Theo cam kết với WTO, Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên nếu chứng minh được với đối tác nào đó là kinh tế Việt Nam đã hồn tồn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ phi thị trường. Như vậy, Việt Nam phải nổ lực hết sức để nhanh chóng đưa nền kinh tế Việt Nam thốt khỏi chế độ “phi thị trường”. Muốn như vậy, Nhà nước phải từng bước cải thiện để đưa nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường, bắt đầu từ thị trường tài chính và thị trường hàng hố vì 2 thị trường này có khối lượng giao dịch nhiều và là nguồn cung dữ liệu cần thiết để xác định giá trị hợp lý của cơng cụ tài chính, bất động sản đầu tư, tài sản cố định và một số loại tài sản khác.

 Thứ hai, phải đồng bộ và minh bạch hoá hành lang pháp lý về kế toán và kinh doanh.

‒ Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật kế toán để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam.

‒ Hồn thiện hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam đồng thời ban hành những quy định bổ sung phù hợp với các nội dung đã ban hành trong các bộ luật khác như Luật kế toán, Luật thuế, Luật chứng khốn,… Các thơng tư, văn bản hướng dẫn chỉ nên dừng lại ở mức giải thích nhằm cụ thể hoá các yêu cầu của chuẩn mực, không nên đưa ra các nội dung mới, mâu thuẫn với chuẩn mực đã ban hành.

‒ Hoàn thiện sự thống nhất giữa các chuẩn mực về thuật ngữ cũng như nội dung, nhất là các quy định về giá trị hợp lý. Các quy định giá trị hợp lý trong các chuẩn mực cụ thể phải nhất quán với chuẩn mực về giá trị hợp lý cũng như chuẩn mực chung và Luật kế toán.

‒ Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện cho các Bộ ngành liên quan đến việc công bố thông tin làm cơ sở cho việc định giá của doanh nghiệp. Nên quy định rõ chức năng của cơ quan nào sẽ công bố dữ liệu nào, thời gian cơng bố, tăng cường tính thích hợp và đáng tin cậy của dữ liệu này. Ví dụ như thông tin về lãi suất, chỉ số giá,… Nếu làm được điều này, chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra để thu thập dữ liệu và bằng chứng cho dữ liệu sẽ giảm đi đáng kể.

3.2.2.5 Giải pháp về bổ sung, cập nhật nội dung các chuẩn mực kế tốn hiện hành có liên quan đến giá trị hợp lý

Trong q trình rà sốt và điều chỉnh các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành, cần bổ sung các quy định về định giá theo hướng tiếp cận các chuẩn mực kế toán quốc tế. Các quy định bổ sung cần hướng đến việc tạo lập sự thống nhất, theo đó,

cần quy định trong chuẩn mực các yêu cầu trình bày thông tin về giá trị hợp lý. Nhữnh thơng tin cần trình bày là:

‒ Số tiền giá trị hợp lý tại ngày cuối kỳ

‒ Cách xác định giá trị hợp lý (phương pháp xác định, cơ quan định giá,…) ‒ Những giả định và dữ liệu được sử dụng

‒ Ảnh hưởng của việc ghi nhận theo giá trị hợp lý trong lợi nhuận trong kỳ (lãi lỗ chưa thực hiện) đối với các tài sản vẫn giữ tại ngày báo cáo.

Trước mắt, giá trị hợp lý nhất thiết phải được sử dụng trong ghi nhận ban đầu và sau ban đầu đối với: tài sản cố định hữu hình, bất động sản đầu tư, hợp nhất kinh doanh, liên kết, đầu tư vào công ty con, bởi lẽ nếu phản ánh những nội dung này theo giá gốc sẽ không phản ánh được những thay đổi của thị trường, không phản ánh được lãi lỗ chưa thực hiện vào đúng kỳ mà nó phát sinh.

Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến các vấn đề cần hoàn thiện trong định giá đối với tài sản cố định, bất động sản đầu tư và hợp nhất kinh doanh.

(1) Hoàn thiện về định giá theo giá trị hợp lý trong VAS 03 – Tài sản cố định hữu hình

Trong VAS 03, đối với xác định giá trị sau ban đầu chỉ cho phép sử dụng phương pháp giá gốc (không ghi nhận tổn thất tài sản). Đối chiếu với IAS 16, tác giả đề nghị nên cho phép doanh nghiệp lựa chọn giữa mơ hình giá gốc và mơ hình đánh giá lại nhằm giúp tăng tính hữu ích của thơng tin trình bày trên báo cáo tài chính. Mơ hình đánh giá lại cần bổ sung vào VAS 03 sẽ có nội dung được trình bày trong bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1 Phương pháp đánh giá lại tài sản sau ghi nhận ban đầu đối với tài sản cố định

Phương pháp đánh giá lại:

+ Áp dụng nhất quán cho các tài sản trong cùng loại (ví dụ: nếu đánh giá lại cho 1 xe tải thì các xe khác cũng phải đánh giá lại)

+ Việc đánh giá lại được thực hiện định kỳ: không bắt buộc phải đánh giá hàng năm.

+ Giá đánh giá lại phải là giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ tổn thất lũy kế.

+ Khi đánh giá tăng TS: điều chỉnh tăng giá trị TS theo giá trị hợp lý và ghi nhận khoản chênh lệch tăng đó vào thặng dư do đánh giá lại (được trình bày trong mục lợi nhuận tổng hợp khác: other comprehensive income)

 Nếu TS này trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đó đã được

ghi vào chi phí thì số đánh giá tăng lần này cần được ghi nhận là thu nhập.

+ Khi đánh giá giảm TS: điều chỉnh giảm TS và ghi nhận khoản giảm đó vào chi phí. Nếu trước đó đã đánh giá tăng TS thì số lỗ này sẽ được ghi giảm thặng dư đánh giá lại trong phần lợi nhuận tổng hợp khác trước, phần còn lại mới được ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

+ Có 2 cách xử lý về đánh giá lại:

 Cách 1:

 TS và GTHM lũy kế được trình bày lại.

 Trình bày lại giá trị ghi sổ theo giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại.

 Tỷ lệ giá trị ghi sổ và nguyên giá được duy trì.

 Cách 2:

 Đầu tiên, ghi giảm TS 1 khoản bằng GTHM lũy kế (điều chỉnh NG = GTCL).

 Sau đó, TS được điều chỉnh tăng theo giá trị đánh giá lại (giá thị trường – GTCL)

Ví dụ: Có số liệu giả định tại ngày 31/12/201X của 1 thiết bị như sau: - Giá gốc: 10 tỷ

- Giá trị hao mòn luỹ kế: 2 tỷ - Giá trị hợp lý: 18 tỷ

- Tỷ lệ giá trị ghi sổ / nguyên giá: 80% Phương pháp đánh giá lại:

- Cách 1:

Giá gốc Đánh giá lại Tổng cộng

Nguyên giá 10 tỷ + 12,5 tỷ = 22,5 tỷ

Giá trị hao mòn luỹ kế 2 tỷ + 2,5 tỷ = 4,5 tỷ

Giá trị còn lại 8 tỷ + 10 tỷ = 18 tỷ

- Cách 2:

+ Điều chỉnh giảm tài sản theo giá trị hao mòn luỹ kế: Nợ giá trị hao mòn luỹ kế: 2 tỷ

Có Nguyên giá: 2 tỷ

+ Điều chỉnh tăng giá trị tài sản theo giá đánh giá lại: (GTHL – GTCL = 18 tỷ - 8 tỷ = 10 tỷ)

Nợ Nguyên giá : 10 tỷ

Có thặng dư đánh giá lại : 10 tỷ

Nếu trong VAS 03 đưa ra phương pháp đánh giá lại thì trong phần trình bày báo cáo tài chính phải bổ sung thêm các yêu cầu chi tiết về việc trình bày theo phương pháp đánh giá lại.

(2) Hoàn thiện về định giá theo giá trị hợp lý trong VAS 05 – Bất động sản đầu tư

Bất động sản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Giá trị sau ghi nhận ban đầu được xác định bằng giá gốc trừ khấu hao luỹ kế. Đối chiếu với IAS 40, tác giả cho rằng nên đưa vào chuẩn mực VAS 05 sự lựa chọn giữa 2 phương pháp đánh giá: mơ hình giá gốc và mơ hình giá trị hợp lý. Mơ hình giá trị hợp lý sẽ đặc biệt thích hợp đối với các doanh nghiệp nắm giữ bất động sản với mục đích tăng giá. Nếu doanh nghiệp lựa chọn mơ hình giá gốc thì bắt buộc phải công bố thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý, và có thể chuyển đổi sang mơ hình giá trị hợp lý nếu muốn thơng tin trình bày thích hợp hơn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đã lựa chọn mơ hình giá trị hợp lý thì khơng được phép quay trở lại mơ hình giá gốc vì sẽ dẫn đến thơng tin khơng cịn thích hợp nữa. Lãi hay lỗ tạo ra do thay đổi giá trị hợp lý sẽ phản ánh thẳng vào báo cáo kết quả kinh doanh.

Ngồi ra, trong nội dung chuyển đổi mục đích sử dụng, nếu doanh nghiệp lựa chọn trình bày theo mơ hình giá trị hợp lý thì nội dung chuyển đổi phải bổ sung thêm các điều sau:

‒ Chuyển từ bất động sản chủ sở hữu sử dụng (VAS 03) sang bất động sản đầu tư: giá trị bất động sản chủ sở hữu sử dụng trước khi chuyển đổi phải sử dụng mơ hình đánh giá lại.

‒ Chuyển từ hàng tồn kho sang bất động sản đầu tư: giá trị hàng tồn kho phải xác định lại theo giá trị hợp lý

Trong phần trình bày báo cáo tài chính sẽ bổ sung u cầu trình bày về giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư tại thời điểm kết thúc niên độ kế tốn (dù doanh nghiệp có lựa chọn mơ hình nào khi ghi nhận). Khi doanh nghiệp không thể xác định được giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư thì phải thuyết minh lý do tại sao không xác định được.

(3) Hoàn thiện về định giá theo giá trị hợp lý trong VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh

VAS 11 là chuẩn mực quy định tương đối đầy đủ nhất về nội dung giá trị hợp lý. Trong chuẩn mực này, tác giả chỉ bổ sung thêm nội dung xác định giá trị hợp lý của cổ đông thiểu số, trên cơ sở đối chiếu với IFRS 3 (IFRS 3 xác định giá trị hợp lý của cổ đông thiểu số theo lý thuyết thực thể12).

Ví dụ, xem ở Phụ lục số 6, trang 114.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại việt nam (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)