Giải pháp trong dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại việt nam (Trang 93 - 122)

3.3.1 Mục tiêu

Mục tiêu trong giai đoạn này là hồn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế tốn áp dụng gía trị hợp lý làm cơ sở đo lường chủ yếu.

3.3.2 Giải pháp thực hiện

Giải pháp đặt ra trong giai đoạn này: Hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường chủ yếu

Bên cạnh việc chỉnh sửa dần các chuẩn mực kế toán hiện hành theo hướng giá trị hợp lý đã đề ra trong giai đoạn ngắn hạn, về lâu dài Bộ tài chính cần tiếp tục ban hành các chuẩn mực còn thiếu. Nội dung của các chuẩn mực này sẽ được xây dựng theo hướng cập nhật chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là phù hợp với điều kiện áp dụng giá trị hợp lý trong định giá và chuẩn mực về giá trị hợp lý (được kiến nghị ban hành trong ngắn hạn). Nếu theo xu hướng này, chuẩn mực kế toán Việt Nam khơng chỉ hồ hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế mà còn là hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng giá trị hợp lý, làm cơ sở định giá chủ yếu, phù hợp với thông lệ và xu hướng quốc tế.

12 Lý thuyết thực thể: nếu công ty mẹ khơng mua tồn bộ mà mua từng phần cơng ty con, thì việc tính giá trị hợp lý của cổ đơng thiểu số sẽ được tính bằng cách ước tính giá trị hợp lý khi cơng ty mẹ mua tồn bộ (100%), rồi trừ đi phần cơng ty mẹ thực mua (% mua).

Theo tác giả, trong những chuẩn mực mới ban hành trong giai đoạn này, nên ưu tiên cho việc nghiên cứu và ban hành 2 chuẩn mực sau:

‒ Chuẩn mực cơng cụ tài chính

‒ Chuẩn mực về sản phẩm nông nghiệp

Sau đây, tác giả đề nghị cách định giá của các chuẩn mực này trên cơ sở đối chiếu với chuẩn mực kế toán quốc tế.

(1) Chuẩn mực về cơng cụ tài chính

Cơng cụ tài chính là các chứng khốn hoặc cơng cụ phái sinh được định giá căn cứ vào mục đích đầu tư: đầu tư giữ đến hạn, giữ để kinh doanh, hoặc chứng khốn có thể bán. Cơng cụ tài chính phái sinh bao gồm: hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi.

Hiện nay, tại Việt Nam đã ban hành thơng tư 210 năm 2009 về trình bày và cơng bố đối với cơng cụ tài chính. Tính cho tới thời điểm này, các cơng ty niêm yết đã áp dụng thơng tư 210 để trình bày thơng tin trong báo cáo tài chính năm 2011. Trong năm 2010, đã có một bản dự thảo thơng tư hướng dẫn kế tốn cơng cụ tài chính phái sinh, tuy nhiên vì nhiều lý do, trong đó có lý do liên quan đến việc sử dụng giá trị hợp lý trong định giá cơng cụ tài chính đã được đề cập đến ở chương 2 (mục 2.5, trang 66 – Các nguyên nhân giá trị hợp lý không được sử dụng rộng rãi) nên dự thảo này vẫn chưa được ban hành chính thức. Xét về lâu dài, vẫn cần phải có một chuẩn mực chính thức đưa ra những hướng dẫn về ghi nhận đối với công cụ tài chính, do nhu cầu cấp thiết hiện nay, nhất là từ thị trường tài chính.

Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến việc định giá của cơng cụ tài chính phái sinh trên cơ sở đối chiếu với IAS 32 và IFRS 9:

Đối với cơng cụ tài chính phái sinh cho mục đích phịng ngừa rủi ro

Là một cơng cụ tài chính phái sinh cụ thể có giá trị hợp lý hoặc làm phát sinh luồng tiền dự kiến bù trừ với các thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc luồng tiền của đối tượng được phòng ngừa rủi ro.

Đối tượng được phòng ngừa rủi ro là tài sản, nợ phải trả, cam kết chắc chắn, các giao dịch dự kiến có nhiều khả năng xảy ra trong tương lai hoặc một khoản đầu tư thuần trong hoạt động đẩu tư tại nước ngoài mà đơn vị phải chịu rủi ro về thay đổi giá trị hợp lý hoặc dòng tiền tương lai và đã xác định là được phòng ngừa rủi ro.

Ngun tắc kế tốn phịng ngừa rủi ro dòng tiền:

‒ Phần lãi hoặc lỗ phịng ngừa rủi ro có hiệu quả phát sinh từ cơng cụ phịng ngừa rủi ro được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu và được trình bày trong bản thuyết minh báo cáo tài chính theo giá trị thấp hơn của một trong 2 khoản sau:

+ Khoản lỗ hoặc lãi luỹ kế xuất phát từ cơng cụ phịng ngừa rủi ro tính từ ngày đầu tiên thực hiện phòng ngừa rủi ro đến thời điểm báo cáo; hoặc

+ Thay đổi luỹ kế trong giá trị hiện tại của dịng tiền ước tính trong tương lai của đối tượng được phòng ngừa rủi ro từ ngày đầu tiên thực hiện phòng ngừa rủi ro đến thời điểm báo cáo.

‒ Phần lãi hay lỗ phòng ngừa rủi ro phát sinh từ cơng cụ phịng ngừa rủi ro được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu được chuyển sang ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh khi giao dịch dự kiến được phịng ngừa rủi ro có ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (ví dụ như khi giao dịch bán hàng được thực hiện).

Đối với cơng cụ tài chính phái sinh cho mục đích kinh doanh

Được phân loại là cơng cụ tài chính “ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”.

Cơng cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích kinh doanh được ghi nhận là tài sản hoặc nợ phải trả tài chính khi và chỉ khi doanh nghiệp trở thành một bên tham gia các điều khoản của cơng cụ đó.

Sau ghi nhận ban đầu, doanh nghiệp phải xác định giá trị các cơng cụ tài chính phái sinh được phân loại là tài sản hoặc nợ phải trả theo giá trị hợp lý.

(2) Chuẩn mực về sản phẩm nông nghiệp

Hiện nay Việt Nam chưa có chuẩn mực về kế tốn đối với tài sản sinh học. Nhưng trong bối cảnh Việt Nam là nước nông nghiệp và với xu hướng tương lai nền kinh tế đối với sản phẩm sinh học sẽ được xây dựng thành một nền kinh tế thị trường thì cần thiết phải ban hành một chuẩn mực quy định về cách ghi nhận và trình bày đối với sản phẩm nông nghiệp.

Trên cơ sở đối chiếu với IAS 41, tác giả đưa ra một số nội dung cơ bản và các quy định về định giá cần có trong chuẩn mực này như sau:

1. Khái niệm: tài sản sinh học là vật nuôi hoặc cây trồng, sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch

2. Ghi nhận và đo lường:

‒ Doanh nghiệp sẽ ghi nhận tài sản sinh học hay sản phẩm nông nghiệp khi và chỉ khi:

+ Nắm quyền kiểm soát tài sản

+ Chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai + Giá trị hợp lý hay giá gốc được xác định đáng tin cậy

‒ Tài sản sinh học được ghi nhận ban đầu và cuối mỗi kỳ báo cáo theo giá trị hợp lý trừ chi phí để bán, ngoại trừ trường hợp giá trị hợp lý không được xác định một cách đáng tin cậy.

‒ Sản phẩm nông nghiệp đã thu hoạch từ tài sản sinh học sẽ được xác định theo giá trị hợp lý trừ chi phí để bán tại ngày thu hoạch.

‒ Việc xác định giá trị hợp lý cho tài sản sinh học hay sản phẩm nông nghiệp căn cứ vào một nhóm tài sản sinh học hoặc sản phẩm nông nghiệp với tính chất tương đồng như các đặc điểm về tuổi và chất lượng.

‒ Nếu thị trường giao dịch chính khơng tồn tại, doanh nghiệp sẽ sử dụng một hay nhiều các phương pháp sau trong việc xác định giá trị hợp lý:

+ Thị trường có mức giá tốt nhất

+ Giá thị trường của những tài sản tương tự có điều chỉnh sự khác biệt

‒ Trong trường hợp phương pháp đo lường giá trị hợp lý theo thị trường không thực hiện được đối với tài sản sinh học tại thời điểm hiện tại của nó, thì doanh nghiệp sẽ áp dụng hiện giá từ chiết khấu dòng tiền kỳ vọng trong tương lai.

‒ Lãi hay lỗ phát sinh trong ghi nhận ban đầu và từ sự thay đổi của giá trị hợp lý trừ chi phí bán sẽ được đưa vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ.

‒ Trong trường hợp tất cả các phương pháp xác định giá trị hợp lý đều không thực hiện được, doanh nghiệp sẽ ghi nhận theo giá gốc của tài sản trừ chi phí khấu hao luỹ kế. Khi giá trị hợp lý của những tài sản này trở nên đáng tin cậy, doanh nghiệp phải chuyển sang ghi nhận theo giá trị hợp lý.

Theo tác giả, quy định về ghi nhận theo giá trị hợp lý đối với tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp nêu trên đặc biệt phù hợp với đặc điểm nơng nghiệp Việt Nam. Ví dụ: trong một vài trường hợp doanh nghiệp không thể xác định được giá gốc đối với sản phẩm sinh học (súc vật chăn ni theo phương thức thả rơng như gà, vịt,…) thì doanh nghiệp phải áp dụng giá trị hợp lý để phản ánh đúng giá trị của tài sản sinh học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoàn thiện việc định giá tài sản và định hướng cho định giá theo giá trị hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường tính hữu dụng của các thông tin trên báo cáo tài chính, phù hợp với các thơng lệ quốc tế về kế toán và đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới.

Lộ trình cho việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý phải chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ, nhằm tránh mất thời gian cho sự chỉnh sửa nhiều lần hệ thống pháp lý, gây khó khăn cho người kế tốn cũng như người đọc báo cáo tài chính.

Cần hồn thiện các mục tiêu trong ngắn hạn trước vì đây là những vấn đề cấp bách cần giải quyết nhanh, sau khi đã hoàn chỉnh mới tiếp tục thực hiện các mục tiêu trong dài hạn. Vấn đề này không chỉ là trách nhiệm riêng của Nhà nước, mà cịn là trách nhiệm từ phía doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo quan điểm của mình, tác giả đưa ra 5 nhóm giải pháp trong ngắn hạn, bao gồm: nâng cao nhận thức về việc hiểu và áp dụng giá trị hợp lý, điều chỉnh Luật kế toán và chuẩn mực chung, ban hành chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho định giá, bổ sung cập nhật nội dung các chuẩn mực kế tốn hiện hành có liên quan đến giá trị hợp lý.

Về dài hạn, tác giả đưa ra giải pháp về hồn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế tốn áp dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường chủ yếu.

Việc giải quyết đồng bộ các vấn đề được nêu trên sẽ tạo động lực phát triển cho hệ thống kế toán Việt Nam theo đúng định hướng, với hệ thống thơng tin kế tốn cung cấp dễ hiểu, thích hợp, minh bạch, cơng khai và đầy đủ.

KẾT LUẬN

Chuẩn mực kế toán quốc tế về đo lường giá trị hợp lý mới được ban hành đánh dấu một bước tiến lớn trong lịch sử kế toán, chuẩn hoá các quy định trong việc áp dụng giá trị hợp lý, làm cho thơng tin tài chính hữu dụng hơn với các nhà phân tích. Vì các ưu điểm của kế tốn theo mơ hình giá trị hợp lý nên các quốc gia trên thế giới đã lần lượt áp dụng cho hệ thống kế toán của họ. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đó. Khi xây dựng các quy định về giá trị hợp lý, Việt Nam đã kế thừa các quy định trong hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc tế, đồng thời vận dụng có chọn lọc cho phù hợp với môi trường kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, với hệ thống kế toán Việt Nam cịn khá non trẻ thì việc bộc lộ những hạn chế trong hệ thống này là điều không thể tránh khỏi, hạn chế lớn nhất là các quy định về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế tốn Việt Nam mang tính rải rác, khơng đồng bộ và khơng đầy đủ. Do đó gây sự lúng túng và khó hiểu khi đem vào áp dụng trong thực tiễn tại doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu áp dụng giá trị hợp lý tại mơi trường kế tốn doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đã đưa ra các đề xuất để góp phần hồn hiện hệ thống kế toán Việt Nam: trên cơ sở hội tụ với kế toán quốc tế, trước mắt cần tách giá trị hợp lý thành một thước đo riêng biệt, ban hành một chuẩn mực riêng về đo lường giá trị hợp lý, đồng thời chỉnh sửa nội dung các chuẩn mực kế tốn hiện tại có liên quan đến giá trị hợp lý cho thống nhất với quy định được ban hành trong chuẩn mực này, củng cố vững chắc cơ sở hạ tầng về định giá nhằm tạo độ tin cậy của thơng tin được trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý; trong lâu dài cần ban hành các chuẩn mực kế tốn mới có liên quan đến giá trị hợp lý, để giá trị hợp lý là một thước đo chủ yếu của kế toán trong ghi nhận và trình bày thơng tin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

ACCA (2012), Kế toán giá trị hợp lý, Hội thảo Bộ Tài chính, Luật kế tốn Việt Nam

Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam Bộ Tài chính, Các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam

Vũ Hữu Đức (2010), Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán, Nhà xuất bản lao động

Nguyễn Thế Lộc (2005), Đánh giá tài sản và xác định lợi nhuận trên các báo cáo tài chính, Luận án tiến sĩ

Nguyễn Thế Lộc (2010), Tính thích hợp và đáng tin cậy của “Giá trị hợp lý” trong hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Tạp chí Phát triển & Hội nhập

Lê Hoàng Phúc (2012), Thực trạng và định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế tốn Việt Nam, Tạp chí Kinh tế

Lê Vũ Ngọc Thanh (2005), Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ

Đặng Thị Kim Thuý (2010), Nâng cao vị trí của khn mẫu lý thuyết kế tốn trong việc phát triển chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ

Tiếng Anh

American Institute of Certified Public Accountants (AICPA), 2010a, FAQs about Anh Tuan Nguyen and Guangming Gong (2012), Vietnamese Accounting Reform and Inetrnational Convergence of Vietnamese Accounting Standards

Chinese Accounting Law (1999)

Fahnestock, Robert T., Bostwick and Eric D. (2011), An analysis of the fair value controversy

Fair value accounting, AICPA Media Center, www.aicpa.org

Hague, B. (2009), Mark to Market accounting: A Counterpoint to the Support for FASB’s Rule change, Credit Union Jounal

Hictory of IFRS 13, Http://iasplus.com/standardifrs13.html

International Accounting Standards Board, International Financial Reporting Standards 2010

International Accounting Standards Board, IFRS 13: Fair value measurement, 2011 Jayne Godfrey, Allan Hodgson & Scott Holmes (2003), Accounting Theory

Laux C. and Leuz (2009), The crisis of fair value accouting: Making sense of the recent debate, Accouting, Organizations and Society

Magnan M. and D. Thornton (2010), FVA: Smoke & Mirrors?, CA Magazine. Mc Graw (2007), Internatonal Accounting, Hill International Edition

Songlan Peng and Kathryn Bewley (2010), Adaptability to fair value accounting in an emerging economy: A case study of China’s IFRS convergence

Stephen H. Penman (2007), Financial reporting quality: is Fair value a plus or a minus?

PHỤ LỤC 1

Các cấp độ dữ liệu đầu vào được đề cập trong IFRS 13

 Cấp độ 1: là giá niêm yết trên thị trường đang hoạt động.

Áp dụng trong trường hợp có giá thị trường niêm yết của tài sản, nợ phải trả đồng nhất mà doanh nghiệp có thể sử dụng tại ngày đo lường.

Giá niêm yết cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất về giá trị hợp lý và được sử dụng mà không cần điều chỉnh (trừ trường hợp hạn hữu) để đo lường giá trị hợp lý.

Tài sản hay nợ phải trả được giao dịch trên thị trường thì giá trị hợp lý sẽ được đo lường bằng cách lấy giá niêm yết của 1 đơn vị tài sản hay nợ phải trả nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại việt nam (Trang 93 - 122)