Giải pháp về điều chỉnh Luật kế toán và chuẩn mực chung (VAS 01)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại việt nam (Trang 80)

3.2 Các giải pháp trong ngắn hạn

3.2.2.2 Giải pháp về điều chỉnh Luật kế toán và chuẩn mực chung (VAS 01)

Như đã đề cập ở phần trên, giá trị hợp lý chưa được xem là một thước đo riêng trong VAS 01 mà vẫn xem là một tiêu thức để xác định giá gốc. Ngoài ra, trong Luật kế toán, ở chương I, điều 7 (Nguyên tắc kế toán), mục 1 cũng đưa ra quy định “Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản

vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế tốn khơng được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế tốn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Do đó, cần phải điều chỉnh Luật kế tốn và VAS 01.

(1) Điều chỉnh Luật kế toán

 Nhận xét về nguyên tắc kế toán được đưa ra trong chương I, mục 7.1: Chỉ đề cập đến việc ghi nhận ban đầu theo giá gốc, và quy định không được điều chỉnh sau ghi nhận ban đầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngay đối với quy định trong ghi nhận ban đầu, Luật kế tốn đã đề cập khơng đầy đủ đến tất cả các trường hợp ghi nhận theo giá gốc mà chỉ nói đến giá gốc xác định trong trường hợp mua (bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng). Ngoài ra giá gốc được đề cập đến ở đây chỉ áp dụng đối với tài sản, khơng phản ánh về tài sản tài chính hoặc nợ tài chính.

 Kiến nghị:

Đối chiếu với Luật kế toán của Trung Quốc (Ban hành năm 1985 và sửa đổi năm 1999), cũng như Luật kế toán của Thái Lan (ban hành năm 2000), tác giả nhận thấy các nước này không đưa ra nguyên tắc định giá vào trong Luật kế toán mà chỉ đưa ra quy định các đơn vị khi ghi nhận và trình bày cần tuân thủ Luật và các văn bản dưới Luật. Như vậy, Luật kế toán ở các nước chỉ là văn bản pháp lý đưa ra những quy định chung về phạm vi, cách thức ghi chép, lưu trữ, bảo quản số liệu kế toán, giám sát, và một số quy định khác mà không đề cập chi tiết đến các nguyên tắc kế toán như Việt Nam.

Tại Việt Nam, dưới Luật kế tốn cịn có Chuẩn mực chung. Vì vậy, tác giả đề xuất trong Luật kế toán nên bỏ quy định về các nguyên tắc kế toán, mà đưa phần này vào Chuẩn mực chung. Trong Luật kế toán chỉ đề cập: “Mọi nguyên tắc kế tốn áp dụng trong ghi sổ và trình bày báo cáo tài chính , doanh nghiệp sẽ tuân thủ trong quy định của Chuẩn mực chung”.

 Nhận xét: trong VAS 01 chỉ trình bày về các nguyên tắc kế toán cơ bản, yêu cầu cơ bản đối với kế tốn, các yếu tố của báo cáo tài chính nhưng khơng đề cập đến các mơ hình giá dùng trong ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính, cũng như những quy định về ghi nhận ban đầu và sau ban đầu.

 Kiến nghị:

Đối chiếu với khuôn mẫu lý thuyết của IASB, tác giả đưa ra một số nội dung cần bổ sung vào VAS 01 để làm nền tảng cho hướng áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực cụ thể:

‒ Mục tiêu của Báo cáo tài chính: “Cung cấp thơng tin tài chính phục vụ cho sự quản lý của Nhà nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu ra các quyết định kinh tế của các nhà đầu tư và chủ nợ”. Đưa mục tiêu này vào VAS 01 vì theo đặc thù của Việt Nam, nhu cầu thông tin giữa Nhà nước và các nhà đầu tư, chủ nợ có thể khác biệt nhau trong một số trường hợp. Trong những trường hợp đó, “các nhà kế tốn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với chuẩn mực kế toán để phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính hay kết quả kinh doanh của đơn vị mình. (giải pháp cho nguyên nhân NN3.1)

‒ Bổ sung đặc điểm chất lượng của thơng tin tài chính là “Thích hợp” và “Đáng tin cậy”. Các đặc điểm này được hiểu như sau:

+ Thích hợp: Thơng tin kế tốn là thích hợp khi nó có khả năng thay đổi quyết định của người sử dụng. Để đảm bảo tính thích hợp thơng tin phải: có giá trị dự đốn hay đánh giá và kịp thời.

+ Đáng tin cậy: Thông tin kế tốn đáng tin cậy trong phạm vi nó có thể kiểm chứng, khi được trình bày trung thực và khơng có sai sót hoặc thiên lệch. Thơng tin đáng tin cậy khi: trình bày trung thực, có thể kiểm chứng, trung lập.

‒ Vấn đề định giá: Bên cạnh giá gốc được chấp nhận phổ biến thì cần bổ sung thêm các loại giá khác như giá hiện hành, giá có thể thực hiện, hiện giá, giá trị hợp lý và áp dụng tuỳ từng trường hợp cụ thể. Cần đưa ra quy định rõ:

+ Ghi nhận ban đầu: theo giá gốc (là tồn bộ các chi phí hợp lý để có được đối tượng kế tốn đó)

+ Giá trị sau ghi nhận ban đầu: đối tượng kế toán được trình bày theo một trong các loại giá nêu trên, tuỳ theo từng quy định trong chuẩn mực cụ thể.

3.2.2.3 Giải pháp về ban hành chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý

Giá trị hợp lý hiện tại chưa được áp dụng rộng rãi vì các doanh nghiệp chưa hiểu rõ về giá trị hợp lý, hoặc đã áp dụng giá trị hợp lý nhưng với các cách tính khác nhau, khơng thống nhất do giá trị ban hành chỉ được đưa ra trong một số chuẩn mực cụ thể. Như vậy, để xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc thực hiện cũng như sự hiểu biết của người kế toán về giá trị hợp lý, trong ngắn hạn cần thiết phải ban hành một chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý, trên cơ sở đối chiếu với IFRS 13 của IASB.

Chuẩn mực này của Việt Nam nên có các nội dung cơ bản sau:

(1) Định nghĩa giá trị hợp lý:

Như được đề cập ở chương 2, định nghĩa giá trị hợp lý trong chuẩn mực Việt Nam nằm rải rác ở các chuẩn mực cụ thể, và vì định nghĩa này theo phiên bản cũ của IFRS nên lạc hậu, khơng đầy đủ và có nhiều thuật ngữ gây khó hiểu. Do đó, tác giả đề nghị trong chuẩn mực về giá trị hợp lý nên đưa ra định nghĩa, đồng thời đưa ra giải thích về một số thuật ngữ trong chuẩn mực này như: Giá bán, tài sản/nợ, thị trường giao dịch, các bên tham gia thị trường, giao dịch song phẳng như trong IFRS 13 (Chương 1, mục 1.3.2.2). Bên cạnh việc giải thích các thuật ngữ, nên đưa ra ví dụ minh hoạ để người hành nghề có thể hiểu và áp dụng trên thực tế. Tác giả có đưa ra một số ví dụ minh hoạ (Ví dụ 3.1, 3.2) cho các thuật ngữ trên trong phụ lục số 5 (Trang 110)

(2) Phương pháp xác định giá trị hợp lý

Đối chiếu với IFRS 13, tác giả đề nghị xây dựng phương pháp xác định giá trị như sau:

Mục tiêu định giá: xác định giá trị hợp lý cần phải phù hợp với mục tiêu định

‒ Định giá đối với tài sản đang sử dụng hoặc khoản nợ phải trả của doanh nghiệp giữ để thanh toán

‒ Định giá đối với tài sản để bán, trao đổi

Mục tiêu này được đưa ra nhằm làm cơ sở cho doanh nghiệp lựa chọn dữ liệu trong việc xác định giá trị hợp lý.

Các cấp độ dữ liệu đầu vào làm cơ sở định giá:

Tác giả đề nghị chia thành 3 cấp độ như IFRS 13:

‒ Dữ liệu tham chiếu cấp 1: giá niêm yết trên thị trường đang hoạt động. Doanh nghiệp khi sử dụng dữ liệu ở cấp độ này sẽ không cần điều chỉnh.

Các dữ liệu ở cấp độ này ví dụ như: giá niêm yết cổ phiếu trên Hose, giá trao đổi của tài sản giống hệt trên cùng 1 thị trường,…

‒ Dữ liệu tham chiếu cấp 2: các dữ kiện tham chiếu khác ngồi giá niêm yết có thể xác định được.

Doanh nghiệp khi sử dụng dữ liệu này phải điều chỉnh những khác biệt nếu tài sản tương tự chứ không giống hệt

Ví dụ như: giá bán thoả thuận trên thị trường, giá bán trên 1 thị trường hoạt động khác,…

‒ Dữ liệu tham chiếu cấp 3: các dữ kiện tham chiếu không xác định được

Doanh nghiệp khi áp dụng dữ liệu này phải điều chỉnh cho phù hợp (chiết khấu dịng tiền,…)

Ví dụ như: giá cổ phiếu chưa niêm yết,…

Phương pháp xác định giá trị hợp lý:

Tác giả đề nghị vận dụng theo 3 phương pháp của IFRS 13. Nội dung các phương pháp này được đưa ra tương tự như trong IFRS 13 (chương 1, mục 1.3.2.3). Trong phần này, tác giả chỉ đưa thêm vào các ví dụ minh hoạ cho việc vận dụng theo từng phương pháp.

‒ Giá trị hợp lý là một giá trị xác định chính xác (Xem ví dụ 3.3, Phụ lục 5, trang 111)

‒ Giá trị hợp lý là một khoảng giá trị (Xem ví dụ 3.4, Phụ lục 5, trang 111)

(b) Phương pháp định giá bằng chi phí (Xem ví dụ 3.5, Phụ lục 5, trang 111) (c) Phương pháp định giá bằng thu nhập (ví dụ 3.6, 3.7, Phụ lục 5, trang 112)

Nhận xét: nếu có giá tham chiếu của tài sản (hoặc nợ phải trả) y hệt hoặc tương tự

với tài sản (nợ phải trả) đang định giá thì chỉ áp dụng một phương pháp là phương pháp định giá theo thị trường. Trong trường hợp khơng có giá tham chiếu thì việc ước tính giá trị hợp lý phải dựa vào cả 3 phương pháp, sau đó lựa chọn giá đáng tin cậy nhất phù hợp với mục tiêu định giá.

Vậy để xác định giá trị hợp lý, cần phải xác định mục tiêu định giá, xác định các cấp độ dữ liệu tham chiếu và vận dụng các phương pháp xác định giá trị hợp lý thích hợp. Ví dụ sau đây sẽ trình bày theo trình tự vừa được nêu:

Ví dụ:

‒ Cơng ty A mua lại công ty B. Công ty B sở hữu một thiết bị đã mua và sử dụng được 2 năm. Sau khi mua lại, thiết bị này sẽ vẫn được sử dụng trong hoạt động của công ty B sau khi được chỉnh sửa để phù hợp quy trình sản xuất mới.

‒ Công ty A quyết định rằng thiết bị này sẽ được sử dụng tối ưu nếu vẫn sử dụng như hiện tại cùng với các tài sản khác của B.

(i) Mục tiêu định giá: để sử dụng  trong trường hợp này, công ty sẽ không áp dụng phương pháp định giá bằng thu nhập do dòng thu nhập tạo ra từ tài sản này là không chắc chắn (công ty sử dụng thiết bị cho hoạt động của công ty, cùng với các tài sản khác tạo nên dịng thu nhập cho cơng ty, nên khơng thể tách riêng dịng thu nhập từ tài sản này trong tồn bộ dịng thu nhập công ty).

(ii) Xác định cấp độ dữ liệu tham chiếu: có thể lấy dữ liệu từ một thiết bị tương tự (cấp độ 2) hoặc ước tính dựa vào chi phí (cấp độ 3).

(iii) Áp dụng các phương pháp định giá:

 Phương pháp định giá theo thị trường: giá bán một thiết bị tương tự (mới) trên thị trường là 50 tỷ. Sau khi điều chỉnh các khác biệt (hàng đã qua sử dụng và tiền vận chuyển, chi phí cài đặt), giá thị trường của thiết bị này là từ 43-48 tỷ.

 Phương pháp định giá bằng chi phí: chi phí để tạo ra một thiết bị mới tương tự (bao gồm cả chỉnh sửa) vào khoảng 40-52 tỷ đồng, sau khi đã điều chỉnh cho tình trạng máy (khấu hao do đã qua sử dụng), cho hao mòn cơng nghệ, cho hao mịn kinh tế do sức cầu của thiết bị đã suy giảm và tính thêm chi phí cài đặt.

(iv) Lựa chọn giá trị hợp lý: trong 2 khoảng giá được xác định từ 2 phương pháp, có thể thấy khoảng giá từ phương pháp định giá theo thị trường có khoảng cách hẹp hơn nên độ tin cậy sẽ cao hơn. Do đó, cơng ty A sẽ lựa chọn phương pháp định giá theo thị trường. Tuy nhiên, trong khoảng giá này, nếu có bằng chứng cho thấy giá 48 tỷ là đáng tin cậy nhất (ví dụ khối lượng giao dịch nhiều hơn) thì giá thị hợp lý của thiết bị sẽ là 48 tỷ.

(3) Quy định sự cân đối giữa các đặc tính chất lượng và các tiêu chuẩn đánh giá khi có hạn chế thơng tin giữa tính thích hợp và tính đáng tin cậy.

Quy định này đưa ra nhằm tránh trường hợp các doanh nghiệp cố ý trình bày theo giá trị hợp lý khi dữ liệu đầu vào không đáng tin cậy. Như vậy, doanh nghiệp chỉ được áp dụng giá trị hợp lý khi ghi nhận và trình bày khi đã thận trọng ở mức cần thiết trong việc đánh giá các dữ liệu đầu váo có đủ độ tin cậy hay không, nếu dữ liệu khơng đủ độ tin cậy thì doanh nghiệp bắt buộc phải trình bày theo một loại giá khác (giá gốc, giá trị thuần,…)

(4) Nội dung và phạm vi các thông tin cần cơng bố trong thuyết minh báo cáo tài chính

Trong trường hợp việc ghi nhận và trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính vẫn theo mơ hình giá gốc, nhưng bên cạnh đó phải thuyết minh trên báo cáo tài chính

theo giá trị hợp lý nhằm cung cấp thơng tin hữu ích cho người sử dụng thì chuẩn mực về giá trị hợp lý phải nêu rõ các nội dung nào cần được thuyết minh cũng như phạm vi các thông tin cần thuyết minh.

(5) Quy định các cơ quan chịu trách nhiệm về công bố thông tin

Phần này nhằm làm rõ và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc công bố thông tin một số chỉ tiêu làm cơ sở đầu vào cho việc định giá như chỉ số lạm phát, chỉ số giá, lãi suất, tỷ giá hối đoái,…

Quy định này nhằm làm cho dữ liệu đầu vào để xác định giá trị hợp lý đáng tin cậy, và tăng dữ liệu thu thập được từ thị trường (qua công bố), giảm thiểu các dữ liệu mang tính chất ước tính.

3.2.2.4 Giải pháp về xây dựng và hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho định giá

 Điều đầu tiên cần thiết phải thực hiện là hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt động.

Như đã đề cập ở mục 2.4.1, nền kinh tế Việt Nam chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin. Theo cam kết với WTO, Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên nếu chứng minh được với đối tác nào đó là kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ phi thị trường. Như vậy, Việt Nam phải nổ lực hết sức để nhanh chóng đưa nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi chế độ “phi thị trường”. Muốn như vậy, Nhà nước phải từng bước cải thiện để đưa nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường, bắt đầu từ thị trường tài chính và thị trường hàng hố vì 2 thị trường này có khối lượng giao dịch nhiều và là nguồn cung dữ liệu cần thiết để xác định giá trị hợp lý của cơng cụ tài chính, bất động sản đầu tư, tài sản cố định và một số loại tài sản khác.

 Thứ hai, phải đồng bộ và minh bạch hoá hành lang pháp lý về kế toán và kinh doanh.

‒ Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật kế toán để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam.

‒ Hồn thiện hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam đồng thời ban hành những quy định bổ sung phù hợp với các nội dung đã ban hành trong các bộ luật khác như Luật kế toán, Luật thuế, Luật chứng khoán,… Các thông tư, văn bản hướng dẫn chỉ nên dừng lại ở mức giải thích nhằm cụ thể hoá các yêu cầu của chuẩn mực, không nên đưa ra các nội dung mới, mâu thuẫn với chuẩn mực đã ban hành.

‒ Hoàn thiện sự thống nhất giữa các chuẩn mực về thuật ngữ cũng như nội dung, nhất là các quy định về giá trị hợp lý. Các quy định giá trị hợp lý trong các chuẩn mực cụ thể phải nhất quán với chuẩn mực về giá trị hợp lý cũng như chuẩn mực chung và Luật kế toán.

‒ Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện cho các Bộ ngành liên quan đến việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại việt nam (Trang 80)