.Bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo tiêu chuẩn IMF

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 25)

Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011), bộ chỉ số lành mạnh tài chính (Financial Soundness Indicators: FSIs) được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xây dựng vào tháng 6/2001, dựa trên tham vấn từ các chuyên gia và khảo sát các quốc gia thành viên. Với mục đích là nhằm cung cấp thêm công cụ cho việc giám sát lĩnh vực tài chính, tăng tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính, cũng như tăng cường kỷ luật thị trường. Bộ chỉ số này đo lường sự lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia, có vai trị rất quan trọng trong việc đánh giá, nhìn nhận chính xác thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính mỗi quốc gia cũng như tồn cầu, đồng thời có vai trị lớn trong việc dự đốn, cảnh báo sớm và hoạch định chính sách, đưa ra các biện pháp quản lý hợp lý nhằm hạn chế những bất ổn, rủi ro có thể xảy ra, góp

phần ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng tài chính. Bộ chỉ số này gồm có 40 chỉ số tài chính, trong đó có 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tài chính nhận tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến khích); 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính khu vực tổ chức tài chính khác; 5 chỉ số phản ánh tình hình tài chính khu vực phi tài chính; 2 chỉ số tài chính của khu vực hộ gia đình; 4 chỉ số của tình hình thị trường bất động sản.

Đối với nghiên cứu này, nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại nghiên cứu chỉ quan tâm đến 12 chỉ số cốt lõi của các tổ chức nhận tiền gửi. Từ những chỉ số này nghiên cứu kết hợp với thực tiễn của Việt Nam để chọn ra những biến phổ biến cho mơ hình. Dựa trên 12 chỉ số tài chính cốt lõi của IMF và khung phân tích CAMLES ta có thể phân chia thành 5 nhóm:

Nhóm 1: chỉ tiêu an tồn vốn gồm có 3 chỉ số tài chính cốt lõi:

Một là, tỷ số vốn cấp một và cấp 2 so với tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro. Chỉ số này đo lường tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức nhận tiền gửi hay chính là đo lường khả năng đám ứng vốn của tổ chức này. Chỉ số này cũng cho biết khả năng đối phó của tổ chức nhận tiền gửi trước các cú sốc.

Hai là, tỷ lệ vốn cấp 1 so với tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro. Đây là đo lường chỉ số an toàn của tổ chức nhận tiền gửi dựa trên khái niệm cốt lõi về vốn của Ủy Ban Giám Sát Ngân Hàng.

Ba là, nợ xấu rịng trên vốn. Dùng để đánh giá sự an tồn của tổ chức nhận tiền gửi và là một chỉ báo quan trọng về năng lực vốn của tổ chức nhận tiền gửi trong những tổn thất do nợ xấu gây ra.

Nhóm 2, chất lượng tài sản gồm có 2 chỉ số cốt lõi đo lường.

Chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ, chỉ số này dùng để xem xét đánh giá chất lượng tài sản và thường được sử dụng như một biến đại diện cho chất lượng tài sản của tổ chức nhận tiền gửi đồng thời, chỉ số này dùng để xác định độ rủi ro của tài sản trong danh mục cho vay.

Và chỉ số tỷ trọng dư nợ theo lĩnh vực kinh tế so với tổng dư nợ. Đây là chỉ số đánh giá chất lượng tài sản, cung cấp những thông tin về phân bố các khoản vay

đối với người cư trú và người không cư trú. Thiếu sự đa dạng hóa trong danh mục cho vay sẽ là tín hiệu tồn tại sự bất ổn trong hệ thống tài chính.

Nhóm 3, thu nhập và hiệu quả hoạt động. Để phản ánh nhóm 3 gồm có 4 chỉ số cốt lõi như sau:

Thứ nhất, lợi nhuận ròng trên tài sản. Chỉ số này đánh giá về lợi nhuận của tổ chức nhận tiền gửi và dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng.

Thứ hai, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của các tổ chức nhận tiền gửi.

Thứ ba, thu nhập ròng từ lãi so với tổng thu nhập. Dùng để so sánh giữa thu nhập ròng từ lãi (thu nhập trừ cho lãi phải trả) và tổng thu nhập. Nếu tổ chức nhận tiền gửi có địn bẩy tài chính thấp, thì chỉ số này thường có xu hướng cao hơn.

Thứ tư, chi phí ngồi lãi trên tổng thu nhập. Dùng để đo lường chi phí so với tổng thu nhập và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các tổ chức nhận tiền gửi.

Nhóm 4, thanh khoản. Nhóm này dùng hai chỉ số để đo lường chủ yếu sau:

Tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản. Tỷ số này đo lường các loại tài sản thanh khoản của các tổ chức nhận tiền gửi, và phản ánh về khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường của khách hàng. Mức độ thanh khoản càng cao cho thấy khả năng đối phó với tổ chức nhận tiền gửi trước những cú sốc.

Và chỉ số tài sản thanh khoản trên nợ ngắn hạn, dùng để đo lường khả năng thanh toán nợ đến hạn của các tổ chức nhận tiền gửi, cũng như cân đối giữa nợ và tài sản thanh khoản. Đồng thời chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn ngắn hạn của khách hàng mà khơng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của tổ chức.

Nhóm 5, độ nhậy cảm cảm với rủi ro thị trường dùng một chỉ số cốt lõi để đo lường cụ thế như sau:

Trạng thái ngoại tệ ròng so với vốn, dùng để đánh giá nguy cơ rủi ro tỷ giá. Chỉ số này cho biết khả năng cân đối giữa tài sản ngoại tệ và trạng thái vốn, dùng để đánh giá nguy cơ rủi ro do biến đổi tỷ giá.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP

Như nghiên cứu trước đây, hiện nay có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, có thể nói là có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của một tổ chức kinh tế nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Nhưng bài nghiên cứu có thể chia làm hai nhóm: nhóm các yếu tố bên trong và nhóm các yếu tố bên ngoài. Các yếu tố chính tác động của các nghiên cứu trước đến hiệu quả hoạt động ngân hàng và theo tình hình thực tế của Việt Nam sẽ được trình bày dưới đây.

1.2.2.1 Các yếu tố bên trong.

Các yếu tố bên trong chịu sự tác động mạnh mẽ từ các quyết định của hội đồng quản trị, ban điều hành của ngân hàng, bao gồm những yếu tố sau đây:

Năng suất lao động

Năng suất lao động là thước đo cao nhất cho hiệu quả hoạt động của xã hội, tổ chức và của từng công ty. Do đó, năng suất lao động ở lĩnh vực ngân hàng khơng nằm ngoại lệ đó. Thơng qua năng suất lao động, nghiên cứu có thể đánh giá được tồn bộ năng lực điều hành, trình độ phát triển khoa học công nghệ cũng như phát triển con người.

Theo Athanasoglou và cộng sự (2005) đã tìm thấy được tăng trưởng năng suất lao động tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Với cách đo lường bằng tổng doanh thu trên cho tổng nhân viên, với cách đó tác giả cũng cho thấy rằng sự tăng trưởng năng suất lao động cao hơn hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hay nghiên cứu có thể nói rằng, ngân hàng nên gia tăng năng suất lao động bằng cách tuyển dụng những người giỏi, làm được nhiều việc hơn là tuyển nhiều lao động không chuyên nghiệp.

Tình trạng cơng nghệ thơng tin

Khoa học cơng nghệ là một trong những bước tiến để thúc đẩy xã hội lồi người phát triển. Hiện nay, khoa học cơng nghệ đã đi sâu vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có ngành ngân hàng. Việc các NHTM đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin như internetbanking,mobilebanking, homebanking, … đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với các dịch

vụ ngân hàng hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp các NHTM có chỗ đứng vững chắc trong sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Theo Porter và Millar (1985), cho rằng việc gia tăng công nghệ thông tin sẽ giúp cho các NHTM cắt giảm được nhiều chi phí và nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động rịng.

Quy mô ngân hàng

Một trong những câu hỏi quan trọng trong các chính sách của các tổ chức tài chính về quy mơ của ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến tối ưu hóa lợi nhuận của nó, Athanasoglou và cộng sự (2005) giả sử rằng ảnh hưởng của quy mô ngân hàng đã có tác động tích cực về lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên khi một ngân hàng trở nên rất lớn, ảnh hưởng của quy mô ngân hàng tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Trong các nghiên cứu trước đây cho rằng quy mô ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo lý thuyết tính lợi ích kinh tế theo quy mô, quy mô lớn sẽ giúp cho các ngân hàng có lợi thế trong việc giảm chi phí sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động (Olweny và Shipho, 2011). Gul và cộng sự (2011), Olweny và Shipho (2011) đã tìm thấy bằng chứng cho rằng quy mô tác động cùng chiều lên hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên cũng có nhiều tác giả lại khơng tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của ngân hàng như Athanasoglou và cộng sự (2005), Said và Tumin (2011).

Mạng lưới phân phối.

Trong những năm gần đây, hoạt động mở rộng mạng lưới được các NHTM chú trọng và gia tăng số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch phủ rộng khắp cả nước. Điều này tạo thêm nhiều cơ hội hoạt động cho các ngân hàng như mở rộng lĩnh vực đầu tư, phát triển thêm nhiều sản phẩm, khai thác triệt để các mối quan hệ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Và đây là một cạnh tranh khốc liệt về mạng lưới hoạt động.

Theo kết quả nghiên cứu của Hirtle (2005) tại Mỹ trong giai đoạn 1995 đến 2003 đã khơng tìm được bằng chứng nào cho thấy có mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng và mạng lưới, ông cho rằng ngân hàng có mạng lưới càng

lớn sẽ bất lợi trong tranh cạnh vì chi phí hoạt động q cao, khơng thể quản lý hết được.

Mức độ an toàn vốn

Mức độ an toàn vốn hay gọi là tỷ lệ an toàn vốn (CAR). CAR được đo lường bằng tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản đã điều chỉnh để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng. Theo hiệp ước Basel II thì yêu cầu tỷ lệ này duy trì ở mức 8%, trong khi tỷ lệ này ở Việt Nam được yêu cầu tối thiểu là 9% theo Thông tư 13/TT- NHNN. Đối với chỉ số này các ngân hàng cho rằng, chỉ số này càng cao thì giúp họ đối phó với các rủi ro tốt hơn, hoạt động an toàn hơn đồng thời cũng sẽ làm cho họ mất nhiều cơ hội kinh doanh hiệu quả. Theo các kết quả nghiên cứu trước đây hầu như đều cho rằng tỷ lệ CAR tác động tích cực lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng chẳng hạn như các nghiên cứu của Berger (1995), Athanasoglou và cộng sự (2005), Sufian và Chong (2008).

Rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng được tính tốn để đo chất lượng của các tài sản của ngân hàng.Về mặt lý thuyết, sự gia tăng rủi ro tín dụng thường được gắn liền với sự sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng (Athanasoglou và cộng sự, 2005). Vì vậy, và do đó là một mối quan hệ tiêu cực trong mơ hình tác động.

Rủi ro tín dụng là khả năng bên vay khơng trả được nợ cho bên cho vay khi nợ đến hạn. Theo Olweny và Shipho (2011) thì chất lượng tín dụng phụ thuộc vào chất lượng tài sản nắm giữ của các ngân hàng. Ngân hàng nào cũng có những tiêu chuẩn cho vay nhất định, nếu ngân hàng nào tiêu chuẩn càng cao thì những khoản vay của ngân hàng sẽ hạn chế được những rủi của hoạt động tín dụng và ngược lại. Theo Athanasoglou và cộng sự (2005), Sufian và Chong (2008), Nguyễn Minh Kiều (2011) cho rằng, rủi ro tín dụng tác động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Chất lượng quản trị chi phí.

Quản trị chi phí là quan tâm hàng đầu của tất cả các đơn vi kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động kinh doanh đặc thù với nhiều lĩnh vực khác nhau do đó cơng tác quản trị chi phí, rủi ro ln được quan tâm cao. Theo Olweny

và Shipho (2011), Athanasoglou và cộng sự (2005), Nguyễn Minh Kiều (2011) thì ngân hàng nào quản lý chi phí tốt thì hoạt động sẽ cao. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Sufian và Habibullah (2009) tại Bangladesh lại cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữ chi phí hoạt động và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nghĩa là ngân hàng nào trả lương cao cho nhân viên, cho lãnh đạo ngân hàng thì sẽ có động lực để nhân viên tích cực làm việc từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng hơn.

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản cao hơn có thể cho thấy hiệu quả ngân hàng tốt hơn bởi vì nó sẽ làm tăng thu nhập lãi. Tuy nhiên, tỷ lệ quá cao cũng có thể làm giảm tính thanh khoản và tăng số lượng của khách hàng vay có nguy cơ phá sản (Fu và Heffernan, 2008).

Rủi ro thanh khoản sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nếu việc giữ thanh khoản ở mức cao để giảm thiểu rủi ro thì tốn nhiều chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh cũng như đầu của ngân hàng, mặt khác nếu giữ thanh khoản thấp thì có thể gây ra rủi ro khơng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn hay bị khách hàng rút tiền hàng loạt. Các nghiên cứu trước đây cho rằng, thanh khoản tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động kinh doanh (Olweny và Shipho, 2011). Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng rủi ro thanh khoản sẽ tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng như (Athanasoglou và cộng sự, 2005). Bên cạnh đó, Said và Tumin (2011) cho rằng thanh khoản không tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Mức độ đa dạng hóa thu nhập.

Ngày nay, các NHTM đang tích cực đa dạng hóa nguồn thu nhập, khơng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng như trước đây. Khái niệm về sự đa dạng hóa thu nhập bắt đầu bằng lý thuyết quản lý danh mục đầu tư. Tuy còn nhiều tranh cãi về lý thuyết này nhưng nhìn chung nó đang có tác dụng đối với hoạt động của NHTM, họ đang chú ý nhiều hơn trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ khác ngồi tín dụng như: dịch vụ thẻ, thanh toán, dịch vụ ngân hàng tại nhà,…

Theo nghiên cứu của Sufian (2011), Olweny và Shipho (2011) cho thấy mối quan hệ tương quan giữa thu nhập ngoài lãi tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của NHTM. Trong khi đó, Kotrozo và Choi (2006) thì cho rằng đa dạng hóa q nhiều danh mục đầu tư thì sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của NHTM so với NHTM tập trung vào một số lĩnh vực chính.

Chính sách lãi suất của ngân hàng.

Trong quá trình hoạt động thì NHTM ln thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động vốn và cho vay, sao thu hút được nhiều khách hàng và thu được nhiều lợi nhuận nhất. Chính sách lãi suất sẽ tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Đối với lãi suất huy động vốn sẽ quyết định đến chi phí huy động vốn của nguồn cho vay, cịn đối với lãi suất vay thì quyết định đến lượng khách hàng sử dụng vốn của ngân hàng. Theo Bobakova (2003) cho thấy rằng, chính sách lãi suất tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của NHTM, hội đồng quản trị dựa vào chính sách lãi suất để gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng của mình.

1.2.2.2 Các yếu tố bên ngoài.

Lạm phát

Mối quan hệ giữa lạm phát và hiệu quả hoạt động của ngân hàng hoặc việc dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)