.Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 40)

Nguồn :sbv.gov.vn

Mạng lưới hoạt động: Không chỉ phát triển về số lượng, qui mô mạng lưới

của các NHTM cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch (CN, PGD) và ATM của các NH còn khá chênh lệch nhau do chiến lược phát triển và đặc trưng của từng ngân hàng. Riêng 5 NHTMQD đã chiếm 35,7% tổng số lượng ATM của toàn hệ thống. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động ATM của NHTMQD chưa cao, chưa tương ứng với qui mơ. Trong khi đó, các NHTM như Đông Á, Kỹ Thương với thế mạnh là hoạt động thẻ có mạng lưới ATM lớn thứ 3 và 4 trong khi qui mô về CN, PGD thấp hơn nhiều.

Bảng 2.3. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và ATM của 12 NH lớn trong 2010

Nguồn :VCBS tổng hợp

2.1.2 Huy động vốn:

NHTMCP có hoạt động linh hoạt và dần chiếm lĩnh thị phần của khối NHTMQD: Các NHTMCP có cơ cấu cổ đơng đa dạng hơn các NHTMQD, thị phần của khối này tăng nhanh trong những năm gần đây do chiếm lĩnh được từ khối NHTMQD tăng đều qua các năm 2005-2010 từ 17.8% đến 43.4% trong khi khối NHTMQD giảm từ 74.2% xuống còn 47.7%.

Bảng 2.4: Thị phần huy động vốn

:

Nguồn :VCBS Tuy nhiên, qui mơ của nhóm NH này vẫn nhỏ hơn nhiều so với các NHTM quốc doanh. Dẫn đầu về vốn điều lệ trong nhóm này là Eximbank (EIB) với 10.560 tỷ đồng, theo sau đó là ACB với 9.377 tỷ đồng và Sacombank (STB) với 9.179 tỷ đồng. Một số NHTMCP khác cũng có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng bao gồm NH Quân đội (MB), NH Kỹ thương (TCB), NH Hàng Hải Việt Nam (MSB) và NH Đông Nam Á (SEAB). Hầu hết các NHTMCP cịn lại đều có vốn điều lệ quanh mức 2.000 - 3.000 tỷ đồng. Trong điều kiện lạm phát tăng cao của năm 2011, nhiều NH yếu về thanh khoản bắt buộc phải huy động bằng mọi giá để đảm bảo hoạt động, dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất như thời gian vừa qua. Vào cuối năm 2012 đa số các ngân hàng đã nâng vốn điều lệ trên 3000 tỷ đồng.

Khối NHNNG và liên doanh có những động thái tích cực nhằm thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam: Thế mạnh của khối NH này là mảng ngân hàng bán lẻ với chất lượng dịch vụ vượt trội và sản phẩm cung cấp đa dạng hơn so với các NHTM trong nước. Đây cũng là mảng thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển mà các NH trong nước chưa khai thác được. Trong thời gian vừa qua, các NH lớn như HSBC, Citibank (Citi), ANZ, Standard Chartered (S.C) và Deutsche Bank đều không ngừng mở rộng hoạt động của mình. Một loạt các chi nhánh NHNNG khác như Huanan, Chinatrust và Mizuho cũng tăng mạnh vốn được cấp vào thời điểm cuối năm 2010. Ngoài ra, một vài NHNNG vẫn đang nắm giữ cổ phần tại các NHTM trong nước và là đối tác chiến lược. Thị phần của khối NHNNG và liên doanh khơng có nhiều biến động, đặc biệt là thị phần huy động do các NHNNG bị

hạn chế về huy động vốn trên mức vốn được cấp. Mặc dù bắt đầu từ năm 2011, hạn chế về huy động tiền gửi được xóa bỏ nhưng khối NH này sẽ cần một thời gian nhất định để có thể thay đổi miếng bánh thị phần do về tương quan qui mô mạng lưới của các NHNNG vẫn còn rất nhỏ so với các NHTM trong nước.

Tóm lại ,tốc độ tăng trưởng nhanh :huy động luôn ở mức cao trên 20%. Với đặc trưng của một nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng huy động của Việt Nam luôn ở mức cao trên 0% trong suốt giai đoạn 2000 – 2010. Mức tăng trung bình và huy động trong giai đoạn này là 28,91%, trong đó đỉnh điểm là năm 2007 với 47,64%. Tốc độ cung tiền M2 trong giai đoạn 2005 – 2010 cũng đạt trung bình 29,19%.

Bảng 2.5. Tăng trưởng huy động 2000 - 2010

Nguồn: SBV, VCBS tổng hợp

Về lãi suất huy động giảm liên tiếp 6% trong năm 2012: Từ mức trần 14%, sau

6 lần điều chỉnh giảm liên tiếp trong năm 2012 còn 8% và dài hạn thì theo cơ chế thả nổi. Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 8%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10%/năm. Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Việc điều chỉnh trên được xem là động thái tích cực để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp. Hiên nay, lãi suất cho vay cơ bản đã về quanh mốc 12-15%. Theo đó, NHNN sẽ điều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát; tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND để ổn định mặt bằng lãi

suất thị trường, xem xét bỏ trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống TCTD cải thiện vững chắc. Trường hợp lạm phát của năm 2013 được kiểm soát ở mức thấp hơn năm 2012, NHNN tiếp tục điều hành theo hướng giảm mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát. Nhìn chung trong 2012 đến 2013, huy động vốn của các ngân hàng có xu hướng giảm so với các năm trước do lãi suất giảm, tình hình kinh tế tài chính khó khăn.

Bảng 2.6. Diễn biến lãi suất theo tháng năm 2012 và năm 2013

Nguồn: PNS

2.1.3.Hệ số an toàn vốn:

Mặc dù tổng tài sản tăng trưởng nhanh, qui mô của các NH Việt Nam vẫn nhỏ hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Theo số liệu của Bloomberg, trung bình 2 chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của 8 NH niêm yết tại Việt Nam là 166.844 tỷ đồng và 12.574 tỷ đồng, thấp hơn mức trung bình của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Với qui mô tương đối nhỏ, các NH Việt Nam đều chịu áp lực phải tăng cường qui mô nguồn vốn nhằm đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động. NHNN hiện tại đang sử dụng hai cơng cụ chính để nâng cao khả năng an toàn vốn của các NHTM: (1) quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu và (2) quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Đến cuối 2010 vẫn có 10 NH chưa đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu. Tính đến thời điểm 31/12/2010, mới chỉ có 27/37 NHTMCP có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên, 10 ngân hàng cịn lại có vốn điều lệ từ 1.500-2.800 tỷ đồng và không thể tăng vốn đúng thời hạn do thị trường chứng

khốn diễn biến khơng thuận lợi. Chính vì vậy, NHNN đã phải gia hạn cho việc tăng vốn đến hết 31/12/2011.

Hầu hết các NH đều đáp ứng được tỷ lệ CAR tối thiểu 9% tại thời điểm cuối 2010. Tính đến cuối 2012, tỷ lệ CAR của các NH đã đạt mức 9% tại thời điểm hiện tại.

Bảng 2.7. Hệ số an toàn của các ngân hàng 2010

Nguồn: VCBS tổng hợp

2.1.4. Hoạt động tín dụng:

Thị phần tín dụng của khối NHTMQD này đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2005 – 2010 mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm tới 49,3%tổng dư nợ cho vay của toàn ngành trong năm 2010. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với 74,2% tại thời điểm 2005. Khách hàng truyền thống của khối này là các Tổng công ty nhà nước, tuy nhiên việc cho vay các doanh nghiệp quốc doanh tiềm tàng nguy cơ nợ xấu nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác. Theo thống kê của NHNN, trong 2,5% nợ xấu toàn ngành của năm 2010, có tới 60% là nợ xấu của các doanh nghiệp quốc doanh.

Khối NHTMCP, thị phần của khối này tăng nhanh trong những năm gần đây do chiếm lĩnh được từ khối NHTMQD, chiếm 37,1% thị phần tín dụng của tồn ngành trong năm 2010 với tổng số vốn điều lệ lên tới 151.590 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh ở mức cao trên 20%. Với đặc trưng của một nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam ln ở mức cao trên 20% trong suốt giai đoạn 2000 – 2010. Mức tăng trung bình cho tín dụng trong giai đoạn này là 31,55% trong đó đỉnh điểm là năm 2007 với 53,89%. So với các nước trong khu vực, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhiều so với Indonesia (14,5%/) và Thái Lan (7%). Đây là một trong những nhân tố đóng góp vào sự phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này, thể hiện qua tốc độ tăng GDP trung bình là 7,15%, đạt đỉnh 8,5% vào năm 2007. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nóng cũng chính là một ngun nhân dẫn đến tình trạng bong bóng tài sản mà nhiều nước mới nổi như Việt Nam mắc phải khi nguồn vốn chảy vào các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản.

Bảng 2.9.Tăng trưởng tín dụng 2000 - 2010

Nguồn: SBV, VCBS tổng hợp Tăng trưởng tín dụng ln cao hơn tăng trưởng huy động và GDP. Tỷ lệ cho vay/huy động của Việt Nam cao nhất so với các nước trong khu vực nhưng mức độ thâm nhập của ngành vẫn chưa đạt tương ứng: Thị trường tín dụng Việt Nam phát triển rất mạnh trong những năm gần đây so với các nước khác trong khu vực Châu Á. Theo số liệu của BMI, tỷ lệ cho vay/huy động và cho vay/tài sản trong 2010 lên tới 130,7% và 76,6%, cao nhất trong các nước tại Châu Á. Tuy nhiên, mức độ thâm nhập của ngành thể hiện qua tỷ lệ cho vay/GDP vẫn chưa đạt được mức tương ứng, mặc dù có tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2005 – 2010. Tỷ lệ này tăng từ 60% trong 2005 lên

113,5% vào 2010, đứng sau một số nước ở Châu Á như Trung Quốc (126,6%), Hồng Kông (194,2%), Malaysia (119,4%) và Đài Loan (143,1%).

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động và GDP làm tăng rủi ro thanh khoản. Tín dụng tăng trung bình 32% trong giai đoạn 2000-2010, huy động tăng 29% trong khi GDP chỉ tăng trung bình 7,15% trong giai đoạn này. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%, mức tăng trưởng tín dụng có thể đạt mức 14-20% mà khơng gây ra bong bóng tín dụng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này vượt quá mức nêu trên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nền kinh tế. Việc tín dụng tăng trưởng nhanh hơn huy động trong hầu hết các năm cũng làm tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Đây cũng chính là lí do một loạt các tổ chức quốc tế như Fitch Rating, S&P và Moody’s hạ bậc xếp hạng tín dụng của Việt Nam trong năm 2010 với lo ngại về tăng trưởng tín dụng nóng.

Việc hạn chế tín dụng phi sản xuất và quy định tỷ lệ tính rủi ro của bất động sản và chứng khoán lên tới 250% đã làm giảm dư nợ tuyệt đối của các NH, đồng thời khiến các doanh nghiệp trong hai ngành này gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn. Tính đến 20/07/2011, tín dụng ước tăng 7,57% so với cuối năm 2010, trong đó riêng tháng 7 tín dụng giảm 0,19% so với tháng trước, cho thấy sự phân bổ vốn của các ngân hàng đang có sự bế tắc. Theo Thống đốc NHNN, các NH đang thừa vốn thì đã sử dụng hết hạn mức 20%, các NH cịn dư địa cho vay thì lại thiếu vốn, các NH còn hạn mức và cịn vốn khơng muốn cho vay thêm vì q rủi ro, trong khi NH cịn hạn mức nhưng thiếu vốn thì khơng dễ huy động. Do đó, các biện pháp để điều hịa nguồn vốn này trong thời gian sắp tới là mấu chốt để giải quyết bài tốn về tăng trưởng tín dụng.

Tín dụng năm 2012 tăng rất thấp, 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế vẫn gần như bằng 0%, sau 11 tháng tín dụng mới nhích lên được hơn 4%. Đến ngày 20-12-2012, NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng đạt 6.45% so với cuối năm 2011 và ước cả năm đạt khoảng 7%. Tuy nhiên, ngày 9-1-2013, NHNN có thơng báo về kết quả hoạt động ngân hàng năm 2012 và định hướng 2013,điểm bất ngờ là tín dụng đã tăng mạnh vào cuối năm 2012, khiến cả năm tăng trưởng 8.91%. Trong đó, tín dụngVNĐ tăng 11.51%, tín dụng ngoại tệ giảm 1.56% so với cuối năm 2011. Tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn tăng khoảng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 14%, tín

dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6.15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4.4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Tín dụng năm 2012 tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu.

Bảng 2.10. Tăng trưởng tín dụng từ 2001- 2013

Nguồn : PNS Tính đến cuối tháng 2/2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng đã giảm từ 8.82% của 9/2012 xuống còn 6%. Như vậy chỉ trong 5 tháng, ngành ngân hàng Việt Nam xử lý được 53,685 tỷ đồng nợ xấu. Ước tính nợ xấu hiện nay của các TCTD vào khoảng 156,000 tỷ đồng. Điều lưu ý là những con số công bố của các TCTD và giám sát của NHNN có sự khác biệt rất lớn, theo báo cáo của các TCTD vào cuối năm 2012, nợ xấu khoảng 135,000 tỷ đồng, tương đương 4.86% tổng dư nợ và tăng 67.25% so với 2011. Trong đó, 7 ngân hàng niêm yết trên sàn ngoại trừ Navibank,tổng nợ xấu đã lên đến 22,000 tỷđồng.

Xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các TCTD mà cịn cả tồn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ xấu lớn như hiện nay cũng đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với các TCTD mà còn cả các doanh nghiệp. Do bị đọng vốn trong nợ xấu, các TCTD khơng có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn.

Bảng 2.11.Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu qua các năm

Nguồn: PNS Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững. Xử lý nợ xấu cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà NHNN cần phải xử lý trong năm 2013. Đề án thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC) đã được Ngân hàng Nhà nước trình lên Thủ tướng và đang chờ trình Bộ Chính trị thơng qua có khả năng sẽ hoạt động vào đầu tháng 4/2013. Theo một số nguồn tin, công ty mua bán nợ quốc gia sẽ có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, sẽ mua lại nợ xấu bằng 100% giá trị sổ sách, dưới dạng trái phiếu có thời hạn 5 năm với lãi suất 0%. Các NHTM có thể đem thế chấp, chiết khấu với NHNN để lấy tiền. Tuy nhiên, NHNN chỉ cho chiết khấu khoảng 40% giá trị trái phiếu. Bên cạnh đó, các ngân hàng bán nợ mỗi năm sẽ phải trích lập dự phịng 20% cho trái phiếu.

Chất lượng tín dụng vẫn là vấn đề đáng lưu ý :Do ảnh hưởng của việc tăng trưởng tín dụng cao, nợ xấu ln là một trong những vấn đề nổi cộm của ngành Ngân hàng Việt Nam từ trước tới nay, trong đó có hai vấn đề chính cần chú ý: (1) sự khác biệt trong cách phân loại nợ theo chuẩn Việt Nam (VAS) và theo chuẩn quốc tế (IAS) và (2) sự gia tăng nợ xấu của toàn hệ thống trong thời gian gần đây.

Có sự khác biệt tương đối lớn trong phân loại nợ giữa VAS và IAS: Theo số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)