.Biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 60)

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA).

ROA đo lường hiệu quả hoạt động quản trị tài sản của toàn bộ ngân hàng trước khi xem xét những tác động từ các nguồn tài trợ cho tài sản. Wahlen và đồng sự, (2011) và Subramanyam và Wild (2008), Solano và cộng sự (2007), Azam và Haizer (2011) đều dùng ROA để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong nghiên cứu này nghiên cứu sẽ dùng hệ số ROA = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản để làm biến phụ thuộc và đo lường hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

ROE đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tham gia vào toàn bộ hoạt động của ngân hàng. ROE được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu, và cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các tác giả như Athanasoglou và cộng sự (2005), Gul và cộng sự (2011),… đều dùng hai chỉ số ROA và ROE để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Như vậy, hai chỉ số ROA và ROE đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới dùng để làm biến phụ thuộc đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Đồng thời hai biến này cũng đại diện trong khung phân tích CAMEL ở phần E (Earnings) và cũng là hai chỉ số cốt lõi trong bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo tiêu chuẩn IMF.

2.3.1.2 Biến độc lập.

Quy mô ngân hàng (QM)

Quy mơ càng lớn thì càng có nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh, từ đó hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ tốt hơn. Mặt khác, nếu quy mô quá lớn, doanh nghiệp độc quyền, thì nạn quan liêu và sức ỳ có thể tác động làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sút giảm. Cho nên, biến quy mô được dùng để đánh giá xem sẽ tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Và được đo lường bằng cách lấy logarit tổng tài sản của một ngân hàng. Biến này đã được một số nhà nghiên cứu trước sử dụng làm biến độc lập như Delfoof (2003), Nguyễn Tùng Bá Khôi (2012).

Trong các nghiên cứu thực nghiệm của Goddard và cộng sự (2004), Athanasoglou và cộng sự (2005), Rashia (2010),…đã tìm thấy biến quy mơ này tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó nhiều trường hợp nghiên cứu thực nghiệm cũng tìm thấy tác động ngược chiều so với biến hiệu quả hoạt động của ngân hàng như Hoffimann (2011). Mặt khác cũng có nghiên cứu khơng tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của ngân hàng như Gul (2002). Vì có những thơng tin tác động nhiều phía của quy mơ ngân hàng lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng do đó giả thuyết nghiên cứu của biến này được phát biểu như sau:

H1: Quy mô ngân hàng có tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng (+/-).

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR).

CAR được đo lường bằng tổng nguồn vốn cấp 1 và cấp 2 trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro. CAR dùng để đo lường mức độ an toàn của các nguồn vốn đặc biệt là vốn tự có để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng. CAR nằm trong khung phân tích CAMEL đại diện cho chữ C (Captital Adequancy) đồng thời cũng là một trong những chỉ số cốt lỗi của bộ chỉ số lành mạnh tài chính của IMF. Hệ số CAR càng lớn chứng tỏ mức độ an toàn về vốn của ngân hàng càng cao.

Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của nhiều tác giả đã sử dụng hệ số CAR để làm biến độc lập đo lường mức độ an toàn về vốn tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng và đã có các kết luận rằng CAR tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng như nghiên cứu của Desa (2003), Goddard và cộng sự (2004). Mặt khác, khi hệ số an toàn vốn càng lớn chứng tỏ ngân hàng duy trì một lượng khá lớn vốn cấp I và vốn cấp II với một hệ số sinh lời thấp từ đó có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cho nên, trong nghiên cứu này sẽ kỳ vọng CAR tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với giả thuyết được phát biểu như sau:

H2: Mức độ an toàn vốn tác động cùng chiều hoặc ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng (+/-).

Rủi ro tín dụng (RRTD)

Được đo lường bằng tổng dư nợ trên tổng tài sản, dùng để đo lường mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Tỷ số này càng cao thì chất lượng tài sản có của ngân hàng đang nắm giữ càng phụ thuộc vào hoạt động tín dụng điều đó hiển nhiên là rủi ro tín dụng được tăng cao. RRTD nằm trong khung phân tích CAMEL đại diện cho chữ cái A (Asset Quality) đồng thời là chỉ số cốt lõi trọng bộ chỉ số lạnh mạnh tài chính của IMF.

Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của các tác giả như Olweny và Shipho (2011), đã sử dụng biến này làm biến độc lập để đo lường chất lượng tài sản có tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng và kết quả là tỷ lệ này tác

động tiêu cực. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả cũng kỳ vọng tỷ số này tác động tiêu cực hoặc tích cực lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng và giả thuyết được phát biểu như sau:

H 3: Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều hoặc cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng (-/+).

Mức độ đa dạng hóa thu nhập (DDHTN) hay tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập.

Đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, nguồn thu từ lãi tín dụng chiếm phần lớn lợi nhuận của ngân hàng, và đây cũng là yếu tố gây ra rủi ro tín dụng lớn cho ngân hàng, và các ngân hàng đã và đang tích cực để đa dạng hóa thu nhập của mình. Mức độ đa dạng hóa thu nhập được đo bằng tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập của một ngân hàng. Tỷ số này càng cao chứng tỏ thu nhập của ngân hàng càng lệ thuộc vào hoạt động tín dụng truyền thống và các hoạt động khác như dịch vụ thanh tốn, dịch vụ tài khoản,… khơng phát triển, mặt khác khi đa dạng hóa các nguồn thu nhập q cao, thì hoạt động chính là cấp tín dụng giảm từ đó làm giảm đáng kể nguồn lợi nhuận như hiện nay. Thu nhập lãi trên tổng thu nhập nằm trong bộ số lành mạnh tài chính của IMF.

Trong các nghiên cứu thực nghiệm của Sufian và Chong (2008), Olweny và Shipho (2011) đều sử dụng biến này làm biến độc lập và cho ra kết quả nghiên cứu là thu nhập lãi trên tổng thu nhập càng cao thì sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này cũng kỳ vong biến này sẽ tác động ngược chiều hoặc cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng và giả thuyết được phát biểu như sau:

H4: Mức độ đa dạng thu nhập sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng(-/+).

Chất lượng quản trị (CLQT) hay chi phí ngồi lãi trên tổng thu nhập.

Chi phí ngồi lãi trên tổng thu nhập được dùng để đo lường chất lượng quản trị chi phí và đánh giá sử dụng nguồn vốn của tổ chức nhận tiền gửi. Tỷ lệ này càng thấp thì cho thấy hiệu quả quản trị ngân hàng càng tốt. Biến này nằm trong khung

phân tích CAMEL được thể hiện là chữ cái M (Management), cũng là một trong những chỉ số cốt lõi trong bộ chỉ số lành mạnh hóa tài chính của IMF.

Trong các nghiên cứu trước đây họ đã sử dụng biến đại diện cho chất lượng quản trị là chi phí ngồi lãi trên tổng tài sản và kết quả là khơng có một kết quả thống nhất trong mối quan hệ tương quan kết quả hoạt động của ngân hàng như nghiên cứu của Sufian và Chong (2008), Athanasoglou và cộng sự (2005) tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa chi phí và hiệu quả. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Sufian và Habibullah (2009) thì cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa chi phí và hiệu quả hoạt động, ngân hàng chi lương cao cho nhân viên, cho cán bộ lãnh đạo thì tạo ra động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng chất lượng quản trị tác động đồng biến hay nghịch biến lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng nghĩa là tỷ lệ chi phí ngồi lãi trên tổng doanh thu càng nhỏ càng tốt. Và giả thuyết được phát biểu như sau:

H5: Chất lượng quản trị sẽ tác động cùng chiều hay ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng (-/+).

Thanh khoản (TH_KH)

Được đo lường bằng chỉ số tổng dư nợ cho vay trên tổng huy động, mục đích xác định tính thanh khoản của ngân hàng. Biến này đại diện cho chữ cái L (Liquidity) trong khung phân tích CAMEL. Tỷ số này càng thấp thì mức độ thanh khoản của ngân hàng càng cao. Chỉ số này được cho rằng khi ngân hàng duy trì tính thanh khoản cao thì sẽ hạn chế được nhiều nguy cơ mất thanh khoản và làm mất nhiều cơ hội đầu tư tài sản sinh lời cao. Theo nghiên cứu của Rashia (2010) sử dụng biến này để tìm mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhưng kết quả cho rằng khơng có mối quan hệ. Tuy nhiên, với thực tiễn ở Việt Nam thì tác giả cũng kỳ vọng rằng biến này sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì ngân hàng sẽ có thanh khoản cao dễ nắm bắt nhiều cơ hội đầu tư. Và giả thuyết được nêu lên là:

H6: Tính thanh khoản sẽ tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng(-/+).

2.3.2 Mơ hình nghiên cứu.

Các nghiên cứu về đo lường các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại của các nước trên thế giới đều áp dụng theo mơ hình lý thuyết trên (mơ hình hồi quy tuyến tính). Vì vậy, nghiên cứu ngày cũng được sử dụng theo mơ hình hồi quy tuyến tính theo mơ hình lý thuyết đã nêu lên ở trên.

ROAi = 𝛽0 + 𝛽1𝑄𝑀 + 𝛽2𝐶𝐴𝑅 + 𝛽3𝑅𝑅𝑇𝐷 + 𝛽4𝐷𝐷𝑇𝑁 + 𝛽5𝐶𝐿𝑄𝑇 + 𝛽6𝑇𝐻𝐾𝐻

ROEi = 𝛽0 + 𝛽1𝑄𝑀 + 𝛽2𝐶𝐴𝑅 + 𝛽3𝑅𝑅𝑇𝐷 + 𝛽4𝐷𝐷𝑇𝑁 + 𝛽5𝐶𝐿𝑄𝑇 + 𝛽6𝑇𝐻𝐾𝐻

Trong đó:

ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. QM: Qui mơ.

CAR: Hệ số an tồn trên vốn. RRTD: Rủi ro tín dụng.

DDHTN: Đa dạng hóa thu nhập. CLQT: Chất lượng quản trị. TH_KH: Thanh khoản.

Bảng 2.13 Tóm tắt quan hệ các biến và kỳ vọng

Ký hiệu Tên biến Cách tính Dấu kỳ vọng Biến phụ thuộc

ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lời

trên vốn chủ sở

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

hữu

Biến độc lập

QM Quy mô ngân

hàng Logarit (Tổng tài sản). +/-

CAR Tỷ lệ an toàn vốn Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 Tổng tài sản +/-

RRTD Rủi ro tín dụng Tổng dư nợ cho vay

Tổng tài sản +/ -

DDHTN Đa dạng hóa thu nhập

Thu nhập lãi

Tổng thu nhập +/-

CLQT Chất lượng quản

trị

Thu nhập ngoài lãi

Tổng thu nhập +/-

Th_Kh Thanh khoản Dư nợ cho vay

Tổng huy động vốn +/-

2.4.Thống kê mô tả nghiên cứu

Bảng 2.14 Thống kê mô tả

Stt Chỉ tiêu Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 1 ROA 265 -0.0059 0.0595 0.0124 0.0080 2 ROE 265 -0.1201 0.3056 0.1033 0.0594 3 QM 265 11.1610 14.7020 13.3533 0.6516 4 RRTD 265 0.0661 0.9846 0.5322 0.1706 5 DDHTN 265 -0.1947 0.4103 0.0871 0.0798

6 CLQT 265 0.0000 0.7230 0.2266 0.0881

7 TH_KH 265 0.1997 2.1094 0.6505 0.2571

8 CAR 265 0.0326 0.1500 0.0918 0.0224

Bảng 2.14 thể hiện các trị số thống kê cho tất cả các biến bao gồm: số quan sát, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, và độ lêch chuẩn. Tất cả các biến đều có cùng số quan sát 265, cho thấy bộ dữ liệu khơng bị thiếu sót.

Xem xét hai biến phụ thuộc ta thấy: ROA dao động trong khoảng - 0,59% đến 5,95% với giá trị trung bình đạt 1,24% và độ lệch chuẩn là 0,8%; ROE giao động trong khoản từ -12,01% đến 20,56% và giá trị trung bình là 10,33% và độ lêch chuẩn là 5,94%. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tương đối khơng đồng đều, nó phản ánh đúng hiệu quả hoạt động hiện tại của các NHTMCP Việt Nam hiện nay.

Giá trị trung bình của hệ số CAR trong nghiên cứu 9,18%, mức quy định hiện nay là 8 - 9%, cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam duy trì mức độ vốn an tồn khơng cao để đảm bảo sự an toàn của hiệu quả hoạt động. Điều này, đã khiến cho các ngân hàng Việt Nam thường rơi vào trạng thái mất an toàn trong thời gian vừa qua. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo an toàn hệ thống, việc duy trì mức độ an tồn vốn là cần thiết. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam đơi khi vì chạy theo lợi nhuận trước mắt dẫn tới những tổn thất thậm chí rơi vào trạng thái mất thanh khoản khi khủng hoảng xảy ra. Mặt khác, sự đánh đổi giữa lợi nhuận và sự an toàn, nếu hệ số CAR cao sẽ làm cho lợi nhuận của các ngân hàng giảm.

Rủi ro tín dụng của các ngân hàng dao động khá lớn từ 6,61% đến 98,46% trung bình đạt khoảng 53,22%. Tuy nhiên độ lệch chuẩn lại lên đến 17,06%. Nguyên nhân trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay các ngân hàng Việt Nam rơi vào khủng hoảng, nợ xấu tăng nhanh và đỉnh điểm là vào năm 2012 các ngân hàng rơi vào trạng thái nợ xấu trầm trọng buộc Chính phủ vào cuộc, trong khi đó trên các báo cáo thông tin đại chúng nợ xấu của các ngân hàng không đáng kể.

Mức độ đa dang hóa thu nhập là thu nhập phi lãi khoảng từ - 19,47% đến 41,03%, giá trị trung bình là 8,71% độ lệch chuẩn là 7,98% gần với giá trị trung bình,

cho thấy hoạt động dịch vụ của các ngân hàng TMCP Việt Nam chênh lệch rất lớn. Việc này dẫn đến sự đa dạng hóa thu nhập của ngành còn thấp, chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập từ lãi tín dụng chiếm trên 90% thu nhập của ngành ngân hàng hiện nay.

Chất lượng quản trị đạt giá trị trung bình 22,66%, độ lệch chuẩn 8,81%, cho thấy ngoài thu nhập ngoài lãi chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong hoạt động của ngân hàng, ngân hàng đã hướng tới các khoản thu nhập khác ngồi lãi do đó, đã chi cho các loại chi phí ngồi lãi đạt giá trị trung bình trên 22% so với tổng chi phí của ngân hàng.

Một chỉ tiêu khá quan trọng, mức độ trung bình của biến TH_KH là 65,05% và độ lệch chuẩn trung bình là 25,71%. Điều này cho thấy các ngân hàng Việt Nam chủ yếu sử dụng tiền gửi để cho vay. Tuy nhiên, một số ngân hàng đã cho vay hơn số tiền mình huy động được, điều đó thể hiện ở giá trị cao nhất là 210%.

Tóm lại, dữ liệu các biến tuy mức độ đồng đều không cao, nhưng không tồn tại giá trị nào bất thường nên có thể dùng để ước lượng mơ hình. Mức độ tương quan giữa các biến độc lập sẽ được xem xét sơ bộ thông qua ma trận hệ số tương quan dưới đây.

2.5. Phân tích tương quan các biến nghiên cứu

Bảng 2.15 Ma trận hệ số tương quan

ROA ROE QM RRTD DDHTN CLQT TH_KH CAR ROA 1 ROE 0.3590 1 QM -0.3752 0.3586 1 RRTD -0.0426 -0.0714 0.0476 1 DDHTN 0.2359 0.1935 -0.0273 -0.0194 1 CLQT 0.4259 0.0031 -0.3436 -0.0533 0.2604 1 TH_KH 0.3634 -0.1292 -0.4039 0.4463 -0.0320 0.3218 1 CAR -0.0259 -0.0187 0.0105 -0.1528 0.0059 -0.0437 -0.0911 1 Bảng 2.15 thể hiện mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập được sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)