Điều chỉnh tỷ lệ nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc vốn và sự điều chỉnh của cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 38 - 40)

Khi có sựđiều chỉnh cấu trúc vốn thì sẽ phát sinh chi phí, và được gọi là chi phí điều chỉnh. Chi phí này bao gồm:

• Các ràng buộc tài chính (tài trợ bằng nguồn vốn nội tại). • Các chi phí tài trợ bằng nguồn vốn ngồi.

Tốc độ điều chỉnh δi,t là hệ số điều chỉnh tỷ lệ nợ thực của doanh nghiệp

hướng đến tỷ lệ nợ tối ưu, được xem như hàm của các yếu tố quan sát. Tốc độ điều chỉnh thể hiện tốc độ hội tụ của tỷ lệ nợ thực đến tỷ lệ nợ tối ưu hay từ cấu trúc vốn thực đến cấu trúc vốn tối ưu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh tỷ lệ nợ:

Khác với danh sách các biến giải thích tác động lên tỷ lệ nợ , theo Wolfgang Drobetz, Pascal Pensa, và Gabrielle Wanzenried (2006), tác giảđề xuất các biến tác

động lên tốc độ điều chỉnh được đề xuất gồm ba biến trong mơ hình lý thuyết:

DIST (biến khoảng cách, đo khoảng cách tuyệt đối từ tỷ lệ nợ quan sát đến tỷ lệ nợ

tối ưu), SIZE (biến quy mô doanh nghiệp), GROWTH (biến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp). Sở dĩ trong mơ hình đề xuất ba biến này vì ta tập trung vào các yếu tố thể hiện chi phí dịch chuyển từ cấu trúc vốn này sang một cấu trúc vốn khác

chứ khơng phải các chi phí gắn liền với tỷ lệ nợ. Biến DIST liên quan trực tiếp đến chi phí chuyển dịch cơ cấu vốn từ tỷ lệ nợ quan sát đến tỷ lệ nợ tối ưu; biến SIZE

liên quan trực tiếp đến tổng nguồn vốn; biến GROWTH thể hiện sự tăng trưởng trong nguồn vốn của doanh nghiệp (liên quan đến tổng nguồn vốn). Các biến khác

được dẫn xuất từ hoạt động cũng như từ việc tài trợ bằng các nguồn vốn khác nhau. Có nhiều kết quả và quan điểm khác nhau về mối tương quan giữa các biến này với tốc độ điều chỉnh, trong nghiên cứu này các mối tương quan kỳ vọng cũng được đề

xuất.

GROWTH (+): biến Growth Opportunities, đại diện cho tốc độ tăng trưởng Nhìn chung, doanh nghiệp tăng trưởng thường là doanh nghiệp trẻ có thu nhập hoạt động bằng khơng hoặc thậm chí là âm nên rất hạn chế về nguồn vốn nội bộ và rất cần nguồn tài trợ bên ngoài (vốn đầu tư mạo hiểm). Do đó, doanh nghiệp này dễ dàng thay đổi tỷ lệ nợ để hướng đến tỷ lệ nợ mục tiêu. Ngay cả trong điều kiện bất cân xứng thông tin, giá trị của doanh nghiệp có thể khơng đổi nhờ vào các cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Ngược lại, doanh nghiệp khơng tăng trưởng chỉ

có thể thay đổi tỷ lệ nợ bằng cách phát hành cổ phiếu, hành động này có thể được xem như là dấu hiệu âm đối với thị trường ảnh hưởng đến sự bất cân xứng thông tin làm giảm giá trị doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp với cơ hội tăng trưởng cao

được kỳ vọng điều chỉnh cấu trúc vốn đến cấu trúc tối ưu nhanh hơn so với các doanh nghiệp tăng trưởng chậm. Cơ hội tăng trưởng càng cao, tốc độđiều chỉnh đến cấu trúc vốn tối ưu càng nhanh. Do đó, tương quan dương được kỳ vọng giữa tăng trưởng và tốc độđiều chỉnh.

SIZE (+): biến Firm Size, đại diện cho quy mô doanh nghiệp.

Nếu sự thay đổi trong cấu trúc vốn liên quan nhiều đến định phí thì các chi phí này sẽ nhỏ đối với các doanh nghiệp có quy mơ lớn. Do đó, các doanh nghiệp lớn hơn sẽ điều chỉnh đến cấu trúc vốn mong muốn nhanh hơn các doanh nghiệp nhỏ với chi phí thấp hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp lớn có thể tiếp cận với nguồn vốn dễ hơn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc nợ, điều này là do có nhiều thơng tin

thích hợp hơn về chúng. Do đó, bài nghiên cứu kỳ vọng quy mô doanh nghiệp và tốc độ điều chỉnh có tương quan dương (+).

DIST (+/–): biến Distance

Biến khoảng cách, được định nghĩa trong mơ hình điều chỉnh tỷ lệ nợ là: DISTit = |LV*it - LVit|

Trong đó, LV*it là giá trị ước lượng từ kết quả ước lượng của mơ hình các yếu tốảnh hưởng đến cấu trúc vốn (mơ hình tĩnh).

Nếu định phí (như chi phí pháp lý và chi phí từ phía ngân hàng,…) chiếm phần lớn trong tổng chi phí của việc thay đổi tỷ lệ nợ, các doanh nghiệp sẽ thay đổi tỷ lệ nợ nếu họ ở xa tỷ lệ nợ mục tiêu, nghĩa là chi phí thực sựđể duy trì tỷ lệ nợ

cao hơn chi phí thay đổi tỷ lệ nợ hướng đến mục tiêu. Do đó, tác giả kỳ vọng tương

quan dương (+) giữa khoảng cách này với tỷ lệ nợ của doanh nghiệp

Nếu định phí điều chỉnh quá cao, các doanh nghiệp sẽ tránh tiếp cận nguồn vốn từ thị trường và hạn chế sử dụng các nguồn tài trợ bên ngoài trong việc thay đổi tỷ lệ nợ, đưa đưa đến xu hướng thay thế các nguồn tài trợ vốn ngoài liên quan đến lợi nhuận giữ lại trong việc thay đổi tỷ lệ nợ. Việc sử dụng nguồn vốn nội bộ bị hạn chế bởi sự mua lại vốn cổ phần, tất cả lợi nhuận phải được chi trả cổ tức,… Sựđiều chỉnh tối đa dựa vào nguồn vốn nội bộ như lợi nhuận giữ lại, nguồn dự trữ và lợi nhuận thực tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không sử dụng tất cả nguồn vốn nội bộ

cho việc điều chỉnh tỷ lệ nợ, nên việc điều chỉnh có khuynh hướng nhỏ hơn. Do đó, nếu cơng ty hướng việc điều chỉnh tỷ lệ nợ bằng nguồn nội bộ hơn là nguồn tài chính bên ngồi thì tốc độđiều chỉnh sẽ chậm hơn. Do độ lệch giữa tỷ lệ nợ thực và tỷ lệ nợ tối ưu có thể âm hoặc dương. Do đó mối tương quan giữa khoảng cách và tốc độđiều chỉnh có thể âm hoặc dương. Nếu khoảng cách giữa tỷ lệ nợ tối ưu và tỷ

lệ nợ quan sát ở thời điểm trước càng lớn, điều này thể hiện ảnh hưởng của chi phí

điều chỉnh trực tiếp càng lớn. Do đó tương quan âm (-) được kỳ vọng giữa khoảng cách này với tỷ lệ nợ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc vốn và sự điều chỉnh của cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)