Các nhân tố ảnh hưởng Giả thuyết nghiên cứu Kết quả mơ hình LVLTA GTSS GTTT TANG + + + SIZE + + + GROWTH - + - PRO - - - NDST - - -
Năm 2006 - 2012 là giai đoạn mà cấu trúc vốn của doanh nghiệp có nhiều tác
động do biến động của nền kinh tế. Tỷ lệ nợ tính theo GTSS khơng giao động nhiều
, tỷ lệ nợ theo GTTT biến động lớn và phản ánh rõ nét tác động của nền kinh tếđến cấu trúc vốn. Tuy nhiên, năm 2007 là giai đoạn nền kinh tế đang tăng trưởng nóng và năm 2008 lại là tâm điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên giai đoạn này GTTT không phản ánh được đúng giá trị thực của vốn cổ phần, thế nên mơ hình theo GTTT khơng giải thích tốt bằng mơ hình theo GTSS. Sự tác động của các nhân tố lên cấu trúc vốn theo GTTT và GTSS là không đồng nhất. Cấu trúc vốn theo GTTT chịu sự tác động mạnh của các yếu tố theo thứ tự SIZE, GROWTH, PRO,TANG, NDST với mức ý nghĩa xấp xỉ 5% và mức độ giải thích của mơ hình trong khoảng (34.98% - 53.24%) trong khi cấu trúc vốn theo GTSS lại chịu tác
động mạnh của các yếu tố theo thứ tự SIZE, PRO, GROWTH, TANG, NDST và mức độ giải thích của mơ hình trong khoảng (18.53% - 20.85%).
Mặc dù sự tác động của các nhân tố lên tỷ lệ nợ theo GTSS và GTTT là không đồng nhất. Nhưng ta thấy p-value của các hệ số hồi quy các biến TANG, SIZE, GROWTH, PRO, NDST khá nhỏ so với mức ý nghĩa 10% chứng tỏ các biến này thực sựảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Theo đó NDST và PRO có tương quan âm với tỷ lệ nợ cịn TANG và SIZE thì tương quan dương với cấu trúc vốn. Biến GROWTH có tương quan âm (trường hợp GTTT) và tương quan dương (trường hợp GTSS) với tỷ lệ nợ. Nghĩa là các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi và kỳ vọng tăng trưởng cao có xu hướng giảm tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn trong khi các doanh nghiệp có quy mơ và tài sản lớn lại có xu hướng tận dụng nhiều nợ
hơn lợi ích lá chắn thuế nợ. Như vậy, biến PRO tác động tuân theo lý thuyết Trật tự
phân hạng với xu hướng ưu tiên giữ lại nguồn lợi nhuận để tái đầu tư, giảm tỷ lệ nợ
trong cấu trúc vốn. SIZE và TANG tuân theo Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn còn
biến GROWTH phản ánh chi phí đại diện và tuân theo Lý thuyết đánh đổi cấu trúc
vốn đối với tỷ lệ nợ theo GTTT.
Nhân tố tài sản hữu hình và tấm chắn thuế không phải từ nợ không tác động mạnh đến cấu trúc vốn, đây là hệ quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi mà nền
kinh tếđang gặp khó khăn, cơ hội đầu tư thu hẹp, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, nguồn vốn kinh doanh hạn hẹp, nhu cầu vay vốn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp cao nhưng nguồn cung vốn bị thu hẹp làm cho tài sản đảm bảo cũng khơng cịn ý nghĩa nhiều khi mà khơng có nhiều nguồn để vay. Do đó tài sản hữu hình mất dần tác động mạnh mẽ của nó.
Nhìn vào chỉ số ta thấy mức độ giải thích của bốn biến trên cho cấu trúc vốn là khá cao. Như vậy kết quả cho thấy mơ hình giải thích khá tốt sự biến thiên trong cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Các hệ số của biến giả thời gian đều có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa rằng tác động thời gian có ảnh hưởng lên tỷ lệ nợ.
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995), Wolfgang Drobetz, Pascal Pensa, và Gabrielle Wanzenried (2006) cho thấy các biến cấu trúc vốn của bài nghiên cứu là phù hợp với mơ hình.
Ngồi các nhân tố đưa vào kiểm định trong mơ hình cịn rất nhiều nhân tố
khác tác động đến cấu trúc vốn nhưng do giới hạn về thời gian cũng như việc thu thập số liệu nên bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở đây. Hy vọng với những chứng cứ
thực nghiệp từ bài nghiên cứu này sẽ giúp ích được các doanh nghiệp trong việc lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu.
3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh
Trong phần này trình bày kết quảước lượng kết quả của phương trình: LVit = (1 - δit )LVit-1 + δitLV*it + uit
Các giả thuyết chính liên quan đến sự khác nhau về thời gian trong điều chỉnh cấu trúc vốn. Bằng cách sử dụng phương pháp GMM trong ước lượng mơ
hình cho phép chúng ta ước lượng tất cả các hệ số trong phương trình trên cùng một lúc. Ta khơng sử dụng các giá trịước lượng của tỷ lệ nợ mục tiêu từ phương trình các phương trình 1;2 và kết quả từ bảng 3.3, mà ước tính các tham số α và β trong một bước duy nhất.
Trọng tâm chính của bài nghiên cứu là ước tính β1, là hệ số của thành phần tương tác giữa các nhân tốảnh quyết định tốc độ điều chỉnh (Zit) và biến trễ của tỷ
lệ nợ (LVit-1). Trong đó Zit là vector các biến số xác định tốc độ điều chỉnh hay là vector của biến công cụ. Biến công cụ là biến đại diện cho biến phụ thuộc trễ nhưng có đặc điểm là không tương quan với số hạng sai số.
Bảng 3.6 tóm tắt kết quả thống kê các yếu tố tác đông đến tốc độ điều chỉnh của tỷ lệ nợđó là các hệ số gắn liền với biến trễ của tỷ lệ nợ và sự tác động của các biến ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ như là các biến tương tác.