Hình 2.2 : Xu hướng thay đổi vốn bình quân một doanh nghiệp
3.1 Về phía các doanh nghiệp
3.1.2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng vốn, lựa chọn nguồn tài trợ hợp lý
Đặc trưng các DN ngành xây dựng cho thấy, các DN sử dụng rất nhiều nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn. Việcc sử dụng nhiều đã đặt các DN vào tình trạng kém tự chủ và tính ổn định về tài chính khơng cao, gây khó khăn cho các DN khi xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Vì vậy, các DN cần phải chuyển đổi cơ cấu sử dụng vốn và lựa chọn các kênh huy động vốn thích hợp hơn bằng cách thực hiện biện pháp sau :
+ Cơ cấu lại tài sản của DN để bố trí lại nguồn tài trợ hợp lý: trong cơ cấu tài sản của nhiều DN xây dựng hiện nay phần lớn là tài sản ngắn hạn. Tính bình qn tài sản ngắn hạn chiếm tới gần 68% tổng tài sản. Các tài sản ngắn hạn này chủ yếu là hàng tồn kho, các khoản phải thu và chi phí trả trước. Vì vậy vốn bị ứ đọng là khá lớn, gây ra tình trạng khát vốn. Việc xắp xếp, bố trí lại cơ cấu tài sản sẽ giúp cho DN có thể tăng hiệu quả sử dụng và tiết kiệm vốn. Để giảm hàng tồn kho các DN nên xem xét lại các dự án của mình, nếu dự án hiệu quả nhưng cần ít vốn, vịng quay thu hồi vốn nhanh thì nên đầu tư mở rộng, rút ngắn thời gian hồn thành cơng trình và ngược lại thì nên tạm dừng nhằm tránh tình trạng chơn vốn vào các cơng trình dở dang, kéo dài.
+ Cơ cấu lại các khoản nợ ngắn hạn: Chuyển đổi các khoản nợ ngắn hạn không thường xuyên thành các khoản nợ ngắn hạn thường xuyên bằng cách ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp, gắn việc cung cấp nguyên vật liệu với tiến độ thi cơng cơng trình để giảm tối đa vốn cho hàng tồn kho, đồng thời tận dụng tối đa các khoản ứng trước của khách hàng, đây là các khoản nợ rất cần thiết và hữu ích vì DN sử dụng mà khơng cần phải trả phí.
Thay đổi hình thức vay ngắn hạn như chọn hình thức vay vốn ngắn hạn theo hạn mức tín dụng, chứ khơng nên chọn hình thức vay theo từng hợp đồng cụ thể để giảm nợ ngắn hạn của DN. Mặt khác để giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn hiện tại, các DN cần phải tích cực thu hồi các khoản phải thu, lúc đó DN mới có khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn và tạo được nguồn vốn lưu động cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Cơ cấu lại các khoản nợ dài hạn: Việc lựa chọn vốn vay dài hạn là một trong những giải pháp cần thiết khi thực hiện chiến lược phát triển dài hạn. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có nhiều bất ốn như thời gian vừa qua, lạm phát ở mức cao, giá trị đồng tiền Việt Nam có xu hướng giảm giá, lãi suất vay dài hạn lại không chênh lệch nhiều so với lãi suất ngắn hạn, xu hướng này đã tạo ra lợi thế cho vay dài hạn vì chi phí sử dụng vốn thực có thể rất thấp. Ngồi lợi ích này, vay dài hạn cịn có nhiều lợi ích khác như: thời gian hoàn vốn dài, nguồn vốn được sử dụng ổn định, chi phí lãi vay tạo được tấm chắn thuế,… Vì vậy, các DN cần xem xét lại các khoản vay tín dụng ngắn hạn và mục đích sử dụng các khoản vay này, nếu được thì chuyển sang vay dài hạn để tận dụng các lợi ích trên.
Hiện tại hầu hết các khoản nợ dài hạn của các DN là vay tín dụng ngân hàng mà chưa tính tới phát hành trái phiếu cơng ty. Các DN xây dựng cũng cần phải tính tới phát hành trái phiếu để huy động vốn vì trái phiếu có
những lợi thế nhất định như: chi phí sử dụng vốn thường thấp so với chi phí sử dụng vốn cổ phần, nguồn vốn sử dụng ổn định, phần lãi của trái phiếu cũng tạo được tấm chắn thuế,… Tuy nhiên, vấn đề phát hành giấy tờ có giá, huy động vốn thơng qua thị trường chứng khốn gặp khá nhiều khó khăn về quy định, điều kiện niêm yết. Đặc biệt là thị trường chứng khoán từ cuối năm 2007 đến nay liên tục sụt giảm nên các nhà đầu tư sẽ cẩn trọng hơn trong việc bỏ vốn vào kênh này, trước mắt thì huy động vốn theo kênh này có vẻ chưa hấp dẫn, song về lâu dài thì các DN cũng cần phải tính tới kênh huy động này.
+ Gia tăng vốn chủ sở hữu:
Đặc trưng của ngành xây dựng chu kỳ sản xuất dài, thâm dụng vốn và nhạy cảm với chu kỳ kinh tế vì vậy địi hỏi phải có sự tự chủ tài chính cao. Nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ giúp cho các DN tự chủ tài chính và hạn chế các rủi ro do sự giao động của nền kinh tế. Nhưng hiện tại, vốn chủ sở hữu của các DN xây dựng mới chỉ chiếm khoảng 30% tổng vốn của DN. Thực trạng này đòi hỏi phải cơ cấu lại vốn theo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu.
Phát hành cổ phiếu là kênh được các DN coi như là lựa chọn số 1 và được các DN khai thác triệt để trong những năm gần đây, chính từ việc lạm dụng phát hành cổ phiếu làm suy giảm giá trị DN, cổ phiếu liên tục rớt giá và mất thanh khoản trong thời gian dài gây mất niền tin cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn trong tương lai. Vì vậy giải pháp để tăng vốn chủ sở hữu trong thời gian tới là cần hướng tới nguồn lợi nhuận giữ lại.
Lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn dễ tiếp cận DN sử dụng vốn này để đầu tư sẽ gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Tăng phần lợi nhuận giữ lại liên
quan đến tỷ lệ chia cổ tức và chính sách cổ tức của DN, việc tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trong điều kiện hiện nay sẽ gặp nhiều khó khăn vì lợi nhuận của các DN trong năm 2009, 2010 và triển vọng trong năm 2011 khơng cao, DN có tăng tỷ lệ giữ lại cũng khơng được nhiều, thêm vào đó là tâm lý thích được chia lợi nhuận của đa số cổ đơng Việt Nam. Vì vậy, DN cần thuyết phục các cổ đông ưu tiên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư dưới nhiều biện pháp như: Thể hiện sự tôn trọng cổ đông qua việc công khai minh bạch thông tin, thực hiện đúng cam kết với cổ đơng về mục đích sử dụng nguồn vốn; tăng cường tuyên truyền, giải thích bằng những kế hoạch chính xác và cụ thể để tạo niềm tin của cổ đông vào tương lai và triển vọng của DN; tăng cường giải thích giúp các cổ đơng nhận thấy lợi ích do giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư sẽ góp phần tăng giá cổ phiếu, lợi ích này cịn lớn hơn là một khoản tiền nhận từ chia cổ tức.
Gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh là biện pháp không những làm tăng quy mô lợi nhuận giữ lại, mà còn tạo điều kiện thuận lợi thuyết phục cổ đông trong việc tăng thêm tỷ lệ lợi nhuận giữa lại của DN. Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình. Để đạt được hiệu quả kinh doanh, DN phải sử dụng được tối đa các nguồn lực và tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh. Điều đó địi hỏi DN trước hết là quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của DN, phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong cơng việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần cụ thể. Thứ hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của đội ngũ quản lý làm cho bộ máy gọn nhe, linh hoạt và hoạt động hiệu quả. Thứ ba là, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào trong quản lý
và sản xuất để nâng cao năng suất lao động, gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản. Thứ tư là, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Như vậy, nếu thực hiện đồng bộ và linh hoạt các giải pháp thì DN sẽ thiết lập được cấu trúc vốn phù hợp, tối thiểu hóa rủi ro và chi phí sử dụng vốn, gia tăng giá trị tài sản cho cổ đông.