Hình 2.2 : Xu hướng thay đổi vốn bình quân một doanh nghiệp
3.1 Về phía các doanh nghiệp
3.1.3 Thiết lập chiến lược tài chính phù hợp
Mỗi ngành, mỗi DN có đặc điểm hoạt động riêng, vì vậy nắm bắt các đặc điểm trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của DN để đưa ra các quyết định xây dựng chiến lược tài chính là vơ cùng quan trọng. DN phải phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của DN và thấy được đâu là yếu tố tác động chính từ đó lựa chọn một cấu trúc vốn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của DN.
Giai đoạn khởi sự thường có rủi ro kinh doanh cao, vì mới thành lập nên chưa khẳng định được uy tín của DN, việc vay nợ từ các tổ chức tín dụng ngân hàng hoặc tín dụng thương mại của DN sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, vốn chủ sở hữu là nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho hoạt động của DN, DN cần có chính sách cổ tức hợp lý, giữ lại phần lớn hoặc toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư cho các năm tiếp theo.
Trong giai đoạn tăng trưởng DN thường có nhu cầu vốn rất lớn để phục vụ cho việc phát triển quy mô, thị phần. Uy tín của DN bước đầu được khẳng định, việc tiếp cận vay nợ cũng dễ hơn nhưng rủi ro kinh doanh vẫn cịn cao vì vậy phát hành cổ phần để tài trợ là phù hợp. Chính sách cổ tức một mặt hướng tới chi trả hợp lý để đảm bảo rằng các cổ đông có thể tiếp tục tin tưởng, ủng hộ chính sách tăng trưởng của DN, mặt khác vẫn phải hướng tới giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho các hoạt động của DN.
Giai đoạn sung mãn: là giai đoạn có rủi ro kinh doanh ở mức trung bình, uy tín DN đã được khẳng định, việc tiếp cận nợ dễ hơn rất nhiều. DN sẽ sử dụng địn bẩy tài chính để gia tăng tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu đồng thời chi trả cổ tức ở mức cao.
Giai đoạn suy thối là gia đoạn có rủi ro kinh doanh thấp vì vậy nguồn tài trợ hợp lý là nợ, triển vọng tăng trưởng gần như khơng cịn vì vậy chính sách cổ tức là chi trả ở mức cao.
3.1.4 Sử dụng tiết kiệm vốn
Theo báo cáo của Hiệp hội DN vừa và nhỏ (tháng 9/2011) thì khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay là vốn cho sản xuất, kinh doanh. Thực hiện chích sách thắt chặt tiền tệ và các giả pháp kiềm chế lạm phát đã đẩy lãi suất lên cao, mức cho vay hạn chế, đặc biệt với cho vay trung và dài hạn vì vậy các DN đều rất khó tiếp ngân hàng để vay vốn, chịu tác động lớn nhất trong việc thiếu vốn là ngành xây dựng. Nhiều cơng trình phải tạm giãn tiến độ do khơng thu xếp được vốn để tiếp tục thi cơng; tình trạng mất việc làm, thiếu việc làm, diễn ra ở nhiều DN xây dựng. Nhiều DN đã rơi vào tình cảnh duy trì cơng trình để cơng nhân khơng thất nghiệp, thậm chí, nhiều DN cịn gặp khó khăn về trả lương cơng nhân nên phải vay nóng và lãi suất cao hơn từ 6-9% tháng.
Để giảm áp lực về vốn cho các DN xây dựng trong thời gian này cũng như về lâu dài là phải thực hiện mọi biện pháp tiết kiệm vốn trong sản xuất. Để làm được điều này cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp.
Thứ nhất là phải tiết giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí sản xuất sẽ góp phần quan trọng và tiết kiệm vốn. Để giảm chi phí sản xuất thì các DN xây dựng cần đầu tư xứng đáng cho ứng dụng công nghệ và các sáng kiến kỹ thuật trong thi công, nghiên cứu sử dụng các vật liệu mới, vật liệu thay
thế, vật liệu tại chỗ để giảm chi phí vận chuyển.
Thứ hai là rút ngắn chu kỳ sản xuất, cần phải tổ chức việc xây dựng và thi công hợp lý, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, việc này khơng những góp phần đẩy nhanh tiến độ hồn thành cơng trình, giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, mà cịn góp phần giảm lượng vốn cho vật liệu tồn kho.
Thứ ba là đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như phát triển chuỗi cung ứng hợp lý, chọn địa điểm mua sắm, cung cấp thuận lợi, xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu phù hợp để giảm ứ đọng vốn, liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp bảo đảm cung ứng sát với tiến độ thi cơng cơng trình nhằm giảm tối đa lượng vật liệu tồn kho.
Thư tư là rút ngắn thời gian thanh toán để gia tăng vòng quay các khoản phải thu. DN cần phải xây dựng một hệ thống quản lý nhằm theo dõi, đôn đốc và thu hồi các khoản phải thu. Để giảm thiểu các khoản nợ phải thu quá hạn phát sinh mới, DN cần phải xây dựng quy trình quản lý và kiểm sốt phù hợp, đồng thời rà sốt phân loại chính xác tuổi nợ, đối tượng nợ,… của từng khoản nợ để thuận tiện cho việc thu hồi và lập các khoản dự phịng phải thu khó địi hợp lý.
Thứ năm là quản lý và sử dụng hợp lý tài sản cố định, tiến hành thanh lý nhanh các tài sản cố định đã bị hỏng không sử dụng được, bán các tài sản có tần suất sử dụng thấp để giảm vốn đầu tư cho tài sản cố định và chi phí khấu hao, thay vào đó là chuyển sang hình thức đi thuê tài sản.
Một giải pháp nữa là giảm quy mô sản xuất để giảm nhu cầu về vốn, đây có vẻ như là giải pháp tiêu cực, song giải pháp này cũng cần phải tính tới trong thời kỳ khó khăn về vốn. Các DN cần xem xét, đánh giá và phân loại các cơng trình. Với các cơng trình có khả năng thực hiện nhanh, đúng
tiến độ, có đủ vốn, có hiệu quả thì ưu tiên tập trung để thực hiện trước để tránh việc vốn bị ứ đọng, cần sàng lọc và loại bỏ các dự án có quy mơ không phù hợp với khả năng về vốn của DN, vì nếu cứ tham lam mở rộng quy mơ với các dự án như này sẽ tạo áp lực lớn về nhu cầu vốn, thời gian thực hiện có thể bị kéo dài làm giảm vòng qua của vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
3.2 Về phía chính phủ
Để các DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ổn định ngồi sự nỗ lực của chính các DN thì cần phải có sự hỗ trợ của Chính phủ. Chính phủ phải tạo một mơi trường kinh tế ổn định, môi trường kinh doanh thơng thống, lành mạnh, từ đó tạo chất xúc tác cho hoạt động của doanh.