Thị trường hóa các khoản nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 70)

Hình 2.2 : Xu hướng thay đổi vốn bình quân một doanh nghiệp

3.2.4 Thị trường hóa các khoản nợ

Mua bán nợ là hoạt động liên quan đến việc chuyển nhượng khoản phải thu (nợ) từ bên bán nợ cho các đơn vị mua nợ. Đây là một hình thức tài trợ cho những khoản thanh toán chưa đến hạn, là một hình thức cấp tín dụng hiệu quả cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nó giúp cho doanh nghiệp có vốn hoạt động nhưng không cần tài sản bảo đảm.

Mua bán nợ có nhiều tiện ích cho DN, nhưng ở Việt Nam cịn chưa phát triển. Bên cạnh cơng ty mua bán nợ Việt Nam (DATC), một số ngân hàng thương mại cũng đã thành lập công ty quản lý và khai thác tài sản. Tuy nhiên phạm vi hoạt động còn hạn chế, chỉ hoạt động giới hạn trong việc mua bán đối với các các doanh nghiệp nhà nước hoặc các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay, chứ chưa mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực mua bán nợ của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong xã hội. Các quy định về hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán nợ, về quan hệ giữa cơng ty xử lý nợ với các tổ chức tín dụng và các khách nợ cũng chưa được hoàn thiện. Vì vậy, để phát triển thị trường mua bán nợ, nhà nước mà trực tiếp là ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng hồn thiện khung pháp lý cho hoạt động mua bán nợ. Cần mở rộng đối tượng cung ứng dịch vụ mua bán nợ, không nên chỉ dừng lại trong phạm vi các tổ chức tín dụng, cần tiến tới việc thành lập nhiều các công ty mua bán nợ độc lập với các ngân hàng.

Hiện nay, khơng có quy định nào xác lập mối quan hệ của việc chuyển giao quyền đòi nợ của bên bán cho đơn vị mua nợ. Vì thế, cần phải đưa ra quy định xác định điều kiện để việc chuyển giao quyền địi nợ của các bên

có hiệu lực. Thậm chí nhà nước cũng nên sớm có những quy chế cho phép các công ty thu hồi nợ hoạt động, mở cửa để thu hút thêm các cơng ty mua bán nợ từ bên ngồi giúp cho thị trường đa dạng hơn. Cần thay đổi tư duy nặng về vấn đề bảo tồn vốn và có lợi nhuận mà chỉ địi hỏi phải tối đa hóa giá trị nợ thu về đối với tổ chức xử lý nợ, để từ đó có những ưu đãi, hỗ trợ mạnh cho các công ty mua bán nợ hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)