Tổng quan về NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 32 - 36)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam chính thức khai trƣơng hoạt động ngày 01 tháng 04 năm 1963 với tƣ cách là một ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc theo Quyết định số 115-CP1 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ƣơng (nay là NHNN).

Trƣớc thời điểm 1988, đây là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại với nhiệm vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nƣớc ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh tốn, vay nợ, viện trợ với các nƣớc xã hội chủ nghĩa (cũ). Ngồi ra, ngân hàng cịn có chức năng tham mƣu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nƣớc và về quan hệ với Ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Với quyết định số 403-CT của Hội đồng Bộ trƣởng ngày 14/11/1990, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam chuyển từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối vào môi trƣờng tự do cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng liên doanh. Điều này đã tạo ra một cơ chế hoạt động phù hợp và hiệu quả hơn với chính sách chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mơ hình Tổng công ty Nhà nƣớc đƣợc quy định tại Quyết định số 90 -TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tƣớng Chính phủ mang tên giao dịch quốc tế là Bank for foreign trade of Viet Nam

1

Quyết định 115-CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 về việc Thành lập Ngân hàng Ngoại Thƣơng của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa.

(viết tắt là Vietcombank), đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt.

Ngày 26 tháng 12 năm 2007, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) đƣợc thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam thông qua việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh theo chủ trƣơng “đổi mới sắp xếp lại hệ

thống các DNNN”2. Với những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tƣ vào công nghệ sẽ tạo điều kiện giúp Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đồn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực giai đoạn 2015 – 2020.

Ngày 02/06/2008, Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần với số cổ phần của Nhà nƣớc chiếm 90,72%, đánh dấu bƣớc tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của ngân hàng. Ngày 30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức đƣợc niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM.

Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết hợp đồng cổ đông chiến lƣợc với Mizuho Corporate Bank Ltd sở hữu 347,6 triệu cổ phiếu phổ thông mới của Vietcombank với giá 34.000 đồng/cổ phần và cung cấp cho Vietcombank các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều hoạt động kinh doanh. Dịch vụ này bao gồm việc cử các chuyên gia và cung cấp các dịch vụ đào tạo cho Vietcombank cũng nhƣ đem lại các cơ hội hợp tác bán chéo sản phẩm giữa các bên. Việc Mizuho đầu tƣ vào Vietcombank đƣợc kỳ vọng sẽ giúp Vietcombank duy trì vị thế dẫn đầu tại thị trƣờng Việt Nam, mở rộng ra thị trƣờng quốc tế cũng nhƣ đạt đƣợc mục tiêu nằm trong nhóm 70 tập đồn tài chính lớn nhất Châu Á ngoài Nhật Bản trƣớc

2

Sự kiện IPO của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam ngày 26/12/2007 đƣợc đánh giá là sự kiện IPO lớn nhất và đƣợc mong đợi nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm đó. Đây cũng là đợt IPO thu hút số lƣợng nhà đầu tƣ tham gia lớn nhất trong lịch sử IPO tại Việt Nam với hơn 9.400 nhà đầu tƣ đã tham gia đấu giá. Kết quả là 8.792 nhà đầu tƣ đã trúng đấu giá, trong đó có 146 tổ chức trong nƣớc, 37 tổ chức nƣớc ngoài, 8.411 cá nhân trong nƣớc

năm 2020. Đây cũng là giao dịch đầu tƣ đầu tiên của Mizuho tại Việt Nam và lớn nhất tại thị trƣờng Đông Nam Á.

Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã phát triển lớn mạnh theo mơ hình ngân hàng đa năng, là nhà cung cấp các dịch vụ tài chính hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thƣơng mại quốc tế. Tính đến hết năm 2012, bên cạnh hội sở chính, Vietcombank hiện có 01 sở giao dịch và 78 chi nhánh với 311 phòng giao dịch hoạt động tại 47/63 tỉnh thành phố trong cả nƣớc. Mạng lƣới hoạt động phân bổ tập trung 26% ở vùng Đông Nam Bộ, 20,5% ở vùng Đồng bằng sông Hồng, 20,5% ở vùng Nam Trung Bộ, 17,9% ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, 9,6% ở vùng Bắc Trung Bộ, 5,5% ở vùng Đơng Bắc. Ngồi ra, Vietcombank cịn có trên 1.700 ngân hàng đại lý tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tập đồn, các tổng cơng ty và doanh nghiệp lớn, Vietcombank đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ, phục vụ cho đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân với nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lƣợng cao3

đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an tồn, hiệu quả. Ngồi ra, ngân hàng cịn đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực khác nhƣ chứng khoán, quản lý quỹ đầu tƣ, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng, tham gia góp vốn, mua cổ phần, v.v... thơng qua các công ty con và công ty liên doanh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Vietcombank hiện đƣợc tổ chức hoạt động theo mơ hình trong đó NHTM giữ vai trò là mảng hoạt động kinh doanh chính, hoạt động nhƣ một công ty mẹ, các hoạt động tài chính và phi tài chính khác có vai trị nhƣ các cơng ty con.

Mơ hình cơ cấu tổ chức Vietcombank (chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm)

3

Bảng 2.1: Danh sách các cổ đơng chính của Vietcombank

TÊN CỔ ĐƠNG TỔNG SỐ CỔ PHẦN TỶ LỆ

Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (đại diện sở hữu vốn nhà nƣớc)

1.787.023.116 77,11% Mizuho Corporate Bank Ltd 347.612.563 15% Cổ đông khác 182.781.398 7,89%

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2012)

Đồ thị 2.1: Biểu đồ tỷ lệ sở hữu các cổ đông của Vietcombank

Bảng 2.2: Danh sách các cơng ty có liên quan của Vietcombank

TÊN CƠNG TY VỐN ĐẦU TƢ

(tỷ đồng)

TỶ LỆ SỞ HỮU (%)

Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Vietcombank 500 100 Cơng ty TNHH chứng khốn Vietcombank 700 100 Công ty TNHH cao ốc Vietcombank 197,65 70 Cơng ty tài chính Việt Nam tại Hồng Kơng 116,9 100 Công ty chuyển tiền Vietcombank 64,35 75 Công ty TNHH Vietcombank Bonday – Bến Thành 351,61 52 Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tƣ chứng khoán

Vietcombank

28,05 51 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietcombank 270 45 Công ty TNHH Vietcombank Bonday 11,11 16 Qũy thành viên Vietcombank 1 6,6 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)