Phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính bội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 70 - 73)

2.4 Nghiên cứu định lƣợng năng lực cạnh tranhcủa Vietcombank dựa theo lý

2.4.2.4 Phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính bội

Phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính bội là một kỹ thuật dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập nhằm mục tiêu sử dụng các biến độc lập có giá trị biết trƣớc để dự báo một giá trị biến phụ thuộc nào đó đƣợc chọn bởi nghiên cứu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi chạy hồi quy cần quan tâm đến các thông số sau:

Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ

số dựa trên mối quan hệ giải thích của chúng với biến phụ thuộc.

Hệ số R2: đánh giá phần biến động của biến phụ thuộc đƣợc giải thích bởi

các biến dự báo hay biến độc lập. Hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1.

Kiểm định ANOVA: để kiểm định tính phù hợp của mơ hình với tập dữ

liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0,05 thì ta có thể kết luận mơ hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu.

Phân tích hồi quy tuyến tính bội đƣợc thực hiện để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập: Năng lực tài chính, sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ, thƣơng hiệu, nguồn nhân lực, năng lực quản trị, năng lực cơng nghệ và năng lực marketing có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến biến phụ thuộc là năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Ta có mơ hình hồi quy tuyến tính bội nhƣ sau:

NLCT=β0+β1*NLTC+β2*SP+β3*CLDV+β4*TH+β5*NL+β6*QT+β7*CN+β8*MA

Trong đó:

Các biến độc lập: năng lực tài chính (NLTC), sản phẩm (SP), chất lƣợng

dịch vụ (CLDV), thƣơng hiệu (TH), nguồn nhân lực( NL), năng lực quản trị (QT), năng lƣc công nghệ (CN) và năng lực marketing (MA).

Biến phụ thuộc: năng lực cạnh tranh của Vietcombank (NLCT)

β0: hệ số chặn (hằng số) là giá trị mong muốn của biến phụ thuộc NLCT khi các biến độc lập NLTC, SP, CLDV, TH, NL, QT, CN và MA bằng “0”.

βk (k = 1 -8): hệ số hồi qui riêng của từng nhân tố thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập với ý nghĩa trong điều kiện các nhân tố khác không đổi; khi NLTC, SP, CLDV, TH, NL, QT, CN và MA tăng lên một đơn vị (theo đơn vị tính của các nhân tố đó) thì năng lực cạnh tranh (NLCT) sẽ tăng bình quân βk đơn vị (theo đơn vị tính của năng lực cạnh tranh).

Bảng 2.17: Hệ số hồi quy của phƣơng trình Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig B Std, Error Beta 1 (Constant) -0,982 0,154 -6,383 0,000 NLTC 0,124 0,030 0,158 4,090 0,000 SP 0,099 0,024 0,133 4,097 0,000 CLDV 0,117 0,032 0,142 3,657 0,000 TH 0,292 0,030 0,298 9,576 0,000

NL 0,239 0,023 0,308 10,232 0,000 QT 0,027 0,021 0,043 1,296 0,196 CN 0,070 0,027 0,100 2,554 0,011 MA 0,338 0,026 0,461 12,902 0,000 a. Dependent Variable: NLCT

Theo bảng trên ta thấy giá trị sig của 7 biến độc lập là: NLTC, SP, CLDV, TH, NL, CN, MA rất nhỏ (0,000) < 5% nên có thể kết luận bảy hệ số hồi quy riêng đều có ý nghĩa trong mơ hình. Riêng biến QT khá cao (sig = 0,196> 0,05) nên có thể kết luận nhân tố này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê và bị loại ra khỏi mơ hình nghiên cứu.

Đánh giá độ phù hợp của mơ hình

Bảng 2.18: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std, Error of the Estimate 1 .869 .754 .747 .23091 Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) = 0,747 > 0,5 chứng tỏ mơ hình hồi quy tuyến tính bội đƣợc xây dựng với tập dữ liệu phù hợp đến 74,7% hay nói cách khác năng lực cạnh tranh của Vietcombank đƣợc giải thích đến 74,7% bởi các biến độc lập.

Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Bảng 2.19: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội (ANOVA) ANOVA Model Sum of Squares df Mean Square F Sig, 1 Regression 46,356 8 5,794 108,673 ,000 Residual 15,090 283 ,053 Total 61,445 291

Kết quả kiểm định thống kê F, với giá trị sig = 0,000 từ bảng phân tích phƣơng sai ANOVA nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% cho thấy mơ hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng đƣợc.

Phƣơng trình hồi quy tuyến tính bội

Dựa vào bảng hồi quy tuyến tính bội ở trên, ta có 7 biến độc lập năng lực tài chính, sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ, thƣơng hiệu, nguồn nhân lực, năng lực công nghệ và năng lực marketing ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc là năng lực cạnh tranh của Vietcombank đƣợc thể hiện theo các hệ số trong phƣơng trình sau:

NLCT = 0,461*MA + 0,308*NL + 0,298*TH + 0,158*NLTC + 0,142*CLDV + 0,133*SP + 0,1*CN

Phƣơng trình hồi quy trên cho thấy:

 Có 7 nhân tố gồm năng lực marketing, nguồn nhân lực, thƣơng hiệu, năng lực tài chính, chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm và năng lực công nghệ ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Vietcombank.

 Các hệ số hồi quy mang dấu dƣơng thể hiện các nhân tố trong mơ hình hồi quy ảnh hƣởng tỷ lệ thuận đến năng lực cạnh tranhcủa Vietcombank.

 Thứ tự, tầm quan trọng của từng nhân tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số beta. Nhân tố nào có hệ số Beta càng lớn thì mức độ tác động đến năng lực cạnh tranh càng nhiều. Ta thấy nhân tố năng lực marketing là nhân tố có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của Vietcombank (hệ số β = 0,461); trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu năng lực marketing tăng lên 1 thì năng lực cạnh tranh của Vietcombank tăng lên 46,1%. Các nhân tố khác nhƣ: nguồn nhân lực ảnh hƣởng 0,308; thƣơng hiệu ảnh hƣởng 0,298; năng lực tài chính ảnh hƣởng 0,158; chất lƣợng dịch vụ ảnh hƣởng 0,142; sản phẩm ảnh hƣởng 0,133 và năng lực công nghệ ảnh hƣởng 0,100.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)