- Dịch vụ cung cấp lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động trong nước (chỉ được phép hoạt động khi có giấy phép của sở Lao động – Thương
2.2.2.2 Dự báo nhu cầu thị trường giai đoạn 2012-
Theo chiến lược phát triển của ngành dầu khí đến năm 2025, phát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí một cách nhanh, mạnh và bền vững, đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và từng bước mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới; Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; trong đó, đặt trọng tâm vào phát triển các loại hình dịch vụ địi hỏi hàm lượng chất xám và cơng nghệ cao, giá trị gia tăng lớn đồng thời duy trì và phát triển các loại hình dịch vụ truyền thống, dịch vụ thế mạnh, khai thác được lợi thế tự nhiên; Phát huy nội lực đồng thời tranh thủ tận dụng các nguồn lực bên ngoài, thực hiện đa sở hữu và tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ, hướng đến thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng; Phát triển lĩnh vực hoạt động dịch vụ dầu khí thành một ngành quan trọng, có tốc độ tăng trưởng nhanh, sức cạnh tranh mạnh mẽ, đủ năng lực đáp ứng được nhu cầu dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong nước, tạo được uy tín và thương hiệu trong khu vực và trên thế giới.
Tính đến tháng 7/2011, Tập đồn dầu khí đã ký trên 70 hợp đồng tìm kiếm, thăm dị khai thác dầu khí, trong đó có 37 hợp đồng đang có hiệu lực, thu hút vốn đầu tư trên 8 tỷ USD. Hiện nay đang khai thác 13 mỏ dầu khí (12 mỏ trong nước và
1 mỏ nước ngoài) với sản lượng khai thác dầu thơ trung bình đạt 550 ngàn thùng/ngày và khí đạt 38 triệu m3/ngày.
Hoạt động tìm kiếm, thăm dị và phát triển mỏ của các Công ty và nhà thầu dầu khí diễn ra sẽ là cơ hội thuận lợi để các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí nói chung tiếp tục phát triển các loại hình dịch vụ vốn là thế mạnh của mình, trong đó có dịch vụ cơ khí chế tạo, đóng mới các cơng trình dầu khí là loại hình dịch vụ chủ lực của Cơng ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải hiện nay.
Trong giai đoạn trước mắt, một số các Công ty và nhà thầu dầu khí lớn như: JVPC, Petronas Carigali, BP Amoco ... tiếp tục kế hoạch phát triển mỏ của mình sẽ mang đến cho PTSC/PTSC-M&C cơ hội được tiếp tục thực hiện chế tạo các giàn khoan loại nhỏ và trung bình tại Vũng Tàu như: Decks, Jackets, Piles, Living Quarters, Bridges, Heliports, Flare Structures...
Theo kế hoạch phát triển mỏ của Tập đồn dầu khí Quốc gia Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 3-4 mỏ mới được đưa vào khai thác, hàng chục giàn khai thác mới được đưa vào vận hành, hành trăm kilomet đường ống mới đi vào hoạt động. Phần lớn các mỏ khai thác mới vẫn tập trung tại thềm lục địa phía Nam như: Tê Giác Trắng, Pearl, Emerald, Đồi Mồi, Sư Tử Nâu…
Về thị trường xây lắp dầu khí trong nước, theo số liệu của Tập đồn dầu khí Quốc gia Việt Nam thì thị trường xây lắp dầu khí giai đoạn 2012-2020 như sau:
Bảng 2.3. Thị trường xây lắp dầu khí ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Giai đoạn 2012 - 2015 2016 - 2020 PTSC M&C 65% 70% VIETSOVPETRO 10% 5% PV SHIPYARD 13% 12% PVC 7% 8% Khác 5% 5%
Nguồn: Tập đồn dầu khí Quốc gia Việt Nam
Theo bảng đánh giá thị trường xây lắp dầu khí ở Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2020 nêu trên thì Cơng ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải ln chiến tỷ trọng
dẫn đầu, các đơn vị khác chỉ chiếm tỷ trong khá nhỏ chưa đủ khả năng để giành vị trí dẫn đầu về lĩnh vực cung cấp dịch vụ xây lắm dầu khí trong nước.
Bảng 2.4 Nhu cầu đóng mới cấu kiện phục vụ khai thác dầu khí đến 2020
STT Tên cấu kiện Số lượng
1 Kho nổi chứa, xử lý, xuất dầu thô- FPSO 04 2 Kho nổi chứa, xuất dầu thô- FSO 03
3 Giàn khai thác 14
4 Giàn công nghệ trung tâm 05
5 Giàn xử lý khí 04
6 Đầu giếng ngầm 07
7 Giàn nửa chìm ( Semi-submersible) 01
8 Giàn đầu giếng 08
9 Giàn xử lý và nhà ở 02
Nguồn: PVEP
Theo nhu cần đóng mới cấu kiện dầu khí đến năm 2020 thì số lượng giàn khai thác, đầu giếng, giàn xử lý và nhà ở… còn khá nhiều với tổng số 41 giàn. Tuy nhiên Công ty vẫn cần phải tăng cường xúc tiến đấu thầu các dự án khác trong khu vực để đảm bảo giữ vững thị trường và mục tiêu tăng trưởng của Công ty đến năm 2020.