Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ cơ khí hàng hải đến năm 2020 (Trang 53 - 56)

- Sự phát triển nhanh về khoa học công nghệ, mục tiêu khai thác dầu khí xa bờ đặt ra yêu cầu thích nghi và làm chủ được ứng dụng công nghệ khai thác mới để có

2.3.1.1 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty

Sau 10 năm thành lập với sự phấn đấu, nỗ lực khơng ngừng của tồn bộ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty PTSC M&C đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và đang trên đà phát triển ngày càng lớn mạnh, được đánh giá là một đơn vị có tiềm năng và thương hiệu đang ngày càng được khẳng định trong ngành công nghiệp chế tạo cơng trình dầu khí biển.

[

Bảng 2.10. Doanh thu và lợi nhuận của PTSC MC từ năm 2001- 2011

Đvt: Tỷ đồng

STT Năm Doanh thu Lợi nhuận

1 Năm 2001 13,96 0,31 3 Năm 2002 579,91 38,74 4 Năm 2003 605,15 42,55 5 Năm 2004 748,34 76,89 6 Năm 2005 886,09 63,56 7 Năm 2006 793,67 34,70 8 Năm 2007 1.675,58 41,76 9 Năm 2008 1.669,23 54,41 10 Năm 2009 3.254,54 91,76 11 Năm 2010 6.774,85 289,52 12 Năm 2011 8.000,00 300,00 Tổng 25.001,32 1.034,20

Nhìn vào bảng doanh thu và lợi nhuận của Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải, doanh thu từ năm 2001 chỉ đạt 13,96 tỷ đồng, lợi nhuận 310 triệu đồng, đến năm 2007 doanh thu tăng lên 1.675,58 tỷ đồng, tăng hơn 120 lần so với doanh thu năm 2001 và lợi nhuận đạt 41,76 tỷ đồng, tăng gần 135 lần so với lợi nhuận 2001. Đến năm 2011 thì doanh thu Cơng ty ước đạt trên 8.000 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 300 tỷ đồng.

Như vậy ta có thể thấy rằng, doanh thu Cơng ty liên tục tăng nhanh trong các năm về sau, đặc biệt là từ năm 2007. Sự tăng trưởng nhanh này do nhu cầu đóng

mới cơng trình dầu khí tăng cao khơng chỉ hiệu tại mà cịn trong thời gian sắp tới. Cùng với chiến lược đẩy nhanh việc khai khác dầu khí của Tập đồn dầu khí Việt Nam, thị trường tiềm năng về các dự án đóng mới cơng trình dầu khí cho Cơng ty là rất lớn, Cơng ty sẽ có nhiều cơ hội và tiềm năng để ngày càng phát triển và mở rộng không chỉ trong nước, khu vực và cả ra thị trường thế giới.

Các chỉ số về tình hình tài chính trong 03 năm gần nhất thể hiện qua Bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11 Các chỉ số tài chính từ năm 2008 – 2010

TT Các chỉ số tài chính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Địn bẩy tài chính 1 Tỷ lệ nợ/ Vốn (D/A) = Tổng nợ/ tổng vốn 0,9555 0,9615 0,8560 2 Tỷ lệ nợ/ vốn CSH (đòn cân nợ) D/E = Tổng nợ/ Vốn CSH 21,4482 24,9718 5,9430 3 Tỷ lệ nợ ngắn hạn/ tổng nợ 0,9997 0,9998 0,9991 4 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR)CR = TSLĐ/ NNH 1,0064 0,8878 1,0014 5 Khả năng thanh toán nhanh (QR) QR = (TSLĐ - TK)/ NHH 0,8765 0,6860 0,9189

Vòng quay tài sản

6 Vòng quay tài sản (hiệu suất tài sản)

A = DT/ TTS 1,2393 1,9053 3,1519 7 Vòng quay hàng tồn kho Vtk = GVHB/ Gtk 9,6883 9,7611 43,6400

Suất sinh lời

8 Suất sinh lời trên tổng vốn (ROA) ROA = LR/ Tổng vốn 0,0404 0,0417 0,1143 9 Lợi nhuận biên tế = LR/DT 0,0326 0,0219 0,0363 10 Suất sinh lời trên vốn CSH (ROE)

ROE = LR/ Vcsh 0,9069 1,0827 0,7934

Nhận xét:

Cơ cấu vốn: Tỷ lệ nợ trên tổng vốn của Công ty trong 03 năm gần đây rất cao:

Năm 2008 là 95,55%, năm 2009 là 96,15% và năm 2010 là 85,60%. Điều này có nghĩa là vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là từ nguồn

của Công ty năm 2008; đến năm 2009 tỷ lệ nợ tăng lên 96,15% tổng vốn và gấp gần 25 lần vốn chủ sở hữu; đến năm 2010 thì tỷ lệ nợ có giảm nhưng vẫn chiếm trên 85% tổng vốn và gấp gần 6 lần vốn chủ sở hữu. Việc cơ cấu vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh và dẫn đến rủi ro tiềm ẩn lớn. Việc Cơng ty có cơ cấu vốn như trên vì đây là Cơng ty chiếm 100% vốn của nhà nước, được Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí và Tập đồn Dầu khí hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên khi Công ty chuyển sang hình thức cổ phần hố, vốn nhà nước chiếm chỉ cịn trên 85% thì tỷ lệ nợ cao sẽ tác động phần nào đến quá trình sản xuất do phải thanh toán các khoản nợ đến hạn và sự hỗ trợ sẽ giảm đi.

Ngoài ra, toàn bộ vốn vay trên chủ yếu là nợ ngắn hạn trong khi khả năng thanh tốn cịn chưa cao, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh, năm 2008 là 87,65%, năm 2009 là 68,6% và năm 2010 là 91,89%.

Tốc độ tăng tưởng: Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn từ 2008-2011

là -0,38%; 94,97%; 108,17%; 18,08% và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tương ứng là 30,29%; 68,65%; 215,52%; 3,62%. Ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá cao (ngoại trừ doanh thu năm 2008 giảm), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này không đều, phụ thuộc vào số lượng dự án của Công ty. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao chứng tỏ Cơng ty có khả năng thực hiện nhiều dự án lớn, uy tín và thương hiệu ngày càng được cải thiện trên thị trường trong nước và khu vực. Mặc dù doanh thu lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Cơng ty rất thấp vì chi phí đầu tư đầu tư các trang thiết bị máy móc quá lớn do đang trong thời kỳ đẩy mạnh hoạt động đầu tư tăng năng lực thi cơng, ngồi ra chi phí nhân cơng cũng khá lớn cũng đã làm giảm lợi nhuận rịng của Cơng ty. Bên cạnh đó trong q trình sản xuất kinh doanh vẫn xảy ra tình trạng lãng phí nhiều, cơng tác quản lý chưa cao nên dẫn đến làm thất thoái vật tư, lãng phí nguồn lực.

Hiệu suất sử dụng tài sản: Nhìn vào hiệu suất sử dụng tài sản trong 3 năm vừa

qua 2008-2010 khá thấp là do Công ty đã tập trung đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu thi công và nâng cao năng lực cạnh tranh như cẩu 550 tấn, xe nâng 20 tấn, máy cắt thép tấm, máy lốc tôn, máy cắt ống profile… Tuy nhiên do đặc thù của việc đóng mới cơng trình dầu khí rất ít tồn kho, thực hiện quyết tốn ngay khi dự án hồn thành nên vịng quay hàng tồn kho khá cao, năm 2008 là 9,68; năm 2009 là 9,76 và năm 2010 là 43,64.

Hiệu quả kinh doanh: Suất sinh lợi trên tổng vốn và lợi nhuận biên tế của

Công ty khá thấp (năm 2008 là 4,04%/ 3,26%, năm 2009 là 4,17%/ 2,19% và năm 2010 là 11,43%/ 3,63. Ta có thể thấy rằng mặc dù doanh thu cao nhưng tỷ suất lợi nhuận Cơng ty khá thấp là do chi phí đầu tư và chi phí trả nợ quá lớn (cơ cấu nợ trong các năm quá cao) và nguồn vốn hoạt động kinh doanh chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu thấp, vì vậy mặc dù tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khá cao (năm 2008 là 90,69%; năm 2009 là 108,27% và năm 2010 là 79,34%).

Nhìn chung, năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty khá, vốn điều lệ Công

ty thấp, vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay dẫn đến rủi ro cao trong kinh doanh. Tuy nhiên do có sự hỗ trợ tài chính rất lớn từ Tổng Cơng ty và Tập đồn nên Cơng ty có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư lớn để đáp ứng tốt nhu cầu thi công các dự án và nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ cơ khí hàng hải đến năm 2020 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)