1.3.1.5 .Sự cảm thông
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG
2.2.1. Đánh giá tình hình phát triển của thị trường huy động tiền gửi tiết kiệm
tiết kiệm trên địa bàn TPHCM thời gian qua
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong số ít các đơ thị của các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số liên tục trong khoảng thời gian dài, ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm lớn về nhiều mặt và là một trong các động lực phát triển kinh tế của cả nước. Cụ thể, mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân 2,7%/năm trong giai đoạn 1976-1985 đã vươn lên mức 10,5%/ năm giai đoạn 1986- 2009. Tỷ trọng tổng sản phẩm nội địa năm 2012 bằng 20,1% cả nước, năm 2012 GDP của TPHCM đạt 9,2% bằng 1,8 lần mức tăng GDP cả nước. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 3.653 USD bằng 2,3 lần bình quân đầu người cả nước.
Về mặt xã hội, TPHCM là thành phố đông dân nhất cả nước. Hiện nay thành phố có 24 Quận, Huyện với 322 phương, xã, thị trấn, tăng 19 đơn vị so với năm 2002. Dân số thường trú là 7.750.900 người, gấp 1,38 lần năm 2002 và khoảng 2,5 triệu người vãng lai. Như vậy, tổng số dân lưu trú hơn 10 triệu người.
Với số dân đông đúc và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày một tăng cao, TPHCM được coi là mảnh đất màu mỡ để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng thu nhập bình qn đầu người cũng tạo ra thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng thương mại, đặc biệt là thị trường tiền gửi tiết kiệm.
Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang là một xu thế tất yếu và là yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng hiện nay, nhằm tăng cường quảng bá thương hiệu, gia tăng thị phần và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng cường sức cạnh tranh của ngân hàng. Nếu như trước đây, chỉ có khối NHTMCP phát triển lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với phân khúc thị trường là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hiện nay, với sự tham gia của các ngân hàng thương mại nhà nước và khối ngân hàng nước ngồi có ưu thế mạnh về nguồn vốn, cơng nghệ hiện đại, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Một trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ được chú trọng phát triển là dịch vụ gửi tiết kiệm cá nhân. Với các hình thức huy động vốn khác nhau, các tổ chức tín dụng cạnh tranh nhau gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn, thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân, để mở rộng thị phần. Nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, mới lạ, phong phú về kỳ hạn, về loại hình tiền gửi cũng như hình thức gửi tiền, lãi suất linh hoạt, hấp dẫn cùng các hình thức khuyến mãi có cơ cấu giải thưởng hấp dẫn đã thực sự thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Thêm vào đó, “văn hóa kinh doanh” ngày càng được ngân hàng chú trọng, thái độ phục vụ khách hàng ân cần, chuyên nghiệp hơn, thủ tục nhanh gọn hơn đã đem lại những tiện ích cho khách hàng đến giao dịch. Ngồi ra, ngân hàng cịn có nhiều chương trình cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn… ưu đãi về lãi suất lẫn kỳ hạn vay để khuyến khích người dân gửi tiền dài hạn, nhằm tạo sự linh hoạt hơn về nguốn vốn cho người dân khi gửi tiền tại ngân hàng. Những chính sách đã góp phần giúp các ngân hàng gia tăng nguồn vốn huy động trong dân cư khi lãi suất huy động trong dân cư khi lãi suất huy động vẫn liên tục giảm.
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng số vốn huy động 1.014.900 893.490 993.100
Chia theo loại NH
NHTM Nhà nước 226.030 263.701 305.875
NHTM Cổ phần 655.500 512.952 541.240
NH có vốn đầu tư nước ngồi 133.370 116.837 145.985
Nguồn: Cục Thống Kê TPHCM Bảng 2.1. Vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM tính đến
31/12/2012
Có thể thấy, năm 2011, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đang ở mức đỉnh điểm, thì mặt bằng chung của cơng tác huy động vốn tồn khối ngân hàng trên địa bàn TPHCM đều có xu hướng sụt giảm đáng kể. Điển hình là khối NHTMCP có sự suy giảm mạnh mẽ nhất (giảm 21,75% so với năm 2010), thêm vào đó là sự sụt giảm huy động từ các ngân hàng nước ngồi (giảm 12,4%). Bởi vì đây là thời điểm Ngân hàng Nhà nước bắt đầu siết lãi suất huy động và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trần lãi suất, trong khi khách hàng vẫn có tâm lý thích lãi suất tiết kiệm cao, mong muốn tìm ngân hàng thỏa mãn nhu cầu của mình, cùng với sự ấm lên của thị trường BĐS và dấu hiệu sôi động trở lại tạm thời của thị trường chứng khoán nên nhiều khoản tiền gửi tiết kiệm bị rút ra khỏi ngân hàng, đặc biệt là các NHTMCP. Khối NHTM Nhà nước thì ngược lại, có sự tăng lên trong cơng tác huy động vốn. Điều này có thể được giải thích là một phần là do tâm lý chung của hầu hết người dân Việt Nam, một khi tình hình kinh tế có xảy ra bất kỳ một biến động nhỏ nào, họ vẫn sẽ quay về và tìm đến những gì gọi là có tính chất “Nhà nước” bởi họ cho rằng khi họ hợp tác với những tổ chức Nhà nước như thế thì ít nhiều nguồn vốn của họ cũng sẽ được đảm bảo và đương nhiên họ sẽ thấy an tâm hơn. Đó cũng chính là lý do vì sao khi mà năm 2012, nền kinh tế đang dần phục hồi, công
tác huy động vốn của khối ngân hàng cũng bắt đầu khởi sắc trở lại, hoạt động huy động vốn của 2 khối NHTMCP và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi có sự gia tăng nhưng mức tộ tăng vẫn không bằng khối NHTM Nhà nước.
Cũng theo Cục Thống kê TPHCM, trong tháng 6, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng đều có mức tăng khá cao và cao nhất từ đầu năm 2013 đến nay.
Trong đó, vốn huy động của các NHTM Nhà nước tăng cao nhất (+2.63%). Mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng vốn huy động từ dân cư gửi tiết kiệm tăng liên tục qua mỗi tháng. Đây chính là một dấu hiệu đáng mừng cho khối NHTM Nhà nước. Và với kết quả này, nếu ban quản trị các ngân hàng biết cách tận dụng và phát huy hơn nữa thì khối NHTM Nhà nước chắc hẳn sẽ là nhóm ngân hàng đi đầu trong công tác huy động vốn ở một tương lai khơng xa cùng với những lợi thế sẵn có của mình.