Giới thiệu về Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với thương, bệnh binh nặng tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Nghệ An (Trang 30 - 35)

2.1. Giới thiệu về Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An và thực trạng

2.1.1. Giới thiệu về Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An

2.1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An

Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An (gọi tắt là “Trung tâm”) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An. Tiền thân là Khu Điều dưỡng thương binh Nghi Lộc (Trại Thương binh 4) được thành lập ngày 19/11/1974 tại xóm Phong Lạc, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An với nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, điều trị, nuôi dưỡng thương, bệnh binh nặng. Khi mới thành lập đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, sau đó trực thuộc Bộ Thương binh và Xã hội. Đến năm 1979, được chuyển về Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh quản lý theo Quyết định số 500/TC ngày 05/10/1979 của Bộ Thương binh và Xã hội. Ngày 29/11/2004 được đổi tên thành Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An theo Quyết định số 4561/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An

Căn cứ Quyết định số 6397/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ như sau:

Về chức năng: Trung tâm có chức năng tổ chức thực hiện việc ni dưỡng,

điều dưỡng cho người có cơng với cách mạng theo quy định của pháp luật. Trung tâm hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản, có trụ sở riêng

và chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, số lượng người làm việc và hoạt động của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An.

Về nhiệm vụ: Căn cứ vào chức năng được giao, Trung tâm có các nhiệm vụ

chủ yếu như sau:

Thứ nhất: Tổ chức tiếp nhận, quản lý, ni dưỡng, chăm sóc, điều trị và phục

hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh và người có cơng với cách mạng có hồn cảnh đặc biệt, có tỷ lệ thương bệnh tật từ 81% trở lên.

Thứ hai: Tổ chức quản lý, điều dưỡng luân phiên cho thương bệnh binh và

người có cơng với cách mạng đang sinh sống ở địa phương theo cơ chế, chính sách quy định của pháp luật.

Thứ ba: Tổ chức thăm khám, điều trị ổn định thương tật, bệnh tật; phối hợp

với cơ quan, tổ chức liên quan trong nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động của Trung tâm nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người có cơng với cách mạng.

Thứ tư: Thực hiện đảm bảo tiêu chuẩn, chế độ nuôi dưỡng, điều dưỡng;

quyền lợi về vật chất và tinh thần cho người có cơng với cách mạng được giao quản lý theo quy định.

Thứ năm: Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị vận động,

động viên, đưa đón thương bệnh binh nặng đã ổn định sức khỏe về sinh sống và hưởng các chế độ ưu đãi tại địa phương.

Thứ sáu: Thơng tin kịp thời để người có cơng với cách mạng cập nhật, hiểu

và thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và quy chế của Trung tâm.

Thứ bảy: Vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng trợ giúp kinh

phí chăm sóc người có cơng với cách mạng; tiếp nhận và quản lý nguồn kinh phí và hiện vật huy động (nếu có) theo quy định của pháp luật để nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho người có cơng với cách mạng.

Thứ tám: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thư viện, câu lạc bộ giải

kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và ngồi nước phù hợp với tình trạng sức khỏe của Người có cơng và điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của Trung tâm.

Thứ chín: Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; nuôi dưỡng, điều dưỡng theo yêu

cầu và quy định của pháp luật.

Thứ mười: Quản lý tổ chức, số lượng người làm việc, thực hiện chế độ tiền

lương và chính sách, chế độ đãi ngộ đối với công chức, viên chức, người lao động; quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật.

2.1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ cấu tổ chức của Trung tâm được thể hiện trong hình 2.1.1.3.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm

Nguồn: Trung tâm điều dưỡng thương binh Nghệ An

Nhìn vào sơ đồ tổ chức của Trung tâm hiện nay ta thấy, Ban Giám đốc gồm có 01 Giám đốc phụ trách chung, chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của đơn vị. 02 Phó Giám đốc: 01 Phó Giám đốc phụ trách cơng tác Tổ chức - Hành chính và 01 Phó Giám đốc (Bác sỹ) phụ trách cơng tác Y tế - Điều dưỡng.

Trung tâm có 02 phịng chun mơn là: Phịng Tổ chức - Hành chính gồm 14 viên chức và lao động hợp đồng, trong đó có 01 Trưởng phịng và 02 Phó trưởng

GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC Phụ trách cơng tác Hành chính - Tổng hợp PHĨ GIÁM ĐỐC Phụ trách cơng tác Y tế - Điều dưỡng PHỊNG HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP PHỊNG Y TẾ - ĐIỀU DƯỠNG

phịng, 01 Kế tốn trưởng, 01 Kế tốn viên, 01 Cán bộ hành chính tổng hợp, 01 Văn thư, 01 Kho quỹ, 01 Câu lạc bộ, 01 Điện, nước, 02 Lái xe và 02 Bảo vệ. Phòng Y tế - Điều dưỡng gồm 23 viên chức, trong đó có 01 Trưởng phịng (Bác sỹ), 02 Phó trưởng phịng, 01 Quản lý bếp ăn, 01 Cấp dưỡng, 03 Y sỹ, 01 Dược tá, 01 Kỹ thuật viên chẩn đốn hình ảnh và 13 điều dưỡng viên.

2.1.1.4. Kết quả hoạt động của Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An giai đoạn 2018-2020

Năm 2018, Trung tâm đang quản lý, chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho 67 thương, bệnh binh nặng (gồm 61 nam và 06 nữ); trong đó có 55 thương, bệnh binh có thương, bệnh tật đặc biệt nặng; có 09 thương, bệnh binh độc thân khơng lập gia đình và có 39 bị nhiễm chất độc da cam/điôxin. Đến năm 2020, tổng số thương bệnh binh tại Trung tâm còn 64 người (giảm 02 thương binh và 01 bệnh binh qua đời do thương, bệnh tật tái phát).

- Về cơng tác điều trị và chăm sóc y tế

Từ năm 2018 đến nay, Phịng Y tế - Điều dưỡng đã duy trì cơng tác trực y tế 24/24 giờ mỗi ngày, áp dụng nhiều phác đồ điều trị mới, ưu tiên áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc, Đông - Tây y kết hợp… để nâng cao chất lượng điều trị. Chủ động chăm lo sức khỏe thương, bệnh binh khi đau ốm và luôn luôn sẵn sàng cấp cứu, chuyển tuyến khi cần. Tổng hợp các số liệu về chăm sóc y tế của Trung tâm giai đoạn 2018 – 2020 được thể hiện trong bảng 2.1

Bảng 2.1: Tổng hợp các số liệu về chăm sóc y tế của Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020.

Năm Khám và cấp thuốc (lượt) Lập bệnh án điều trị (lượt) Chuyển tuyến khám (lượt) Chi mua sản phẩm dinh dưỡng (đồng) Chi mua thuốc điều trị (đồng) 2018 456 124 266 261.516.000 324.984.000 2019 436 98 127 282.067.000 287.433.000 2020 369 54 119 300.817.000 269.183.000 Tổng 1.261 276 512 844.400.000 881.600.000

Nguồn: Phòng Y tế - Điều dưỡng Trung tâm

tổ chức khám và cấp thuốc cho 1.261 lượt người, lập bệnh án điều trị cho 276 người, chuyển tuyến khám chữa bệnh tại bệnh viện Quân y 4, các bệnh viện khác trong tỉnh và bệnh viện tuyến Trung ương là 512 lượt. Căn cứ theo các văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành. Đơn vị đã chỉ đạo các phòng, các bộ phận lập kế hoạch bảo đảm việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với thương, bệnh binh nặng một cách chủ động. Trong 3 năm, Trung tâm đã thực hiện chi mua thuốc điều trị 881.600 ngàn đồng và 842.384 ngàn đồng mua các sản phẩm dinh dưỡng.

Số liệu trên phản ánh rõ tình hình sức khỏe của thương, bệnh binh ngày càng giảm sút, thương bệnh tật thường xuyên tái phát nên sức ép về cơng tác chăm sóc, phục vụ ngày càng nặng nề. Tuy vậy, việc bổ sung các loại thuốc điều trị luôn được chú trọng. Đặc biệt, Trạm Y tế đơn vị đã được cấp chứng chỉ khám, chữa bệnh; viên chức làm việc chuyên môn được cấp giấy phép hành nghề nên chất lượng điều trị, điều dưỡng ngày càng được nâng cao.

- Về cơng tác điều dưỡng, chăm sóc, vệ sinh phịng bệnh

Trung tâm thường xuyên duy trì tổ chức bếp ăn tập thể phục vụ nhu cầu dinh dưỡng và tạo thuận lợi cho một số thương, bệnh binh không thể tự phục vụ. Đồng thời, làm tốt việc hỗ trợ nấu ăn tại phòng cho các thương, bệnh binh liệt cơ vịng. Trung tâm ln đảm bảo và duy trì thực hiện tốt cơng tác an toàn vệ sinh thực phẩm (nhà ăn của đơn vị đã được UBND huyện Nghi Lộc công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm).

- Việc thực hiện các chế độ, chính sách:

Nhìn chung, trong giai đoạn 2018 – 2020, việc thực hiện chi trả các chế độ phụ cấp, trợ cấp thường xuyên, của thương, bệnh binh đều được bảo đảm đầy đủ, kịp thời khơng xảy ra sai sót, có sổ sách theo dõi rõ ràng, đảm bảo chi trả đúng người, đúng chế độ.

Bên cạnh đó, để tăng cường cơ sở vật chất, đơn vị đã tổ chức mua sắm và đề nghị các cấp hỗ trợ trang bị một số thiết bị tại phịng ở thương bệnh binh như phích nước điện, lị sưởi, hệ thống âm thanh; tiếp tục tổ chức phòng đọc sách, báo với hơn

400 đầu sách, báo, cung cấp thông tin thời sự, các thông tin cần thiết về kinh tế xã hội, an ninh quốc phịng cũng như các thơng tin về chăm sóc sức khỏe, chế độ, chính sách cho thương bệnh binh. Đồng thời, Trung tâm đã mua sắm một số trang thiết bị dùng chung và phục vụ công tác chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng như ghế matsa, xe đạp thể dục, bàn Bilắc, bàn bóng bàn, máy photocopy, máy vi tính và các trang thiết bị y tế cần thiết khác; thực hiện tiếp nhận một số trang thiết bị do bộ Quốc phòng trao tặng gồm máy giặt, máy sấy công nghiệp, xe lăn, máy điện tim, máy điện xung, điện phân, giường, tủ...

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với thương, bệnh binh nặng tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Nghệ An (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w