Tình hình quản lý nguồn lợi thủy sản ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tình huống tại hồ trị an đồng nai (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 3 : QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

3.2 Tình hình quản lý nguồn lợi thủy sản ở nước ta hiện nay

Ngành thủy hải sản có vai trị quan trọng trong cơ cấu nền nông nghiệp nước ta. Cụ thể năm 2012, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 6,134 tỷ USD, chiếm 22,27% tổng giá trị xuất khẩu tồn ngành nơng nghiệp. Cơ cấu sản lượng trong ngành thủy sản đang có sự chuyển biến theo hướng gia tăng tỷ trọng sản lượng thủy sản từ nuôi trồng, giảm tỷ trọng sản lượng từ khai thác. Tuy nhiên sản lượng thủy sản từ khai thác vẫn chiếm trên 50% tổng sản lượng thủy sản nước ta.

Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn lợi thủy sản phong phú. Tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản nước ta ước 5.075.143 triệu tấn với mức khai thác bền vững 2.147.444 triệu tấn.26 Tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn giữa mức sản lượng khai thác bền vững vùng gần bờ và vùng xa bờ. Phần lớn sản lượng tập trung tại vùng biển ngoài khơi, vùng khai thác xa bờ. Sản lượng khai thác bền vững vùng ven bờ (khu vực có độ sâu nhỏ hơn 50m) ước tính chỉ khoảng 582.212 tấn.27 Tương đương mức sản lượng khai thác những năm 1985-1990, cùng với sự gia tăng dân số và nhu cầu của thực phẩm của con người, nếu như khoảng năm 1990 sản lượng khai thác chỉ có 779.151 tấn thì đến năm 2011 sản lượng khai thác tăng gấp 3,2 lần lên mức 2.502.500 tấn.28 Do đó, nguồn lợi thủy sản ven bờ đã bị khai thác vượt ngưỡng bền vững trong khoảng thời gian dài hơn 20 năm qua. Hậu quả của việc khai thác quá mức giới hạn bị là nguồn lợi thủy sản nhiều ngư trường suy giảm, nhiều lồi thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng.

26 Bộ NN&PTNT (2011)

27 Pomeroy, R và cộng sự (2008) trích dẫn số liệu nghiên cứu Nguyen Long (2002)

Hình 3.1: Sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 1990-2011

(Đơn vị tính: tấn/năm)

(Nguồn : Tác giả tổng hợp từ FISHSTAT) Theo nhận định của FAO, chính sách quản lý nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam là theo hướng tự do tiếp cận”,29 mọi người dân đều có quyền tham gia hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản. Nhà nước quản lý, kiểm soát bằng các biện pháp hành chính. Các cơ quan quản lý bằng các biện pháp hành chính như thiết lập hệ thống giấy phép, ban hành quy định về đăng kiểm tàu cá, quy hoạch các vùng, khu vực bảo tồn cấm khai thác, ban hành quy định cấm sử dụng các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt như kích điện, chất nổ, quy định mắt lưới được phép sử dụng và mùa vụ được phép khai thác. Để đuợc tham gia hoạt động khai thác thủy sản, các tàu phải được các cơ quan quản lý cấp giấy phép đạt được các yêu cầu về đảm bảo quy định về đảm bảo an tồn. Chỉ những thuyền cơng suất trên 90 CV, đảm bảo an toàn mới được cấp phép khai thác xa bờ. Những tàu có cơng suất nhỏ hơn chỉ tham gia khai thác ven bờ. Riêng những tàu công suất nhỏ 20 CV được phép khai thác tự do ven bờ mà không cần giấy phép từ cơ quan quản lý. Điều này đã khuyến khích các hộ ngư dân chỉ trang bị tàu nhỏ hơn 20 CV để tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng mà không đầu tư trang bị các tàu lớn hơn để khai thác xa bờ. Dẫn đến tình trạng số lượng tàu cá công suất nhỏ tham gia khai thác tăng rất nhanh gây áp lực lớn lên nguồn 29 FAO (2007, tr.600) 779.151 1.084.939 1.629.612 1.987.900 2.502.500 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015

lợi thủy sản ven bờ. Mặc dù Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ nhưng sự mất cân đối giữa khai thác ven bờ và xa bờ vẫn chưa chấm dứt.

Bảng 3.1: Số lượng tàu khai thác thủy sản chia theo công suất.30

Công suất tàu 2001 2010 2011 <20CV 29.586 64.802 62.031

20-90CV 38.904 45.584 39.457

>90 CV 6.005 18.063 24.970

Tổng cộng 74.495 128.449 126.458

(Nguồn: Trích dẫn số liệu từ báo báo Viện Kinh tế quy hoạch thủy sản năm 2012) Nhiệm vụ quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản trước đây do Bộ Thủy sản trực tiếp quản lý. Từ năm 2007, Bộ Thủy sản sáp nhập vào Bộ NN&PTNT, việc quản lý đã được sắp xếp, tổ chức lại và giao Bộ NN&PTNT phụ trách. Cơ cấu tổ chức được phân cấp từ trung ương đến địa phương bao gồm: Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản, Cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi Cục khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNT hoặc Sở Thủy sản. Năm 2013, Chính phủ đã quyết định thành lập Cục Kiểm ngư nhằm tăng cường cho công tác quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Điều đó cho thấy sự quan trọng của cơng tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiện nay.

Hình 3.2: Sơ đồ phân cấp tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Việt

Nam

(Nguồn: Tác giả tự vẽ)

Bên cạnh các chính sách nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức và nạn khai thác trái phép. Một trọng tâm trong chính sách quản lý nguồn lợi thủy sản là chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo Quyết định 131/2004/QĐ-TTg và 188/2012/QĐ- TTg của Chính phủ, tập trung vào các nội dung chính:

+ Điều tra, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản xa bờ, ven bờ và hiện trạng nguồn lợi thủy sản nội địa, trong đó ưu tiên các lồi có sản lượng và giá trị kinh tế. Chú ý các thủy vực sơng, hồ lớn có tính đa dạng sinh học cao.

CHÍNH PHỦ

BỘ NN&PTNT UBND TỈNH

TỔNG CỤC THỦY SẢN

CỤC KT&BVNLTS ; CỤC KIỂM NGƯ

+ Ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thông qua việc tăng cường kiểm tra và xử nghiêm các hoạt động khai thác trái pháp luật. Điều chỉnh lại cơ cấu loài khai thác. Tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển các hình thức kinh tế tập thể, quản lý dựa vào cộng đồng.

+ Bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Thành lập các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, trạm cứu hộ động vật biển.

+ Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái như ran san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn. Khơi phục và bảo vệ mơi trường sống các lồi thủy sản, đặc biệt là các bãi đẻ. Thả bổ sung các loài thủy sản vào các thủy vực tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tình huống tại hồ trị an đồng nai (Trang 28 - 32)