Kiến nghị chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tình huống tại hồ trị an đồng nai (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Kiến nghị chính sách

Thực tế tại hồ Trị An cho thấy việc sử dụng các loại phí khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An nhằm giảm bớt nhu cầu người dân đối với việc tiếp cận nguồn lợi thủy sản đã không thành công. Để thay thế cơ chế tự do tiếp cận với nguồn lợi nguồn lợi thủy sản thì kinh nghiệm trên thế giới cho thấy sử dụng các công cụ thị trường là phương án được các nhiều nước trên thế giới lựa chọn, trong đó quản lý nguồn lợi theo hệ thống hạn ngạch cá nhân có thể trao đổi được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả quản lý nguồn lợi thủy sản và khả năng thực thi tốt nhất.

Nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An đang bị khai thác vượt quá mức sản lượng bền vững. Vì vậy, kiến nghị cần thiết lập sản lượng được phép khai thác ở mức thấp hơn mức sản lượng một số loài hiện tại đang khai thác trên hồ Trị An, mức thấp hơn khoảng 75% có thể được xem xét theo kinh nghiệm thực tiễn tại NewZealand.41 Theo dõi tình hình thực tế diễn biến nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An và hàng năm có những điều chỉnh tổng sản lượng được phép khai thác phù hợp với tình hình thực tế và các mục tiêu quản lý của địa phương. Khi thực hiện phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản, chính quyền địa phương cần cân nhắc giữa các mục tiêu về môi trường, xã hội, và hiệu quả thị trường. Kinh nghiệm của New

41 New Zealand đã từng phải thiết lập sản lượng tối đa được phép khai thác (TAC) tại mức chỉ bằng 25%- 75% mức sản lượng khai thác trước đây, tùy thuộc vào hiện trạng sinh học thực tế của từng thủy vực và mục tiêu quản lý.

Zealand cho thấy họ đã đạt được các mục tiêu về môi trường và hiệu quả thị trường, nhưng đã nảy sinh các vấn đề xã hội đối với những ngư dân khai thác thủ cơng và quy mơ nhỏ khi họ khơng có đủ khả năng tham gia thị trường hạn ngạch. Trong điều kiện thực tiễn trên hồ Trị An các vấn đề về môi trường và xã hội đang cấp bách hơn nên cần thiết được ưu tiên hơn. Để tránh nảy sinh các vấn đề xã hội, Chính quyền có thể áp dụng phân bổ hạn ngạch khai thác miễn phí cho các đối tượng này trong thời gian 3-5 năm đầu để họ đảm bảo cuộc sống. Sau đó việc mua bán, trao đổi hạn ngạch khai thác sẽ được vận hành theo cơ chế thị trường.

Tại hồ Trị An, với nguồn lực hiện có việc quản lý theo phương thức kiểm soát các yếu tố đầu vào như ngư cụ trái phép, kích cỡ mắt lưới, mùa vụ đánh bắt…thực tiễn đã chứng minh là không hiệu quả do khơng đủ nguồn lực trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép trên hồ Trị An. Do đó, việc thay đổi chuyển sang phương thức quản lý, kiểm soát các yếu tố đầu ra như sản lượng đánh bắt, kích cỡ lồi thủy sản đánh bắt. Thực hiện đối chiếu nhật ký mua bán người thu mua tại 05 bến thu mua ven hồ Trị An với nhật ký sản lượng của người đánh bắt thủy sản sẽ giúp cơ quan quản lý nắm bắt sản lượng khai thác, kiểm sốt được hạn ngạch và tình trạng đánh bắt bằng các ngư cụ trái phép như xung điện. Kinh nghiệm áp dụng tại New Zealand cho thấy việc thực nghiêm túc và có quy định xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi mua bán thủy sản bất hợp pháp và làm mất sổ lưu trữ sẽ mang lại hiệu quả quản lý tốt.

Để hệ thống quản lý nguồn lợi thủy sản theo ITQ áp dụng thành công trên hồ Trị An thì việc xây dựng cơ chế kiểm soát, đảm bảo sự tuân thủ và lợi ích cho người sở hữu hạn ngạch là rất quan trọng. Việc tập trung nguồn lực, thống nhất quản lý về một cơ quan có chun mơn và có tính pháp lý như Chi cục Thủy Sản Đồng Nai cần thiết nhằm tránh sự phân tán, chồng chéo. Điều này giúp cơ quan chức năng có đủ nguồn lực tập trung kiểm soát tại các đầu mối như 05 bến cá xung quanh hồ. Một hệ thống quy định chế tài đủ mạnh đối với các hành vi vi phạm sẽ làm tăng hiệu quả của việc tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc thực thi và sự phối hợp với các lực lượng chức năng công an sẽ giúp cho việc tuân thủ được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tình huống tại hồ trị an đồng nai (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)