Tiêu chí về thể chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tình huống tại hồ trị an đồng nai (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH

4.5 Tiêu chí về thể chế

Mục tiêu của hoạt động thanh kiểm tra hoạt động khai thác trên hồ Trị An là phát hiện kịp thời ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép quy định tại Luật Thủy sản 2003 và nghị định 31/2010/NĐ-CP, chủ yếu là khai thác bằng các ngư cụ mang tính hủy diệt nguồn lợi như xung điện, chất nổ. Thống kê từ hoạt động thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý địa phương cho thấy số vụ vi phạm bị xử lý hàng năm dao động tương đối ổn định từ 24-39 vụ/năm trong giai đoạn 2005-2011, khơng có sự gia tăng đáng kể qua các năm.

Hình 4.4: Số vụ khai thác trái phép bị phát hiện qua các năm.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo của Chi cục Thủy sản Đồng Nai) Tuy nhiên, kết quả khảo sát người dân sinh sống trên hồ Trị An cho thấy một kết luận trái ngược. 98% ngư dân nhận định số lượng tàu thuyền khai thác trái phép bằng xung điện, chất nổ đang có chiều hướng gia tăng trên hồ Trị An. Trong khi 2% còn lại cho rằng số lượng tàu thuyền khai thác trái phép là khơng có sự thay đổi. Điều này cho thấy chính sách quản lý của các cơ quan tại địa phương đã khơng hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép bằng xung điện, chất nổ trên hồ Trị An. Theo ý kiến của các cán bộ trực tiếp quản lý nguồn lợi trên hồ Trị An, nguyên nhân của tình trạng này là do:

Thứ nhất, mặc dù hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật rất đồ sộ với hơn 200 văn bản hương dẫn. Tuy nhiên, theo ý kiến của những người thực hiện quản lý khai thác trên hồ Trị An việc thực thi các quy định pháp luật chỉ thực sự phù hợp cho việc ngành khai thác tại các vùng ven biển và ngoài khơi. Việc áp dụng các quy định trên các thủy vực nội địa còn rất nhiều điều vướng mắc, bất cập. Chẳng hạn như quy định về mắt lưới, mùa vụ khai thác. Thứ hai, sự phân quyền không hợp lý giữa Chi cục thủy sản và Khu bảo tồn thiên nhiên- văn hóa Đồng Nai khiến cho việc thực thi pháp luật trở nên càng khó khăn. Cụ thể, Chi cục thủy sản chịu trách nhiệm đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền được phép khai thác, trong khi phí khai thác và bảo vệ hàng năm trên hồ Trị An được giao Trung tâm thủy sản Đồng Nai, nay trực thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai quản lý. Hai đơn vị tự chịu

30 31 24 34 39 34 0 10 20 30 40 50 2005 2006 2007 2008 2009 2011

trách nhiệm thanh kiểm tra lĩnh vực mà mình quản lý. Mặc dù UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định 15/2010/QĐ-UBND ngày 11-03-2013 về việc “Ban hành quy chế phối hợp quản lý, phối hợp quản lý,bảo vệ và khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường hồ thủy điện Trị An”, nhưng qua triển khai nội dung còn thiếu sót nên sự chế phối hợp giữa 02 đơn vị quản lý rất lỏng lẻo, dẫn đến việc chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác thanh kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Một bất cập khác trong công tác tổ chức là 02 đơn vị trực thuộc 02 cơ quan quản lý khác nhau, Chi cục Thủy Sản chịu sự quản lý của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nơng thơn cịn Khu bảo tồn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh đã khiến cho sự phối hợp của hai đơn vị càng trở nên khó khăn hơn. Năm 2010, chức năng thu lệ phí khai thác thủy sản hàng tháng được giao cho hợp tác xã Phước Lộc - đơn vị thứ 3, riêng chức năng kiểm tra giấy phép quyền khai thác vẫn do Khu bảo tồn đảm nhiệm. Như vậy, người dân khai thác thủy sản trên hồ Trị An sẽ được quản lý, kiểm tra bởi 03 đơn vị với 03 chức năng riêng biệt. Sự phân quyền thiếu hợp lý này đã khiến công tác quản lý khai thác thủy sản trên hồ Trị An trở nên phức tạp và phân tán. Sự thiếu hiệu quả của việc phối hợp trong công tác quản lý được thể hiện rõ qua việc: dù số lượng cán bộ trực tiếp quản lý của 03 đơn vị là 20 cán bộ và 7-16 nhân viên của hợp tác xã, được trang bị 04 cano kiểm tra, thực hiện nhiệm vụ quản lý 296 tàu 20 CV, tương đương mật độ cán bộ quản lý 0,067 cán bộ/tàu trên 20 CV, gấp hơn 02 lần mật độ toàn quốc40 nhưng vẫn không đủ để quản lý có hiệu quả tình trạng khai thác trái phép và khai thác quá mức nguồn lợi trên hồ.

Đặc thù các hoạt động khai thác trái phép trên hồ Trị An là diễn ra vào ban đêm và các ngư cụ sử dụng mang tính sát thương cao đối với cả con người. Do đó, các cán bộ thực hiện thanh kiểm tra hoạt động khai thác trái phép trên hồ Trị An phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Sự thiếu cơ chế phối hợp, hỗ trợ từ các cơ quan chính quyền địa phương và các ngành liên quan khiến cho hoạt động kiểm tra trở nên đơn độc và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cho hoạt động kiểm tra cịn hạn hẹp. Kinh phí phân bổ hàng năm chỉ có thể thực hiện 02 lần kiểm tra/tháng, trong khi hoạt động khai thác trái phép diễn ra hàng ngày trên hồ Trị An. Chế độ tiền lương, phụ cấp

40 Tác giả tự tính tốn dựa trên quy định biên chế các đơn vị và số lượng thống kê tàu, thuyền đăng ký quản lý.

cơng tác phí bình qn 100.000-200.000 đồng/đêm đi cơng tác tùy từng vị trí cơng tác, căn cứ theo Thơng tư 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành năm 2010. Mức thu nhập này quá thấp so với tính chất nguy hiểm của nhiệm vụ công việc nên đã khơng khuyến khích cán bộ thực hiện tốt cơng việc của mình.

Những nhận định trên cho thấy, với cơ chế và cách thức tổ chức quản lý trên hồ Trị An như hiện nay, cơ quan quản lý địa phương sẽ không đủ nguồn lực để ngăn chặn hiệu quả tình trạng khai thác trái phép đang diễn ra trên hồ Trị An.

Kết quả đánh giá dựa theo khung phân tích của FAO đã phản ánh tương đối rõ ràng mức độ bền vững của nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An là thấp. Nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An đang bị suy giảm rõ rệt. Môi trường sống các loài thủy sản bị thay đổi, khu vực sinh sản của các loài thủy sản bị lấn chiếm. Các thể chế quản lý đã không hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép bằng xung điện. Các mục tiêu của chính sách quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An đều đã không đạt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tình huống tại hồ trị an đồng nai (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)