CHƯƠNG 3 : QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM
3.3 Mơ hình quản lý nguồn lợi thủy sản tại Đồng Nai
Hồ Trị An được xây dựng từ năm 1984, là hồ nhân tạo có lớn nhất khu vực phía nam, hồ Trị An có diện tích mặt hồ 33.400 ha, nằm trên địa bàn 04 huyện Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu thuộc tỉnh Đồng Nai. Nhiệm vụ chính của hồ là cung cấp nguồn nước nhà máy thủy điện Trị An. Bên cạnh đó hồ Trị An cịn có giá trị về mặt khai thác và nuôi trồng thủy sản cũng như giá trị lớn về du lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia, khu hệ cá trên hồ Trị An khá đa dạng với khoảng 109 loài cá, thuộc 28 họ, 09 bộ khác nhau,31 trong đó có nhiều lồi cá có giá trị kinh tế, đặc biệt là các loài thuộc bộ cá Chép. So với nguồn lợi thủy sản hồ Dầu Tiếng, nguồn lợi thủy sản hồ Trị An có sự đa dạng về thành phần loài gấp 2 lần. Do vai trị quan trọng và tính đa dạng hiếm có của nguồn lợi thủy sản nên hồ Trị An và rừng Quốc Gia Cát Tiên nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với UBND Tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên- văn hóa Đồng Nai. Chức năng của Khu bảo tồn là vừa bảo vệ tính đa dạng các loài động thực vật thuộc rừng quốc gia Nam Cát Tiên đồng thời bảo vệ các loài thủy sản trên hồ Trị An nên công tác tổ chức và phối hợp còn gặp nhiều bất cập. Dự kiến trong tương lai, tỉnh Đồng Nai sẽ xây dựng các khu bảo tồn chuyên biệt cho lĩnh vực thủy sản trong đó có khu bảo tồn trên sơng Đồng Nai - hồ Trị An. Chính sách thành lập các khu bảo tồn trên hồ Trị An được xem là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ môi trường sống và tính đa dạng các lồi thủy sản trên hồ Trị An
Đặc thù Tỉnh Đồng Nai là Tỉnh khơng giáp biển, nguồn lợi thủy sản mang tính nội đồng, được khai thác từ các sông, hồ, kênh rạch. Sản lượng thủy sản khai thác trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2005-2010 là 3.077,6 tấn, giá trị kinh tế đạt khoảng 75,9 tỷ đồng năm 2010.32 Trong đó, sản lượng thủy sản nước ngọt chiếm đến 89%. Phần lớn sản lượng các loài thủy sản nước ngọt được khai thác tại hồ Trị An. Do đó, nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho dân cư trong tỉnh.
Mùa vụ khai thác trên hồ Trị An diễn ra quanh năm. Đặc biệt khoảng thời gian cuối mùa khô đầu mùa mưa là thời gian cá về nhiều và mực nước trong hồ còn thấp nên ngư dân khai thác được nhiều thủy sản nhất. Tuy nhiên đây cũng là thời gian sinh sản của nhiều loài cá trong hồ nên bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tương lai là rất cần thiết.
Hình 3.3: Sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005-2010
(Đơn vị tính: tấn/năm) ( Nguồn: Tổng cục thống kê) 32 Sở NN&PTNT Đồng Nai (2012) 3.122 3.243 3.111 2.661 2.847 3.482 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Mặc dù người dân khai thác thủy sản trên hồ Trị An hàng năm phải nộp phí quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi cho Trung tâm Thủy sản Đồng Nai. Nhưng cơ chế quản lý khai thác thủy sản trên hồ Trị An vẫn là “tự do tiếp cận”, không cá nhân chính thức thực sự sở hữu nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An. Bất cứ cá nhân có mong muốn và tuân thủ các quy định pháp luật đều có thể tham gia hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An.
Theo Quyết định 15/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai, nguồn lợi thủy sản tại hồ thủy điện Trị An được quản lý trực tiếp bởi 02 đơn vị
+ Chi cục thủy sản quản lý việc đăng ký đăng kiểm tàu cá, thanh kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác trái phép trên hồ.
+ Trung tâm thủy sản (nay thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai) quản lý hoạt động khai thác trên hồ Trị An, kiểm tra phát hiện các vi phạm về khai thác trái phép trên hồ và thu phí khai thác- bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An. Đến năm 2010, Hợp tác xã Phước Lộc hợp đồng Trung tâm thủy sản thuê toàn bộ quyền khai thác mặt nước để nuôi trồng và khai thác thủy sản trên hồ Trị An. Do đó, việc thu phí khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ được giao cho hợp tác xã đảm nhiệm.
Hình 3.4: Hệ thống các cơ quan quản lý nguồn lợi thủy sản hồ Trị An
(Nguồn: Tác giả tự vẽ lại theo cơ cấu tổ chức, phối hợp trong quyết định 15/2010/QĐ- UBND) UBND TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ NN&PTNT ĐỒNG NAI
CHI CỤC THỦY SẢN
KHU BẢO TÔN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG
NAI
TRUNG TÂM THỦY SẢN ĐỒNG NAI
HỢP TÁC XÃ PHƯỚC LỘC
Hệ thống tổ chức phân cấp tách biệt 02 cơ quan quản lý: cấp giấy phép và thu phí quản lý hoạt động trên hồ Trị An sẽ khiến hiệu quả quản lý kém hiệu quả hơn. Sự thiếu phối hợp và trao đổi thơng tin về tình hình hoạt động khai thác thủy sản giữa 02 cơ quan sẽ khiến hoạt động thanh kiểm tra trở nên chồng chéo, hiệu quả thấp. Hơn nữa, cơ chế tự do tiếp cận nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An sẽ tạo động lực thu hút ngày càng nhiều ngư dân di cư từ các vùng khác đến sinh sống và khai thác thủy sản trên hồ. Điều này được thể hiện rõ qua tỷ lệ người dân di dư từ Campuchia chiếm hơn 40% số lượng người dân hoạt động khai thác trên hồ. Tình trạng này gây áp lực lớn lên nguồn lợi thủy sản trên hồ; khiến cơ quan ngày càng khó khăn hơn trong cơng tác quản lý, kiểm soát.