CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH
4.2 Tiêu chí về môi trường
Sơng Đồng Nai được đánh giá là sơng có tiềm năng thủy điện lớn ngoài hồ thủy điện Trị An đã xây dựng, thì sơng Đồng Nai tiếp tục dự kiến sẽ xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, 6A. Việc xây dựng các cơng trình thủy điện sẽ ảnh hưởng đến đường di chuyển các loài cá đặc biệt là các loài cá phải di cư để sinh sản. Chẳng hạn, kết quả tác động lên hệ sinh thái của việc xây dựng đập thủy điện Trị An đã làm biến mất 32 lồi cá bản địa trên sơng Đồng Nai.34 Điều này không những ảnh hưởng làm sụt giảm sản lượng mà còn gây ra những tác động về lâu dài như một số lồi cá sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng do khơng thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, dẫn đến thay đổi cấu trúc quần thể các lồi trên sơng thay đổi khó lường.
Nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An cịn bị đe dọa bởi tình trạng ni eo ngách vẫn diễn ra khá phổ biến. Các eo ngách thường là khu vực sinh sản của rất nhiều lồi cá. Việc đăng chắn ni eo ngách sẽ ngăn cản sự di chuyển của cá từ khu vực sinh sản trở lại dịng sơng. Hoạt động ni eo ngách trên hồ đã bị nghiêm cấm theo văn bản 499/BTNMT-TNN ngày 08/02/2006 và công văn số 1050/VPCP-V.II, ngày 28/02/2006 của Văn phịng Chính phủ; cơng văn 3906/CV-UBT, ngày 13/07/2004 của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, hiện nay trên hồ Trị An vẫn tồn tại khoảng 27 eo ngách quanh hồ, trong đó khoảng 17 eo ngách được tận dụng để đăng chắn nuôi trồng thủy sản.35 Đặc biệt tại các
33 Xem chi tiết tại phụ lục 5.
34 Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Văn Trọng (2003).
khu vực eo ngách tập trung nhiều cá như Phú Cường, La Ngà. Tình trạng nuôi eo ngách phát triển quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An
Ô nhiễm nguồn nước là một trong những mối đe dọa đến sự sống của các loài thủy sản trên hồ Trị An. Việc quan trắc, giám sát chất lượng nước trên hồ Trị An được đảm trách bởi cùng lúc 02 đơn vị chuyên môn Trung tâm quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai và Chi cục Thủy sản Đồng Nai phụ theo dõi chất lượng môi trường và cảnh báo dịch bệnh. Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên môi trường Đồng Nai, chất lượng nước trên hồ Trị An vẫn ở mức tốt, ít bị ơ nhiễm hơn so với các khu vực khác, có thể dùng cho việc cấp nước sinh hoạt. Tần xuất phát hiện ô nhiễm qua các năm 2008-2009-2010 lần lượt là 17%-4%-7%.36 Tuy nhiên, kết quả khảo sát của tác giả về nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản cho thấy một dấu hiệu đáng lo ngại về tình trạng ơ nhiêm nguồn nước trên hồ Trị An, 56,86% ngư dân tập trung tại khu vực xã La Ngà và Phú Cường huyện Định Quán cho rằng ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi thủy sản trên hồ trị An. Điều này được giải thích ở một số điểm cục bộ như tại khu vực xã La Ngà, Phú Cường- Huyện Định Quán tình trạng ô nhiễm vẫn xảy ra, xuất phát từ hoạt động công nghiệp và hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi cá lồng bè.
Như vậy, nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An đang phải đối diện với những nguy cơ tiềm ẩn làm thay đổi môi trường sống và cấu trúc loài trong quần thể.