Tiêu chí về công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tình huống tại hồ trị an đồng nai (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH

4.3 Tiêu chí về công nghệ

Trình độ cơng nghệ khai thác được đánh giá qua công suất tàu, thuyền và các loại ngư cụ sử dụng trong hoạt động khai thác. Đặc điểm nghề khai thác thủy sản trên hồ Trị An là nghề khai thác quy mơ nhỏ, mang tính thủ cơng. Chi phí người dân đầu tư không cao, trang bị tàu, ghe nhỏ để thực hiện khai thác trong ngày. Số lượng tàu lớn trên 20CV hoặc có chiều dài đường nước thiết kế trên 15m, tải trọng 0,5 tấn thuộc diện phải đăng ký tại Chi cục Thủy sản Đồng tại thời điểm 2012 là 375 phương tiện trên tổng số 1954 phương tiện, chiếm tỷ lệ 19,2% tổng phương tiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản.37 Tình trạng

36 Sở NN&PTNT (2012)

37 Sở NN&PTNT Đồng Nai (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020

phần lớn tàu, thuyền nhỏ không phải đăng ký theo quy định của pháp luật (chiếm 81,8%) khiến việc theo dõi, quản lý tình hình khai thác trở nên khó khăn hơn.

Hình 4.2: Tỷ lệ tàu, thuyền khai thác thủy sản trên hồ Trị An chia theo công suất năm

2012

(Nguồn: Tác giả tự vẽ dựa số liệu sở NN&PTNT Đồng Nai) Các ngư cụ trên hồ Trị An được chia làm 13 nhóm ngành nghề, trong đó nhiều nhất là các ngư cụ lưới, te, câu.38 Người dân trên hồ Trị An rất linh động trong việc thay đổi các ngư cụ theo mùa vụ để có thể khai thác được quanh năm. Ngư cụ sử dụng trên hồ Trị An tuy đa dạng về chủng loại, nhưng mang tính thủ cơng phù hợp với đánh bắt quy mơ nhỏ, hộ gia đình. Bên cạnh các loại ngư cụ truyền thống, tình trạng ngư dân sử dụng các lồi ngư cụ mang tính tàn phá, hủy diệt nguồn lợi thủy sản như te điện, cào điện…vẫn xảy ra khá phổ biến trên hồ Trị An. Khảo sát người dân sinh sống bằng nghề khai thác thủy sản cho thấy 66% người dân cho rằng khai thác bằng các ngư cụ có sử dụng xung điện là ngun nhân chính gây ra sự sụt giảm nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An. Đây vẫn là vấn đề đang tồn tại, chưa giải quyết được đối với các cơ quan quản lý nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An. Từ những năm 2000, Tỉnh đã có rất nhiều nỗ lực hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp, xây dựng khu tái định cư cho ngư dân trên hồ Trị An nhằm làm giảm số lượng phương

38 Sở NN&PTNT Đồng Nai (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

19% 81%

tiện, ngư cụ và cường lực khai thác thủy sản trên hồ nhưng do tập quán sinh sống của ngư dân và việc được tiếp dễ dàng đối với nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An do cơ chế tự do tiếp cận. Nên các nỗ lực đều thất bại, kết quả cho thấy sản lượng khai thác hằng năm vẫn không giảm, số lượng phương tiện và ngư cụ có dấu hiệu gia tăng. Cơng tác quản lý các phương tiện, ngư cụ càng trở nên khó khăn và phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tình huống tại hồ trị an đồng nai (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)