2.2 Đánh giá hiệu quả Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội sau
2.2.3 Phân tích hiệu quả trước và sau hợp nhất (mơ hình 2)
Các ước lượng hiệu quả tổng thể được trình bày bằng sự phân tích hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ bằng mơ hình 2 được biểu diễn qua Bảng
2.3. Ta thấy, trong suốt thời kỳ trước hợp nhất, các ngân hàng có điểm hiệu quả tổng thể kỳ vọng là 97,11% cao hơn 85,64% trong mơ hình 1. Sự phân tích các ước lượng hiệu quả tổng thể cho thấy rằng trong suốt thời đoạn sau hợp nhất, tính khơng hiệu quả của các ngân hàng được qui cho phần lớn là do hiệu quả trên quy mô (5,3%) hơn là hiệu quả kỹ thuật thuần (3,69%). Mặc dù vậy, hiệu quả tổng thể trung bình của SHB trước hợp nhất là khá cao (98,38%), điều đó hàm ý rằng trước hợp nhất SHB đã hoạt động tương đối tốt với hao phí đầu vào trung bình (chi phí lãi x1 và chi phí ngồi lãi x2) là 1,62%, nó cũng có nghĩa là SHB chỉ có thể giảm 1,62% đầu vào để cho ra cùng một số lượng đầu ra (thu nhập từ lãi – y1 và thu nhập ngoài lãi y2). Kết quả từ Bảng 2.3 cũng cho thấy rằng sau hợp nhất hiệu quả tổng thể của SHB đã được cải thiện hoàn toàn (100%). Đây là điểm rất tích cực từ mơ hình 2 chứng minh hiệu quả từ sáp nhập, nó cho thấy SHB là ngân hàng đang hoạt động tại CRS sau hợp nhất. Cả 2 mơ hình 1 và mơ hình 2 đều cho thấy hợp nhất đã cải thiện hoàn toàn hiệu quả kỹ thuật thuần của ngân hàng SHB hàm ý rằng các đầu vào đã được cải thiện đáng kể.
Bảng 2.3: Tóm tắt các mức độ hiệu quả trung bình của các ngân hàng (mơ hình 2)
Ngân hàng Pre-Merger Post-Merger
OE PTE SE OE PTE SE
HBB 96.36 99.75 96.60
SHB 98.38 99.83 98.53 100.00 100.00 100.00
NVB 96.60 97.13 99.43 82.79 92.61 89.39
Mean 97.11 98.90 98.19 91.39 96.31 94.70
Nguồn: tác giả tính tốn và thống kê Trong khi đó ở thời kỳ sau hợp nhất, nhóm kiểm sốt NVB là ngân hàng không hiệu quả mà ngun nhân chính được qui cho là tính khơng hiệu quả của quy mơ. Cả hai mơ hình đều cho thấy hiệu quả của NVB suy giảm mạnh.
Để thấy được liệu là có thực sự các ngân hàng hiệu quả hơn thâu tóm các ngân hàng kém hiệu quả hay khơng, sự khác biệt của hiệu quả tổng thể giữa ngân hàng thâu
tóm và ngân hàng bị thâu tóm được đưa ra so sánh. Theo lý thuyết, các ngân hàng hiệu quả nên thâu tóm các ngân hàng kém hiệu quả hơn (Berger và cộng sự, 1993; Rhoades, 1993). Các ngân hàng hiệu quả được giả định là có một cơ cấu tổ chức tốt cũng như năng lực quản lý tốt. Từ ý tưởng đó, có lý do để cải thiện hiện trạng của những ngân hàng kém hiệu quả, sự tiếp quản bởi một ngân hàng hiệu quả hơn sẽ cho một chất lượng quản lý tốt hơn. Từ đó sẽ cho một ngân hàng hợp nhất có sự phát triển tốt và hiệu quả hơn. Sự khác biệt hiệu quả được đo lường như là hiệu quả tổng thể của ngân hàng thâu tóm, trừ đi hiệu quả tổng thể trung bình của ngân hàng bị thâu tóm ở giai đoạn quan sát cuối cùng trước hợp nhất.
Từ Bảng 2.2 cho thấy rằng trong giai đoạn trước hợp nhất, mức độ hiệu quả của HBB là 95,42% cao hơn mức độ hiệu quả của SHB là 81,38%. Trái lại, từ mơ hình 2 mức độ hiệu quả của SHB trước hợp nhất là 98,38% cao hơn mức độ hiệu quả của ngân hàng bị sáp nhập HBB (96,36%). Vì vậy, giả thuyết ngân hàng bị thâu tóm kém hiệu quả hơn ngân hàng thâu tóm chưa được xác nhận.
Mặt khác, trong mơ hình 1 hiệu quả tổng thể của SHB sau hợp nhất giảm mạnh xuống 63,44% từ 81,38% trong khi từ mơ hình 2 hiệu quả tổng thể của SHB được cải thiện hoàn toàn sau sáp nhập. Vì vậy, kết quả từ 2 mơ hình chưa thể chứng minh là sáp nhập đã mang lại hiệu quả tổng thể cho một ngân hàng nhưng chúng ta lưu ý là cả 2 mơ hình đều cho thấy hiệu quả kỹ thuật thuần PTE sau hợp nhất được cải thiện hoàn toàn, hàm ý rằng sau sáp nhập SHB đã sử dụng tối ưu các đầu vào của mình để „sản xuất‟ ra các đầu ra.