Ước lượng các hiệu quả trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả ngân hàng TMCP việt nam sau ma (Trang 44 - 47)

Kết quả trên chỉ ra rằng có sự thay đổi khơng nhiều giữa nhóm ngân hàng M&A và nhóm ngân hàng khơng M&A, cái mà tính khơng hiệu quả của chi phí là rất nghiêm trọng mà tính khơng hiệu quả của kỹ thuật cơng nghệ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng chi phí. Để nhấn mạnh những tác động của hoạt động M&A, những ước

lượng hiệu quả trung bình của nhóm ngân hàng hợp nhất được đem ra so sánh với nhóm ngân hàng khơng hợp nhất. Căn cứ vào các điểm hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ SE và các điểm hiệu quả chi phí CE ở Bảng 1.14 cho thấy những ngân hàng hợp nhất khơng hiệu quả trong tiết kiệm chi phí so với nhóm ngân hàng khơng hợp nhất, trong khi nhóm ngân hàng hợp nhất có năng suất trung bình cao hơn bởi sự điều chỉnh quy mô hiệu quả hơn so với nhóm ngân hàng khơng hợp nhất. Kết quả tìm được phù hợp với kết quả nghiên cứu của Berger và Humphrey (1992), Srinivasan (1992), Rhoades (1998), và Hughes và cơng sự (2001).

Sự phân tích hiệu quả CE thông qua PTE và AE, nhóm ngân hàng hợp nhất khơng có lợi thế về hiệu quả kỹ thuật vì chúng sử dụng nhiều đầu vào hơn để sản suất cùng một mức sản lượng đầu ra so với nhóm ngân hàng khơng hợp nhất. Điều này có thể do sự trùng lặp khơng thể hồ hợp của các bộ phận và nguồn lực làm cho bộ máy bị chồng chéo sau sáp nhập, kết quả là làm giảm hiệu quả chi phí. Tuy nhiên, hoạt động M&A có thể cải thiện hiệu quả phân bổ AE, đó là nhóm ngân hàng hợp nhất có khả năng cao hơn trong việc sử dụng các nguồn lực hỗn hợp theo một tỷ lệ tối ưu để cho ra mức giá trị tương ứng, điều này hỗ trợ cho việc tăng hiệu quả chi phí CE.

Vậy câu hỏi liệu có những cải thiện hiệu quả hơn trong hoạt động M&A ở Ngành công nghiệp Ngân hàng Đài Loan hay không? Dựa vào kết quả bên trên, câu trả lời là những lợi ích của hoạt động M&A ngân hàng có thể đạt được trong hiệu quả kinh tế theo quy mô SE và hiệu quả phân bổ AE, trong khi đó khơng có lợi ích của hiệu quả chi phí CE, điều này được qui cho là tính khơng hiệu quả kỹ thuật trong việc mở rộng, điều này mâu thuẫn với nghiên cứu của Berger và Humphrey (1992). Dù có M&A hay khơng, việc tiết kiệm trong sử dụng đầu vào là mục đích cải tiến cơ bản để tăng hiệu quả chi phí cho các ngân hàng thương mại ở Đài Loan.1

Để phân tích tính khơng ổn định của các hiệu quả này theo thời gian, các điểm hiệu quả được trình bày theo chuỗi thời gian và các kết quả này được biểu thị trong

Hình 1.1 bên dưới. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 đến năm 1998, điểm hiệu quả của 4 loại được cải thiện đáng kể về cơ bản của nhóm ngân hàng hợp nhất và nhóm ngân hàng khơng hợp nhất, đặc biệt CE và PTE của nhóm ngân hàng khơng hợp nhất có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Trong suốt cuộc suy thối tồn cầu năm 2000, 4 loại điểm hiệu quả này cải thiện chậm chạp hơn đối với nhóm ngân hàng hợp nhất, trong khi CE và PTE của nhóm ngân hàng khơng hợp nhất suy giảm đáng kể. Sau đó qua các chính sách tái cấu trúc tài chính từ năm 2002 – 2004, những yếu tố cơ bản đã được cải thiện về chất lượng tài sản ngân hàng và cân đối nguồn vốn tốt hơn, sự khác biệt trong hiệu quả giữa nhóm ngân hàng hợp nhất và nhóm ngân hàng khơng hợp nhất bị thu hẹp. Thậm chí, CE và PTE của nhóm ngân hàng hợp nhất vượt trội hơn nhóm ngân hàng khơng hợp nhất vào năm 2006. Điều này do việc đẩy mạnh tái cấu trúc tài chính để hoạt động tài chính lành mạnh hơn và hiệu chỉnh hoạt động của nhóm ngân hàng hợp nhất, kết quả là cải thiện được những hiệu quả.

Hình 1.1: Những hiệu quả của nhóm ngân hàng hợp nhất và nhóm ngân hàng khơng hợp nhất từ năm 1997 – 2006

Cuối cùng, để biểu thị xem có đơn vị tạo quyết định DMU biểu thị có tác dụng làm tăng lợi nhuận nhờ quy mô IRS hay biểu thị làm giảm lợi nhuận do quy mơ DRS, điều này có thể thực hiện được bằng cách chạy chương trình DEA mở rộng với việc áp đặt rằng lợi nhuận không tăng theo quy mô NIRS. Nếu số lượng quan sát ở khu vực của IRS lớn hơn những khu vực khác của DRS và CRS, điều đó hàm ý rằng những ngân hàng này tỏ ra có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, nếu kết quả ngược lại thì lợi nhuận khơng đổi hoặc giảm do quy mơ.

Những kết quả này được trình bày ở Bảng 1.15. Có 244 quan sát ở khu vực IRS chiếm 57% trong tổng số quan sát, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm ngân hàng hợp nhất và nhóm ngân hàng khơng hợp nhất lần lượt là 58% và 56%. Đa số các ngân hàng hoạt động ở IRS, điều đó hàm ý rằng quy mơ hiện tại của các ngân hàng mẫu nhỏ hơn quy mô hiệu quả và đề suất là việc mở rộng quy mô hoạt động là cần thiết để giảm các chi phí dài hạn trung bình nhằm đạt được tính hiệu quả kinh tế nhờ quy mô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả ngân hàng TMCP việt nam sau ma (Trang 44 - 47)