Định nghĩa đầu vào, đầu ra và sự lựa chọn biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả ngân hàng TMCP việt nam sau ma (Trang 57 - 60)

1.3 Phương pháp nghiên cứu và định nghĩa các biến

1.3.2 Định nghĩa đầu vào, đầu ra và sự lựa chọn biến

Định nghĩa và đo lường các biến đầu vào và đầu ra trong hàm ngân hàng vẫn là một vấn đề phức tạp giữa các nhà nghiên cứu. Để xác định cái gì cấu thành nên các đầu vào và các đầu ra của ngân hàng, cái quyết định đầu tiên là dựa vào bản chất hoạt động của các ngân hàng. Theo tài liệu lý thuyết về ngân hàng, có hai phương pháp chính để so sách với nhau là: phương pháp sản xuất và phương pháp trung gian (Sealey và

Lindley, 1977). Các nghiên cứu tiền đề thực hiện phương pháp sản xuất là Sherman và Gold (1985), Ferrier và Lovell (1990), và Fried và cộng sự (1993) trong khi các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng trước đây đã áp dụng phương pháp trung gian như Charnes và cộng sự (1990), Bhattachariya và cộng sự (1997), và Sathye (2001).

Trong mục đích của nghiên cứu này, biến thể của phương pháp trung gian hay phương pháp tài sản ban đầu được phát triển bởi Sealey và Lindley (1977) sẽ được áp dụng để định nghĩa đầu vào và đầu ra. Theo Berger và Humphrey (1997), phương pháp sản xuất có lẽ phù hợp hơn cho các nghiên cứu về hiệu quả của một ngành (chi nhánh). Hơn nữa, Sathye (2001) cũng lưu ý rằng phương pháp này liên quan đến các tổ chức tài

(1.8)

chính hơn, như là gồm các chi phí lãi, nó thường chiếm ½ đến 2/3 tổng phí và phụ thuộc vào vòng quay tỉ suất lợi nhuận.

Mục tiêu trong việc lựa chọn các biến trong nghiên cứu này là để cung cấp một mơ hình giản lược và để tránh việc sử dụng các biến không cần thiết điều mà có thể làm giảm bậc tự do. Tất cả các biến được đo lường với đơn vị là triệu đồng. Thống kê mô tả được cung cấp cho các biến sử dụng để phân tích. Dựa vào độ nhạy của hiệu quả để ước lượng cho đặc trưng của các đầu vào và đầu ra, có 2 mơ hình được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này. Trong mơ hình 1, theo phương pháp bởi Avkiran (1999), gồm Tổng các khoản tiền gửi – huy động (total deposits – x1) được xem là 1

vector đầu vào để sản xuất ra Tổng các khoản cho vay (total loans – y1) và Thu nhập ngoài lãi (non-interest income – y2).

Bảng 1.16: Thống kê mô tả các biến của HBB sử dụng trong mơ hình 1

Mơ hình 1 Mean Standard Deviation Minimum Maximum Tổng huy động (x1) 23,209,841.00 9,880,537.24 9,536,074.00 39,015,134.00

Tổng dƣ nợ (y1) 20,857,104.33 6,719,425.61 9,718,225.00 30,443,364.00

Thu nhập ngoài lãi (y2) 46,421.34 30,707.43 11,632.14 95,870.00

Bảng 1.17: Thống kê mô tả các biến của SHB sử dụng trong mơ hình 1

Mơ hình 1 Mean Standard Deviation Minimum Maximum Tổng huy động (x1) 30,263,374.10 30,236,821.35 770,001.02 86,366,414.87

Tổng dƣ nợ (y1) 26,817,120.64 26,318,904.20 1,175,949.76 74,813,867.45

Thu nhập ngoài lãi (y2) 55,352.60 38,970.58 826.32 126,740.29

Để nhận ra rằng các ngân hàng những năm gần đây đã gia tăng thu nhập hoạt động từ hoạt động kinh doanh ngoại bảng và thu nhập từ phí, theo Sturm và Williams (2004), Drake và Hall (2003), và Isik và Hassan (2003), thu nhập ngoài lãi y2 sẽ được

kết hợp như là đại diện của các hoạt động phi truyền thống là đầu ra trong mơ hình 2. Thu nhập ngoài lãi được định nghĩa như là thu từ phí, thu nhập từ đầu tư và những khoản thu nhập khác bao gồm hoa hồng, phí dịch vụ, phí bảo đảm, lợi nhuận rịng từ

bán chứng khoán đầu tư và lợi nhuận từ hoạt động ngoại hối. Do đó, trong mơ hình 2, được giả định rằng thu nhập lãi y1 và thu nhập ngoài lãi y2 được „sản xuất‟ từ chi phí

lãi x1 và chi phí ngồi lãi x2.

Bảng 1.18: Thống kê mô tả các biến của HBB sử dụng trong mơ hình 2

Mơ hình 2 Mean Standard Deviation Minimum Maximum Chi phí lãi (x1) 576,726.50 397,373.13 154,737.44 1,300,571.00

Chi phí ngồi lãi (x2) 4,598.19 3,277.98 831.74 10,400.00

Thu nhập lãi (y1) 744,236.60 440,867.12 212,412.46 1,512,703.00

Thu nhập ngoài lãi (y2) 46,421.34 30,707.43 11,632.14 95,870.00

Bảng 1.19: Thống kê mô tả các biến của SHB sử dụng trong mơ hình 2

Mơ hình 2 Mean Standard Deviation Minimum Maximum Chi phí lãi (x1) 1,526,108.13 2,813,569.08 6,037.32 7,802,353.85

Chi phí ngồi lãi (x2) 16,627.89 30,687.69 35.43 84,935.43

Thu nhập lãi (y1) 1,728,975.14 2,933,817.85 12,787.69 8,187,244.97

Thu nhập ngoài lãi (y2) 55,352.60 38,970.58 826.32 126,740.29

Các biến trên được lấy từ báo cáo quý III định kỳ được công bố của mỗi ngân hàng riêng lẻ trong giai đoạn 2006 – 2012 được sử dụng.

Tác giả sử dụng năm biến kết hợp với các điểm hiệu quả trong mơ hình DEA để giải thích hiệu quả của ngân hàng SHB sau hợp nhất thơng qua phân tích hồi qui Tobit là: 1) Quy mô ngân hàng được đo lường bởi logarit Nê pe của tổng tài sản; 2) Lợi nhuận của ngân hàng được đo lường bởi thu nhập ròng chia cho tổng tài sản (ROA); 3) Vốn hóa được đo lường bởi giá trị của vốn cổ phần và vốn bổ sung chia cho tổng tài

sản; 4) Chất lượng tài sản được đo lường bởi khoản dự phòng nợ xấu chia cho tổng các khoản cho vay; 5) Chi phí hoạt động được đo lường bởi chi phí nhân sự trên tổng số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả ngân hàng TMCP việt nam sau ma (Trang 57 - 60)